Chào mừng đến với Blogger !!!

30 tháng 5, 2012

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CNTB Ở MN VIỆT NAM


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU       .............................................................................................................................. 1
1.                        Lí do chọn đề tài..................................................................................................    1
2.                        Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................ 2
3.                        Mục tiêu nhiệm vụ............................................................................................. 5
4.                        Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 5
5.                        Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu...................................................... 5
6.                        Những đóng góp của đề tài............................................................................... 6
7.                        Bố cục của đề tài..................................................................................................    6
NỘI DUNG   .............................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ, ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1970..................................... 7
1.1 Bối cảnh lịch sử và điệu kiện ra đời chính quyền Việt Nam  Cộng Hòa..................... 7
1.1.1.Tình hình chính trị......................................................................................... 7
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.......................................................................... 10
1.2. Chính sách phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam giai
 đoạn 1954 – 1970................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1970........ 14
2.1. Tình hình phát triển kinh tế công nghiệp từ 1954 – 1960......................................... 14
2.1.1. kinh tế công nghiệp chế biến hàng hóa................................................... 14
2.1.2. kinh tế công nghiệp sản xuất cơ khí........................................................ 16
2.1.3. kinh tế công nghiệp chế biến khoáng chất.............................................. 18
2.1.4. kinh tế công nghiệp điện lực..................................................................... 18


.............. 2.1.5. kinh tế công nghiệp xây dựng...................................................................... 19
            .. 2.1.6 Kinh tế công nghiệp hóa chất....................................................................... 19
2.2. Tình hình công nghiệp từ 1960 – 1970......................................................................... 19
            .. 2.2.1. Kinh tế công nghiệp chế biến hàng hóa..................................................... 20
            .. 2.2.2. Kinh tế công nghiệp sản xuất cơ khí........................................................... 22
            .. 2.2.3. Kinh tế công nghiệp chế biến khoáng chất................................................ 23
            .. 2.2.4. Kinh tế điện lực.............................................................................................. 23
            .. 2.2.5. Kinh tế công nghiệp xây dựng..................................................................... 23
            .. 2.2.6. Kinh tế công nghiệp hóa chất...................................................................... 24
2.3. Một số nhận định về tình hình phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam.    24
            .. 2.3.1. Tác động  tích cực của kinh tế công nghiệp đối với kinh tế miền Nam giai đoạn năm 1954 - 1970................................ 24
            .. 2.3.2. Những tồn tại và thiếu sót của kinh tế công nghiệp miền Nam.............. 26
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 29
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 31                           .........................................................................................................................................               
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......... ........................................................................................... 38

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài   
Sau hiệp định Giơnevơ, Mỹ đã thiết lập trên một phần hai lãnh thổ Việt Nam một chính quyền thân Mỹ đó là Việt Nam Cộng Hoà được dựng lên hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Để thực hiện mưu đồ đó Mỹ tiến hành viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa ở nhiều lĩnh vực như: quân sự, chính trị, kinh tế nhằm nuôi sống bộ máy tay sai phục vụ cuộc chiến tranh chống phá cách mạng chia rẽ nước ta của chúng. Trong đó Mỹ quan tâm đến việc phát triển kinh tế chúng xem kinh tế là một mắc xích quan trọng hàng đầu trong chiến tranh điều này thể hiện rất rõ qua việc Mỹ đã xây dựng một nền kinh tế mang tính chất chiến tranh tương đối mạnh trong số này Mỹ và chính quyền Sài Gòn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế công nghiệp vì kinh tế công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chi phối cho cuộc chiến tranh chống phá cách mạng. Chính vì lẽ đó mà Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng và phát triển kinh tế công nghiệp ở Miền Nam thực sự mạnh, thông qua việc đầu tư xây dựng các nhà máy xí nghiệp ngày càng nhiều ở miền Nam.
Để xây dựng nền kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam phát triển mạnh trở thành đối trọng so với miền Bắc, thì Mỹ tiến hành đầu tư ngày càng nhiều cho sự phát triển đó. Điều này chúng ta có thể thấy được sự phát triển kinh tế công nghiệp  miền Nam Việt Nam trãi qua hai giai đoạn từ năm 1954-1960 và từ năm 1960-1970, giai đoạn năm 1954-1960 được xem là giai đoạn bước đầu của công nghiệp dưới thời Việt Nam Cộng Hoà nền công nghiệp này tiếp nối nền công nghiệp lạc hậu mà Pháp để lại, ở giai đoạn này có nhiều nhà máy xí nghiệp mọc lên và phát triển. Ở giai đoạn thứ hai từ 1960-1970 đây là giai đoạn mà kinh tế công nghiệp có bước phát triển hơn so với giai đoạn thứ nhất tuy nhiên không vì thế mà công nghiệp lại phát triển một cách toàn diện mà có thời gian bị chững lại do Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà tiến hành các cuộc chiến tranh phá hoại như: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ… điều đó đã tác động không nhỏ đến kinh tế công nghiệp hay nói đúng hơn là sự chi phối và cung cấp cho chiến tranh là rất nhiều, và những tổn thất nặng nề từ sự thất bại của Mỹ và tay sai là vô cùng lớn.
Tuy nhiên Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà tìm mọi biện pháp để xây dựng và phát triển nền kinh tế công nghiệp miền Nam phục vụ cho nhu cầu và âm mưu của chúng, để biết rõ Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế công nghiệp như thế nào, phát triển ra sao và kết quả cuối cùng là gì? Thì để tìm hiểu vấn đề này nhóm đã chọn đề tài: “ tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam giai đoạn năm 1954-1970”.
Việc tìm hiểu vấn đề này có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn.
Thứ nhất nói về giá trị khoa học thì đề tài này sẽ chứng minh cho chúng ta biết được tình hình phát triển của nền kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam ở giai đoạn từ năm 1954-1970 là có thật, và sự lệ thuộc của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đối với Mỹ, có ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn và Mỹ sau này.
Thứ hai về giá trị thực tiễn nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tình hình phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam giai đoạn này nhằm phục vụ chiến tranh phi nghĩa của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài sẽ là nguồn tài liệu có giá trị để phục vụ cho học tập và công tác giảng dạy về sau của nhóm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và tìm hiểu khá nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề mà nhiều tác giả chưa đi sâu làm rõ. Chính vì thế mà có nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài này như sau:
Trong cuốn “ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) NXB TP HCM 1996 của phó tiến sĩ Võ Văn Sen trong tác phẩm tác giả đã đề cập tới những nét căn bản và mức độ phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam từ năm 1954-1975 trên khắp các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, tài chính…, những nhân tố viện trợ của Mỹ và chiến tranh của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đã được phó tiến sĩ hết sức chú ý phân tích như những tác nhân quan trọng bậc nhất tới quá trình phát triển chủ nghĩa tư ở miền Nam trong giai đoạn này. Một điều mà ở công trình này tác giả chưa thật sự làm cho đọc giả hài long, vì chủ đề này quá lớn nên tác giả chỉ tập trung khảo sát sự hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hoá trong kinh tế công nghiệp miền Nam năm (1954-1975), làm rõ những đặc điểm cụ thể và các vấn đề có tính qui luật của quá trình, tuy giới hạn đối tượng nghiên cứu nhưng tác phẩm cũng không đi sâu vào các quá trình, các hình thức cụ thể của đối tượng mà chỉ dừng lại ở những đặc điểm chủ yếu nhất định, những quá trình cơ bản nhất. Chính vì điều đó mà thông qua tác phẩm đã giúp nhóm tìm hiểu nghiên cứu đối chiếu nhiều tác phẩm, để từ đó bổ sung cho việc nghiên cứu tìm hiều về vấn đề này .
Trong cuốn “ Kinh tế Việt Nam Cộng Hoà” của nhà xuất bản cấp tiến 1972 do tác giả Nguyễn Văn Ngôn nghiên cứu, trong tác phẩm này tác giả đã tìm hiểu một cách tổng quát nền kinh tế Việt Nam Cộng Hoà phần nào cho chúng ta thấy sự lạc hậu của nền nông nghiệp miền Nam, sự ấu trĩ của kỹ nghệ và sự phát triển giả tạo của khu vực cung cấp tiện ích, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hoà trên phương diện vận chuyên, cũng như đề cập đến một vài năng lực của chính quyền trên phương diện đó và trong tác phẩm chúng ta đã được tham khảo rất nhiều bảng thống kê để hiểu rõ hơn tình hình kinh tế Việt Nam Cộng Hoà ở giai đoạn này. Nhưng một điều mà tác giả chưa cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của kinh nền kinh tế công nghiệp, cũng như những ảnh hưởng cụ thể của ngành kinh tế này đối với sự phát triển của Việt Nam Cộng Hoà như thế nào. Từ những đặc điểm trên mà nhóm thu thập được những tài liệu trong tác phẩm này để nghiên cứu và tìm hiểu đề tài mà nhóm đã chọn.
“21 năm viện trợ của Mỹ ở Việt Namcủa Đặng Phong được viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả Hà Nội xuất bản năm 1991. Tác phẩm này tác giả đã miêu tả sơ lược về ý đồ cũng như quá trình xâm lược của Mỹ ở miền Nam, tác giả đã đưa một vài sơ lược về sự viện trợ cũng như các hình thức viện trợ, đã làm cho Việt Nam Cộng Hoà đủ mạnh để tiến hành chống phá cách mạng, nhưng cũng chính từ sự viện trợ này đã làm cho xã hội cũng như nền kinh tế miền Nam lâm vào khủng hoản khi không còn nhận được sự viện trợ. Một mặt tác phẩm chưa cho chúng ta thấy rõ sự ảnh hưởng của sự viện trợ vào lĩnh vực kinh tế mà trong đó có kinh tế công nghiệp. Tác phẩm chưa cho ta thấy được kinh tế công nghiệp phát triển như thế nào vì những lí do đó mà được nhóm chọn để nghiên cứu.
“Đại cương lịch sử Việt Nam tập III (1945-2006)” do Lê Mậu Mãn (chủ biên), Trần Bá Đệ và Nguyễn Thư NXB giáo dục Việt Nam 2009, cuốn sách trình bày về lịch sử Việt Nam và sơ lược về sự ra đời của chính quyền Sài Gòn, mà chưa đi sâu nghiên cứu vào tình hình kinh tế cũng như kinh tế công nghiệp miền Nam giai đoạn này.       
Trong cuốn “Kinh tế Việt Nam” của giáo sư thực thụ Hồ Thái Sang xuất bản 1972  tác giả đã nói nhiều về sự phát triển kinh tế Việt Nam và kinh tế Việt Nam Cộng Hoà, mặc dù nói khá nhiều về tình hình kinh tế Viêt Nam Cộng Hoà được sự viện trơ của Mỹ, nhưng tác giả vẫn chưa làm rõ mặt trái của sự viện trợ đó của Mỹ. Chính vì vậy mà nhóm thu thập được tài liệu từ cuốn sách để đi tìm hiểu và làm rõ vấn đề trên.
Trong tác phẩm “ 35năm kinh tế Việt Nam 1945-1980” của tác giả Đào Văn Tập chủ biên do NXB KHXH Hà Nội, tác phẩm trình bày về tình hình kinh tế miền Bắc nước ta và kinh tế Miền Nam thời Mỹ- Nguỵ. Tác phẩm nói về sự phát triển kinh tế miền Bắc tương đối đầy đủ còn kinh tế miền Nam hay kinh tế Việt Nam Cộng Hoà thì tác giả chưa đi sâu nghiên cứu tình hình phát triển đó, mà chỉ khái quát về sư phát triển của nền kinh tế miền Nam trong đó có kinh tế công nghiệp.Từ những tư liệu thu được nhóm sẽ sử dụng để tìm hiểu nghiên cứu đề tài này.
Trên đây là một vài công trình tác phẩm của các tác giả có tên tuổi trong nền sử học nghiên cứu về tình phát triển kinh tế Việt Nam, ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác và các nguồn tư liệu cũng như tài liệu trên những website chính thống có giá trị khoa học phục vụ cho nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài.
3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này hướng tới các mục tiêu:
Là nghiên cứu để làm rõ tình hình phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam từ năm 1954-1970.
Nghiên cứu để rút ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế ở miền Nam, và rút ra bài học cho sự phát triển kinh tế nước ta sau ngày giải phóng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu sự hoạt động phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam từ năm 1954-1970, phát triển như thế nào để Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài mà nhóm chọn để nghiên cứu là tình hình phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam, từ đó sẽ làm rõ sự phát triển kinh tế công nghiệp ở miền Nam giai đoạn lúc bấy giờ. Và đề tài này được nhóm chọn để tiến hành nghiên cứu là từ giai đoạn năm 1954-1970.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
 Khi nghiên cứu nhóm đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh tiến để hành nghiên cứu.
Với những tư liệu cũng như tài liệu mà nhóm thu thập được của nhiều tác giả, trên cơ sở lí luận khoa học với nhiều quan điểm nhận xét tổng hợp của nhiều tác giả khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu đề tài nhóm sử dụng các phhương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp nghiên cứu sư tầm tài liệu và phương pháp phân tích tổng hợp.
Trong quá trình nghiên cứu bằng những cố gắng của nhóm, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định, rất mong sự đóng góp của thầy.
6. Đóng góp đề tài
Khi nói đến kinh tế thì chúng ta hầu như chỉ thấy nhiều tác giả chỉ tập trung nói về kinh tế miền Bắc thời kì Pháp thuộc và thời kì sau năm 1954 đơn giản là vì các tác giả sống và chứng kiến được ở đây, còn khi nói về kinh tế miền Nam thì sao, cũng có một vài tác giả tìm hiểu và nghiên cứu tình hình kinh tế miền Nam dưới sự viện trợ của Mỹ, ở giai đoạn này các tác giả nghiên cứu tình hình phát trển kinh tế miền Nam nói chung và kinh tế công nghiệp miền Nam nói riêng được sự viện trợ và giúp đỡ của Mỹ.Với những tư liệu cũng như tài liệu mà nhóm thu thập được của nhiều tác giả nói về kinh tế miền Nam thì nhóm đã chọn và đi tìm hiều làm rõ tình hình phát triển kinh tế công nghiệp và tìm ra nguyên chính dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ thân Mỹ là Việt Nam Cộng Hoà.
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ có giá trị lịch sử, giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế công nghiệp ở miền Nam Việt Nam giai đoạn năm 1954-1970 và sự sụp đổ của một chính quyền tay sai, qua đó sẽ làm tư liệu cho việc học tập và giảng dạy về sau của nhóm.                                                                                                                     
7. Bố cục đề tài: gồm 2 chương
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIểN KINH TẾ CÔNG NGHIệP MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1970
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1970.

                                                                                                                                                        
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LịCH SỬ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1970
1.1. Bối cảnh lịch sử và điều kiện ra đời chính phủ Việt Nam Cộng Hoà
1.1.1. Tình hình chính trị
Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. 

Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. Nhưng phía Pháp chỉ thực hiện khi có những đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của nhân dân ta.

Ngày 10-10-1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Cùng ngày, quân ta tiến vào tiếp quản. Thủ đô giải phóng rợp cờ, hoa, biểu ngữ, vang dậy tiếng hoan hô của đồng bào mừng đón đoàn quân chiến thắng trở về.
Ngày 1-1-1955, tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô.
Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, và đến ngày 22-5-1955 thì rút khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. 

Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc trước đó đã phá hỏng nhiều máy móc, thiết bị, tài sản để gây khó khăn cho ta. Pháp còn cùng với Mỹ và Ngô Đình Diệm chỉ đạo bọn phản động tiến hành dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam để thực hiện ý đồ phung phá cách mạng về sau.

Trong khi đó, ở miền Nam, thực dân Pháp cũng có những hành động phá hoại Hiệp định mới được ký kết.
Quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam khi còn nhiều điều khoản Hiệp định có liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành, trong đó có điều khoản về việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Bắc-Nam Việt Nam. Pháp trút bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại của Hiệp định cho Mỹ-Diệm, người kế tục chúng ở miền Nam.
Đế quốc Mỹ ra sức thực hiện ý đồ đã vạch ra từ trước nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương. Ngày 25-6-1954 Mỹ đã ép được Pháp đưa Ngô Đình Diệm (người của Mỹ) thay Bửu Lộc (người của Pháp) lên làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam.
Ngày 23-7-1954, ngoại trưởng Mỹ Đa lét (Dulles) tuyên bố: "Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ miền Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương".
Tháng 9-1954, Mỹ lôi kéo được một số đồng minh như Pháp, Anh... và một số nước Đông Nam Á lập ra khối "Liên minh quân sự Đông - Nam Á" (SEATO) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này. 

Đưa được tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, gạt hết quân Pháp và tay sai của chúng ra khỏi miền Nam, Mỹ đã thực hiện được bước đầu ý đồ độc chiếm miền Nam Việt Nam.

Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉ đạo của Mỹ, ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định.
Đến hạn hai năm, tháng 7-1956, Diệm tuyên bố. "Sẽ không có hiệp thương tổng tuyển cử, vì chúng ta không ký Hiệp định Giơnevơ, bất cứ phương diện nào chúng ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó". Bằng một loạt hành động trái với hiệp định, như bầy trò "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại rồi suy tôn Ngô Đình Diệm làm Tổng thống (tháng 10-1955), tổ chức bầu cử riêng rẽ, lập quốc hội lập hiến (tháng 5 -1956), ban hành hiến pháp của cái gọi là "Việt Nam cộng hoà" (tháng 10-1956), Diệm đã trắng trợn từ chối và phá hoại việc thống nhất Việt Nam. 

Cùng với sự giúp đỡ dưới hình thức "viện trợ" quân sự, chính trị, kinh tế, miền Nam Việt Nam được xây dựng thành căn cứ quân sự, thành cơ sở kinh tế thực dân kiểu mới của Mỹ.

Tất cả việc làm trên của Mỹ - Diệm không ngoài mục đích tách hẳn một phần lãnh thổ của Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để lập ra một quốc gia riêng biệt, thậm chí là một phần lãnh thổ của nước Mỹ. Tháng 5-1957, Ngô Đình Diệm tuyên bố tại Washington "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17 " .
Nhiệm vụ cách mạng
Trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, Đảng và Chính phủ đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền, nhằm chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt.
Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trước khi bắt đầu những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc phải trải qua giai đoạn đấu tranh đòi phía Pháp thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, tiếp quản vùng mới giải phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Trong quá trình này, Mỹ đã mở rộng hoạt động ném bom bắn phá, nên miền Bắc phải kết hợp cả với cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, nhằm bảo vệ miền Bắc và phối hợp với cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam. Xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhằm xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và là hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc.
Ở miền Nam, do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mở đầu thời kỳ ta đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. Trong quá trình diễn biến, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân hai nước Lào và Campuchia... 

Hai miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước là đánh Mỹ và bọn tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.

Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước, cách mạng mỗi miền có vị trí và vai trò khác nhau. Miền Bắc là hậu phương nên nó có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước. Miền Nam là tiền tuyến nên nó có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hậu phương và tiền tuyến, cách mạng hai miền Bắc-Nam, do đó, có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Kinh tế Miền Nam Việt Nam, trước khi đế quốc Mĩ trực tiếm xâm nhập vào đây, về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nửa thực dân, nửa phong kiến. Công nghiệp nhỏ bé, chỉ gồm một số ngành chế biến nông sản thực phẩm. Nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh phá hoại một phần và là một nền sản xuất cá thể, nặng về tự túc, tự cấp, với những phương pháp cổ xưa canh tác cổ xưa. Thương nghiệp và dịch vụ bước đầu phát triển ở thành phố và hoạt động chủ yếu trên cơ sở nhưng hàng hóa do thực dân Pháp đem đến tiếp cho lính viễn chinh và bộ máy chính quyền bù nhìn.
Trong nền kinh tế đó, tư bản thực dân vẫn nắm quyền thống trị với những xí nghiệp công, thương nghiệp quan trọng nhất, những đồn điền cây công nghiệp lớn nhất và chúng vẫn là bọn bóc lột lớn nhất. Song giai cấp địa chủ phong kiến, chỗ dựa của chế độ thực dân cũ, đã bị đánh đỗ về cơ bản ở nhiều vùng nông thôn nhờ những cải cách dân chủ mà chính quyền kháng chiến chống Pháp đã thực hiện đối với nông dân lao động.
Sự bóc lộc của tư bản thực dân và của địa chủ phong kiến là cơ sở kinh tế của những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội miền Nam: mâu thuẫn giữa toàn bộ nhân dân lao động và bọn thực dân xâm lược cùng bè lũ tay sai và chính quyền bù nhìn, mâu thuẫn nông dân  và địa chủ phong kiến. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và  giải phóng giai cấp ở miền Nam sắp tiến gần đến thắng lợi quyết định, thì đế quốc Mĩ lợi dụng Hiệp định giơnevơ tháng 7- 1954 tạm thời phân đôi đất nước, đã nhảy vào miền Nam, hất cẳng thực dân Pháp, để biến phần đất này thành một căn cứ quân sự và một thuộc địa kiểu mới, đập tan cách mạng giải phóng dân tộc miền Nam, tiến tới phá hoại miền Bắc đang đi vào xây dưng chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện ý đồ trên, đế quốc Mỹ đã dựng lên một bộ máy tay sai người bản xứ mang chiêu bài “quốc gia độc lập”, làm chỗ dựa và giữ vai trò là lực lượng xung kích đánh phá cách mạng miến Nam, đối phó với miền Bắc. Đế quốc Mỹ còn tạo ra giai cấp mới, giai cấp tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với Mỹ, làm nòng cốt cho chế độ thực dân mới. Do đó Mỹ phải tích cực viện trợ để nuôi sống bọn tay sai, cung cấp vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác để chúng thực hiện chức năng đàn áp cách mạng, xây dưng cơ sở kinh tế cho giai cấp tư sản mại bản.
1.2. Chính sách phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1970
Không có viện trợ Mỹ thì không có chính quyền miền Nam. Tổng viện trợ quân sự trực tiếp ( không kể phí tổn chiến tranh khổng lồ của quân đội Mỹ ) và viện trợ kinh tế cho chính quyền miền Nam là 23,6 tỷ đôla trong đó 16 tỷ đôla viện trợ quân sự trực tiếp và trên 7,6 tỷ đôla viện trợ kinh tế [7, tr.54] .
Dưới con mắt của các nhà chiến lược Mỹ thì Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng, có một vị trí chiến lược đặc biệt trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mục tiêu chiến lược của Mỹ ở miền Nam là tiêu diệt phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, biến miền Nam thành căn cứ quân sự, ngăn cản sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Đông Nam Á. Để thực hiện mục tiêu chiến lược này chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ không chủ trương kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở bản xứ mà chủ trương phát triển những quan hệ tư bản chủ nghĩa để đưa miền Nam vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới sự chi phối của Mỹ những ý đồ này đã được thể hiện hàng loạt trong những chính sách kinh tế - xã hội như: chính sách đầu tư phát triển công nghiệp, cải cách điền địa và hiện đại hóa nông nghiệp, xuất  nhập khẩu…trong đó đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp là quan trọng nhất.
Chính sách phát triển công nghiệp hóa:
Mặc dù phát triển công nghiệp là một yêu cầu cấp bách là  một chủ trương đặc ra ngay từu những năm đầu Mỹ nhảy vào miền Nam thay chân Pháp, nhưng một chính sách công nghiệp hóa mãi cho đến những năm 1970 cũng chỉ đang trong quá trình tìm kiếm để thể hiện không ngừng. Tuy vậy nhiều về đề căn bản để phát triển công nghiệp đã từng bước làm sáng tỏ: mục tiêu, cơ cấu ngành công nghiệp, vốn đầu tư, thị trường, những biện pháp hỗ trợ về kinh tế- tài chính, vai trò của tư bản nước ngoài, tư bản nhà nước và tư bản tư nhân trọng việc phát triển công nghiệp…
Năm 1958 chính quyền miền Nam đã bất đầu có những chủ trương rõ ràng về phát triển công nghiệp. Mục tiêu của việc phát triển công nghiệp là chế tạo sản phẩm tiêu thụ đáp ứng thị trường trong nước, thay thế sản phẩm nhập cảng. Trong thông điệp gửi cho quốc hội ngày 3-10-1960, Ngô Đình Diệm khẳng định: “ nguyên tắc căn bản để phát triển là tiết kiệm ngoại tệ nhờ gia tăng xuất cảng và nhập cảng”[7, tr.60]. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1957 – 1961) cũng như kế hoạch 4 năm lần thứ hai (1962 – 1966) chính quyền miền Nam chủ trương hướng về những chương trình phát triển công nghiệp có lợi nhanh như phúc trình của phái đoàn Goodrich đã nhắc nhở: “ việc lựa chọn các ngành nghề cần phát triển cũng phải hết sức thận trọng” là những ngành “ kĩ nghệ nhẹ để cung cấp cho thị trường trong xứ và kĩ nghệ chế biến nông sản”. với những xí nghiệp nhà máy có qui mô nhỏ và vừa so với các nhà máy xí nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ [7, tr.61].
Miền Nam chẳng những có nhiều khó khăn về vốn liến, trang thiết bị, trình độ kĩ thuật để phát triển công nghiệp mà lại thiếu cả đội ngũ công nhân, chuyên viên kĩ thuật, công nhân lành nghề, và hơn nữa tư bản nội địa bị tản mất với nhiều hình thức, danh nhân thích đầu tư vào thương nghiệp hơn là nông nghiệp, vì vậy ngay từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1957-1961) chính quyền miền Nam đã nhấn mạnh đến vai trò của tư bản nhà nước trong việc phát triển công nghiệp, đặc biệt trong những lĩnh vực sản xuất nhiều khó khăn cần nhiều vốn. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1962-1966) đã dự tính rằng các xí nghiệp công sau một thời gian hoạt động điều hòa có sinh lợi sẽ được bán lại cho tư nhân: nhà nước chỉ nên can thiệp vào những án “mẫu” hay thành lập những công hỗn hợp, có những biện pháp hỗ trợ về tài chính cho tư nhân, hướng dẫn và điều tiết thành phần kinh tế tư nhân. Dĩ nhiên trong thực tế nhiều chủ trương của kế hoạch 5 năm lần thứ hai này đã không được thực hiện.
Sau đợt khảo sát rộng lớn của nhóm Nghiên cứu kế hoạch hậu chiến (1969), một đường lối phát triển công nghiệp mới được hình thành. Trong chương trình “cải cách kinh tế - tài chính” Mùa thu 1970, tư tưởng công nghiệp hóa để thay thế hàng nhập cảng được đánh giá là có nhiều khuyết điểm lớn như lệ thuộc quá nhiều vào ngoại quốc vào máy móc, nguyên liệu và sản phẩm bán chế, nhân công “không toàn dụng” hiệu năng sản xuất kém, sản phẩm nội hóa kém hơn ngoại hóa cả về giá cả và phẩm chất…Do đó chủ trương mới cuả chính sách công nghiệp hóa là phải tăng hiệu quả sản xuất, hướng về những ngành có triển vọng tương đối, hướng xuất cảng, ưu tiên những ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, ngư sản đủ cung ứng thị trường trong nước và xuất cảng.
Để thực hiện mục tiêu, cơ cấu công nghiệp mới trên, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã hình thành một hệ thống chủ trương, định chế thích hợp nhằm hỗ cho việc phát triển công nghiệp trong ba biện pháp cơ bản nhất là:  hình thành một hệ thống, luật lệ khuyến khích đầu tư, phát triển công nghiệp; những hoạt động giúp đỡ về tài chính và kĩ thuật cho sự phát triển công nghiệp thông qua một loạt những định chế kinh tế - tài chính đặc biệt; nâng cao vai trò của nhà nước trong việc phát triển công nghiệp, lập các xí nghiệp và khu công nghiệp.
CHƯƠNG 2: TÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954- 1970
2.1. Tình hình kinh tế công nghiệp từ 1954-1960
Tình hình kinh tế công nghiệp bước đầu khá nghèo nàn và với số lượng nhà máy ít ổi có từ thời Pháp thuộc nhưng sau đó với những chính sách công nghiệp tích cực của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và nhờ các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp trong nước bắt đầu phát triển cụ thể như sau.
2.1.1. Kinh tế công nghiệp chế biến hàng hóa
Là một ngành kinh tế công nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề có vị trí quan trọng hàng đầu trong nền công nghiệp miền Nam thời kì 1954-1970 để hiểu rõ hơn về kinh tế công nghiệp hàng hóa ở giai đoạn 1954-1960 thì ta đi vào tìm hiểu một số lĩnh vực chế biến hàng hóa:
Công nghiệp đường: ngành này tồn tại khá lâu ở miền Nam và nó chỉ phát triển thành ngành công nghiệp từ 1957 trở đi với sự hình thành các công ty đường Việt Nam, công ty đường Bình Dương là một trong dự án thiết lập nhà máy đường Quảng Ngãi.
 Công nghiệp đồ uống: công ty này có sự phát triển từ thời Pháp thuộc đến 1960 thì toàn ngành có 148 cơ sở với 2525 lao động làm thuê thường xuyên trong đó 16 cơ sở sản xuất có quy mô trên 10 công nhân có 4 cơ sở quy mô trên 50 công nhân. Trong số 4 cơ sở sản xuất này thì 3 cơ sở thành lập từ thời Pháp như: nhà máy Bình Tây (1901), BIG (1927),  mức độ tập trung những công nhân lành nghề và cán bộ kĩ thuật ở những nhà máy lớn trong ngành công nghiệp đồ uống cao hơn nhiều so với ngành khác (xem bảng III.2), quy mô sử dụng công nhân lao động làm thuê khá lớn và khá tập trung trong đó chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cho xây dựng công ty nước suối Vĩnh Hảo 1958 là công ty hỗn hộp với vốn của chính phủ 60% tư nhân 40%, tổng cộng 10 triệu đồng mua của người Pháp [3, tr.338].
Công nghiệp thuốc lá: có sự phát triển khá mạnh từ thời Pháp thuộc trong giai đoạn 1954-1970 số lượng nhà máy và công nhân không tăng nhiều nhưng phẩm chất thuốc lá đã thay đổi căn bản so với thời Pháp. Số liệu điều tra năm 1960 cho biết ở miền Nam Việt Nam có 14 cơ sở sản xuất thuốc lá với 1143 công nhân trong đó 6 xí nghiệp có trên 10 công nhân có máy móc trang thiết bị lớn chiếm đến 1236 công nhân [7, tr.72], có 3 công ty thuốc lá của tư bản Pháp như: Mic, Bastos, Mitac, luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá ở miền Nam.
 Công nghiệp sản xuất đồ hộp: ngành này là một ngành công nghiệp mới ở miền Nam từ năm 1959 với sự ra từ Mĩ Châu công ty và phát triển nhanh nhờ phục vụ cho nhu cầu chiến tranh sản xuất phẩm của ngành là các loại đồ hộp chứa thịt cá rau sữa.
 Ngành xay xát chế biến lương thực: ngành xay xát chế biến lương thực ở thời kì 1954-1970 về cơ bản còn ở trình độ tiểu thủ công nghiệp, đa số cơ sở tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. “Đại công nghiệp cơ khí” trong ngành này hầu như có ở khu vực Sài Gòn- Chợ Lớn, (xem bảng III.4 và III.5) .
 Ngành sản xuất bột ngọt: từ trước năm 1960 hàng năm miền Nam phải nhập một lượng lớn bột ngọt của Nhật, cho thấy ngành sản xuất bột ngọt trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn.
 Ngành sản xuất dầu thực vật: từ năm 1954-1960 “đại công nghiệp cơ khí” mới bắt đầu xuất hiện, ở ngành sản xuất này với sự ra đời của nhà máy Vũ Phát đa số máy móc được xây dựng với sự trang bị máy móc tương đối hiện đại của Đức, Nhật, Pháp.
 Công nghiệp dệt: cuối những năm 1950-1960 công nghiệp dệt bước đầu bước vào “đại công nghiệp cơ khí” từ 1958-1960 với sự giúp đỡ bằng “đặc khoáng đầu tư và tín dụng ưu tiên” của chính quyền miền Nam hàng loạt công ty, nhà máy hiện đại đã xuất hiện hầu hết ở các lĩnh vực sản suất trong ngành dệt như: kéo sợi, dệt vải, dệt tơ nhân tạo, dệt màng, mền…có thể kể đến các công ty nổi tiếng như công ty kĩ nghệ bông vải Việt Nam, công ty sợi dệt Đồng Nai Đofitex được thành lập với số vốn 30 triệu trong đó công ty đường Việt Nam chiếm 21 triệu, trung tâm khuếch trương kĩ nghệ trên 7 triệu số còn lai thuộc Việt Nam thương tín (300 ngàn) và các tư nhân khác [3, tr.341].
 Công nghiệp giấy: từ năm 1948-1960 ngành sản xuất giấy nói chung vẫn còn ở trình độ tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu “công xưởng – nhà máy chỉ thật sự hình thành từ những năm 1960 với sự xuất hiện hàng loạt công ty, nhà máy xí nghiệp giấy và bột giấy qui mô lớn. Năm 1960 ở miền Nam ngành sản xuất này có 29 cơ sở sản xuất với 155  lao động trong đó chỉ có 2 cơ sở có qui mô từ 20 đến 49 lao động, không có cơ sở nào có trên 50 lao động [7, tr.75]. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã cho xây dựng công ty giấy và hóa phẩm Đồng Nai “Côgiđô” là công ty mặc danh được Việt Nam Thương Tín thành lập năm 1959 số vốn hiện tại của công ty là 976.080.000$, chia làm 99.6000 cổ phần 9.800$ tỷ lệ phần hùn của Việt Nam Thương Tín trong công ty chiếm 99%.Trong số cổ đông có 2 công ty ngoại quốc là Sindico Cellulosa Pomilio (225 cổ phần, tỷ lệ 0.2%)& West Orient Trading Financial Reg Trust (10cổ phần, tỷ lệ 0.01%) và công ty kĩ nghệ giấy Việt Nam “Côgivina”[3, tr.342] .
 Các ngành công nghiệp khác như gỗ, da, may mặc…, nói về nhóm chế biến gỗ và nhóm sản xuất gỗ. Năm 1960 nếu tính trên toàn miền Nam thì nhóm công nghiệp có khoảng 735 cơ sở sản xuất, nhưng chỉ có một cơ sở có trên 50 lao động ,có 4 cơ sở có từ 20 đến 49 lao động, có 34 cơ sở có từ 10 đến 19 lao động. “Đại công nghiệp cơ khí” trong nhóm công nghiệp này chỉ thật sự ra đời vào cuối những năm 1960, nhất là trong những cơ sở sản xuất ván ép, ván bột, sản xuất diêm, tấm gỗ. Tiếp theo là nhóm da thuộc bao gồm bộ phận da thuộc và bộ phận sản xuất phẩm bằng da “Đại công nghiệp phát triển rất chặm trong ngành này năm 1960 ở miền Nam có 53 cơ sở da thuộc với 161 lao động trong đó chỉ có hai cơ sở có trên 10 công nhân và không có cơ sở sản xuất nào có qui mô trên 50 công nhân [7,tr.78].
2.1.2. Kinh tế công nghiệp sản xuất cơ khí
Công nghiệp luyện kim căn bản: công nghiệp chế biến ở miền Nam tính đến thời kì 1954-1960, ngành công nghiệp luyện kim cơ bản là một trong những ngành phát triển chậm nhất.
Công nghiệp sản xuất sản phẩm kim loại, công nghiệp cơ khí: những ngành công nghiệp này có sự phát triển khá nhanh trong những năm 1960 (năm 1960 chỉ có 8 cơ sở), có 7 cơ sở có từ 200 đến 500 lao động, có 2 cơ sở có trên 500 lao động (năm 1960 không có cơ sở nào) [7, tr.83]. Điều đáng chú ý là số lượng các cơ sở tiểu công nghiệp trong ngành này có sự phát triển nhanh hơn cơ sở đại công nghiệp. Khác với nhiều ngành công nghiệp chế biến khác, ở ngành công nghiệp này đại công nghiệp chưa hoàn toàn lấn át tiểu thủ công nghiệp. Khu vực đại công nghiệp chỉ giữ ưu thế trong một số chỉ tiêu về gía trị gia tăng, giá trị thương vụ thực hiện, giá trị máy móc [7, tr.83] .
Nhóm công nghiệp sản xuất sản phẩm kim loại bao gồm các cơ sở sản xuất vật dụng bằng sắt thép sáng, đinh, kẽm gai, lưới thép…Ở nhóm này những cơ sở tiểu thủ công nghiệp có vị trí rất lớn, công xưởng, nhà máy lớn chỉ giữ vai trò thống trị ở những cơ sở sản xuất một vài lọai sản phẩm nhất định.
Nhóm sản xuất dụng cụ điện như sản xuất dây và cáp điện, sản xuất quạt, sản xuất máy biến điện… đã đạt đến qui mô đại công nghiệp ở mức độ nhất định.
Phần lớn những cơ sở sản xuất trong nhóm  cơ khí sữa chữa, chế tạo máy móc còn ở qui mô tiểu công nghiệp máy móc trang thiết bị còn thô sơ, tập trung đông đảo ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Những cơ sở sữa chữa, chế tạo máy móc tương đối lớn, tập trung hàng ngàn lao động. Một sở lớn do quân đội Sài Gòn nắm giữ hải quân Công Xưởng (Ba Son), lục quân Công Xưởng, căn cứ 80 tăng trang quân Cụ… Hải quân Công Xưởng có khả năng có khả năng đại tu tàu trên 1 vạn tấn. Căn cứ 80 quân trang công cụ được trang bị máy móc rất hiện đại, có khả năng sữa chữa 45 máy mỗi ngày: bao gồm trên 2.100 lao động quân sự và dân sự, 30 kĩ sư Mĩ và 70 kĩ sư người Việt [7, tr.84] .
Để vừa tiết kiệm ngoại tệ tận dụng tiết kiệm trong nước, vừa phù hợp với điều kiện về vốn, tài nguyên, kỷ thuật, chính quyền miền Nam chủ trương phát triển công nghiệp cơ khí bắt đầu từ công nghiệp cơ khí lắp ráp. Trước năm 1957 hầu như tất cả máy bay, radio, đồng hồ, xe gắn máy…điều được nhập cảng nguyên chuyến. Từ năm 1957 đến cuối năm 1960 cac ngành lắp ráp đồng hồ, máy bay, xe gắn máy…đã trở thành những nhóm ngành công nghiệp khá phát triển. Để đóng vai trò mở đầu cho sự phát triển công nghiệp cơ khí, các ngành lấp ráp nói trên ngoài việc sử dụng các bộ phận rời nhập cảng và chính để lắp ráp còn cố gắng chế tạo trong nước một số bộ phận máy móc nhất định.
Ngành công nghiệp cơ khí đã sớm phát triển ở miền Nam nhưng đến thời kì 1954 – 1960 nó vẫn còn rất phôi thai.
2.1.3. Kinh tế công nghiệp chế biến khoáng chất
Mặc dù số liệu không đầy đủ nhưng (bảng III.9) cũng cho ta thấy tổng quát sự phát triển đáng kể của lực lượng lao động trong ngành chế biến khoáng chất qua thời điểm 1960. Sự tăng lên của “Đại công nghiệp cơ khí” có thể thấy rõ qua sự tăng lên của các xí nghiệp lớn. Nếu 1960 cả miền Nam số xí nghiệp trên 50 công nhân chỉ  có 9 xí nghiệp với 901 công nhân, lao động [7, tr.76]. Ngành công nghiệp chế biến khoáng chất có thể chia thành năm nhóm chính: xi măng và sản phẩm bằng xi măng – thủy tinh và đồ gốm. Ở giai đoạn này nhóm sản xuất sản phẩm bằng xi măng (sản xuất gạch bông, ống cống, cột điện xi măng, tấm tole xi măng…nhóm sản xuất gạch ngói chủ yếu là còn ở trình độ tiểu thủ công nghiệp, nằm rải rác khắp ở các tỉnh, chỉ có một ít là những xí nghiệp đại công nghiệp. Nhóm đại công nghiệp chế biến thuỷ tinh chỉ bắt đầu có xí nghiệp đại công nghiệp từ tháng 3-1959: công ty thuỷ tinh Việt Nam có vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng miền Nam nhưng được tăng lên 170 triệu, trong đó vốn của chính phủ chiếm 50% , số còn lại thuộc các tư nhân hơn hết là người Pháp (B.I.G) [3, tr.340].
2.1.4. Kinh tế công nghiệp điện lực
Trong các ngành công nghiệp nặng ở miền Nam thời kì 1954 – 1960 thì công nghiệp điện lực là ngành phát triển hơn cả, sở dĩ ngành công nghiệp điện lực phát triển và có vị trí vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện chính cho các ngành công nghiệp khác, điều đó thể hiện qua công xuất thiết kế 76.000 kw (1955) và tăng lên những năm tiếp theo. Sản lượng điện cung cấp cũng tăng ở giai đoạn này từ 0,18 tỷ kwh (1955) tăng lên theo những năm sau đó [7, tr.85].
Ngành công nghiệp điện lực ở giai đoạn này đóng một vai trò có thể nói là quan trọng trong sự phát triển kinh tế công ở miền Nam.
2.1.5. Kinh tế công nghiệp xây dựng
Ở miền Nam trong thời kì 1954 – 1960 không chỉ có nhu cầu về xây dựng các cơ sở kinh tế mà còn có nhu cầu phát triển mạnh mẽ các căn cứ quân sự sân bay, đường giao thông chiến lược để phục vụ cho mục đích quân sự. Trong ngành xây dựng có sự tham gia đông đảo của tư bản Mỹ, chiến tranh càng phát triển ngân sách Mỹ bỏ vào việc xây dựng các công trình quân sự ở miền Nam ngày càng nhiều thì các công ty xây dựng của tư bản Mỹ đã thu được khoảng lời lớn.
Nhìn chung ngành công nghiệp xây dựng ở giai đoạn này có bước phát triển mạnh nhằm phục vụ cho chiến tranh lâu dài của Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà.
2.1.6. Kinh tế công nghiệp hóa chất
Đây là ngành kinh tế công nghiệp phát triển khá mạnh ở miền Nam thời kì 1954 – 1960, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến hàng hóa và công nghiệp dệt về sản lượng, lực lượng lao động. Ngành này bao gồm hóa chất cơ bản, dược phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng, sản phẩm cao su, nhựa dẻo, xà phòng, bột giặt, sơn, mực in, đèn cầy, diêm quẹt, phấn viết…số xí nghiệp lớn trong ngành này tăng rất nhanh. Năm 1960 ngành này có 358 cơ sở sản xuất với 2601 lao động, trong đó có 53 cơ sở có từ 10 đến 49 lao động, 7 cơ sở có từ 50 đến 99 lao động và 3 cơ sở có từ 100 đến 199 lao động, không có xí nghiệp nào có trên 200 lao động [7, tr.79].
2.2. Tình hình kinh tế công nghiệp từ 1960 – 1970
Ở giai đoạn này tiếp tục phát triển nhờ chính sách bảo hộ ngành công nghiệp trong nước và có sự phân hóa rõ rệt giữa các phân ngành. Những phân ngành như sản xuất đường và dệt không được bảo vệ nữa nên bị hàng ngoại bóp chết. Trong khi đó những ngành như chế biến hàng hóa phục vụ quân nhu phát triển mạnh. Đặc  biệt ngành luyện kim phát triển rất nhanh mặc dù miền Nam Việt Nam không có mỏ kim loại. Chính phế thải kim loại chiến tranh là nguồn nguyên liệu dồi giàu và rẻ cho ngành luyện kim. Trên cở sở của ngành luyện kim, ngành gia công kim loại cũng phát triển vượt bậc.
Trong giai đoạn này cường độ chiến tranh gia tăng kéo theo sự suy sụp của các ngành công nghiệp – không trực tiếp phục vụ chiến tranh như ngành sản xuất chế biến hàng hóa ngoài số người chết và bị thương, chiến tranh còn tác động đến sự phân bố lao động theo hướng phục vụ chiến tranh. Chiến tranh đã buộc nhiều cư dân nông thôn vào thành thị, mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là quá trình “đô thị hóa cưỡng bức”.Nhưng phần khác chiến tranh lại có những tác động khách quan vào sự phát triển của lực lượng sản xuất,hệ thống cơ sở hạ tầng được gia tăng không ngừng phục vụ cho mục tiêu quân sự, đồng thời cũng khách quan hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh một số ngành công nghiệp suy giảm mạnh thì lại có một số ngành công nghiệp phục vụ cho chiến tranh lớn lên rất nhanh với hàng loạt công ty, nhà máy ra đời, làm thay đổi hẳn bộ mặt của công nghiệp miền Nam so với trước. Đó là các ngành công nghiệp chế biến hàng hóa, cơ khí, hóa chất, điện lực xây dựng… nhìn chung chỉ số tăng trưởng của sản xuất công nghiệp tăng liên tục ở giai đoạn này.
2.2.1. Kinh tế công nghiệp chế biến hàng hóa
Giai đoạn này ngành sản xuất hàng hóa ở miền Nam có bước phát triển rõ rệt, để hiểu rõ giai đoạn này thì chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số lĩnh vực sản xuất tiêu biểu của công nghiệp hàng hóa như sau:
 Ngành công nghiệp đường: từ năm 1960 đường do tiểu thủ công nghiệp sản xuất chiếm vị trí lớn, nhưng từ năm 1966 trở đi đường do đại công nghiệp sản xuất từ đường bổi nhập cảng chiếm ưu thế đến 1970 do chủ trương phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp nên sản lượng đường do công nghiệp lớn cung cấp thu hẹp, lượng đường do tiểu thủ công nghiệp sản xuất tăng lên. So với nhu cầu thi trường miền Nam, đặc biệt là thời kì chiến tranh cục bộ 1965 – 1968 thì sản lượng đường chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu [7, tr.71]. Mặc khác do chiến tranh phát triển mạnh nên sản lượng mía nội địa cung cấp cho công nghiệp đượng gần như không có. Công nghiệp đường miền Nam thực chất chỉ là công nghiệp nhập đường, tinh chế đường từ đường bổi nhập cảng. Trong giai đoạn này chính quyền miền Nam cho xây dựng hai công ty đường Bình Dương với số vốn 100 triệu trong đó chính phủ hơn 77 triệu, Việt Nam Thương Tín 10 triệu, công ty Kinh Doanh Kĩ Nghệ 10 triệu, công ty Bảo Hiểm tái Bảo Hiểm 2 triệu, số còn lại của tư nhân, và công ty Đường Quãng Ngãi với số vốn 100 triệu của chính phủ trụ sở ở Sài Gòn trong năm 1964 [3, tr.345-346].Khả năng sản xuất của 2 công ty Đường này mỗi năm là 20.000 tấn.
 Công nghiệp thuốc lá: từ năm 1965 – 1970 công nghiệp thuốc lá không ngừng suy giảm vì chiến tranh mà trái lại còn phát triển mạnh mẽ về qui mô nhà máy và sản lượng. Sản lượng thuốc lá của ba nhà máy MIC, MITAC, BASTO năm 1967 tăng 43% so với năm 1966. Phẩm chất thuốc lá ở miền Nam khá cao, những loại “thuốc lá đen” như Bastos, Luxe, Mélia Jaune có phẩm chất không kém gì thuốc lá Pháp cùng loại như Gitale hay Gauloise…[7, tr.72]
 Ngành sản xuất đồ hộp: đến đầu những năm 1970 ở miền Nam có đến 9 công ty sản xuất đồ hộp như: công ty Mỹ Châu, Vĩnh Ký, Á Châu, Intraco,Somico, Cosuvira, Foremost Daires, Dielac, Đông Á. Các công ty này sản xuất đồ hộp các loại, sữa đặc có đường trong đó công ty Dielac vẫn tồn taị và phát triển đến ngày nay (xem bảng III.3).
 Ngành sản xuất bột ngọt: từ giữa năm 1962 trở đi xưởng bột ngọt quy mô nhỏ Thiên Hương ra đời sản xuất được 24,5 tấn/ngày trong 1962. Từ đó ngành sản xuất bột ngọt phát triển khá mạnh: Trong vòng 6 năm (1964 – 1970), sản lượng tăng 23 lần (1964 tăng 137 lần, 1970 tăng 3.286 tấn) [7, tr.73-74]. Sản lượng ngành đã có khả năng cung cấp thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người dân  trong nước.
 Ngành sản xuất dầu thực vật: những năm 1970 có 6 công ty nhà máy lớn sản xuất dầu thực vật các công ty như: Dủ Phát, Vĩnh Đại, Tường An, Nam Á mỹ nghệ dầu, Vinadaco, Navioil, các công ty này chủ yếu sản xuất các loại dầu dừa và dầu phộng, trong số này có công ty Tường An vẫn phát triển đến ngày nay (xem bảng III.6).
 Công nghiệp dệt: sự phát triển chung của toàn ngành dệt có thể thấy qua chỉ số tăng trưởng của ngành năm 1962 là 100; 1967 là 155,4 [7, tr.75] và tới những năm 1970 thì ngành này có chỉ số phát triển cao. Trong giai đoạn này có thành lập công ty dệt Đồng Nai (1960) (xem bảng III.7) .
 Công nghiệp giấy: giai đoạn này ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định,  ngành giấy có 109 cơ sở sản xuất với 2505 lao động, trong đó chỉ có 10 xí nghiệp có trên 51 lao động, cung cấp 94% trị giá thương vụ, đóng góp 92% trị giá gia tăng và chiếm 97,3% vốn đầu tư trong ngành sản xuất giấy. Ngành sản xuất công nghiệp giấy đã có sự phát triển khá nhanh. Nếu năm 1962 chỉ số phát triển của ngành là 100 thì năm 1966 là 219, 1970 là 600 [7, tr.75-76], (xem bảng III.8).
Về trình độ kĩ thuật, máy móc, trang thiết bị, nếu trong những cơ sở tiểu công nghiệp sản xuất máy móc rất thô sơ và cũ kĩ thì trong các xí nghiệp đại công nghiệp sản xuất giấy, máy móc rất hiện đại. Do vậy phẩm chất giấy sản xuất ở miền Nam vào cuối những năm 1960 đầu những năm 1970 không thua kém chất lượng các loại giấy nhập khẩu của Mĩ, Nhật, Đài Loan,…trong giai đoạn này có sự hình công ty bột giấy Đồng Nai (1964).
 Các ngành công nghiệp khác:ở giai đoạn này thì nhóm may mặc xuất khẩu thật sự phát triển mạnh từ đầu năm 1970 với khoản 6 cơ sở qui mô đại công nghiệp, trang thiết bị 600 máy hoạt động song song với gần 100.000 máy may ở các cơ sở tiểu thủ công. Khả năng sản xuất của toàn nhóm lúc bấy giờ gần 20 triệu quần áo mỗi năm [7, tr.79] .
2.2.2 Kinh tế công nghiệp sản xuất cơ khí
Trong giai đoạn này có thành lập công ty Việt Nam kĩ nghệ Nông Cơ (VIKYNO) được thành lập năm 1967 với số vốn hiện tại của công ty là 200.000.000$ chia làm 100.000 cổ phần, mỗi cổ phần 2.000$ phần hùn của Việt Nam Thương Tín chiếm 75%,số vốn công ty và hiện nay đã xúc tiến các thủ tục tăng vốn lên 600 triệu, số 300 triệu tăng gia sẽ do Việt Nam Thương Tín đầu tư vào [3, tr.347], đến những năm 1970 sản xuất công nghiệp sản xuất kim loại và cơ khí ở khu vực Sài Gòn –  Chợ Lớn - Gia Định ngành sản xuất sản phẩm kim loại và cơ khí có 1632 cơ sở sản xuất với 17653 lao động [7, tr.83] .
2.2.3. Kinh tế công nghiệp chế biến khoáng chất
Những năm 1970 chỉ riêng khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đã có 25 xí nghiệp gồm 4310 lao động,năm 1967 ở miền Nam có khoảng 200 cơ sản xuất sản phẩm bằng xi măng, phần lớn còn ở trình độ tiểu thủ công nghiệp, số xí mô đại công nghiệp trang thiết bị máy móc thiện đại còn ít trong đó thành lập công ty nhà máy xi măng Hà Tiên năm 1963. Theo số liệu của nhóm nghiên cứu kế hoạch hậu chiến năm 1967 ở Sài Gòn và ở vùng xung quanh có 22 xí nghiệp có quy mô đại công nghiệp, trong đó có 19 xí nghiệp là ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn [7, tr.76-77] .
Kinh tế khoáng chất ở giai đoạn có sự tiến bộ về tốc độ phát triển nhiều xí nghiệp công ty chế biến ra đời tập trung ở những vùng đông dân như Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định.
2.2.4. Kinh tế công nghiệp điện lực
 Sản lượng điện cung cấp cũng tăng từ 0,18 tỷ kwh (1955); lên 0,47 tỷ kwh (1964); 1,62 tỷ kwh những năm 1970 [7, tr.85]. Ngành điện lực miền Nam không phải hoàn toàn do nhà nước đầu tư mà còn có vốn của tư sản Pháp và tư sản tư nhân miền Nam.Trước tháng 12 – 1967 ở miền Nam có 4 công ty điện lực của tư bản Pháp là công ty CEE, SCEE, UNEDI và SIPEA. Sau năm 1967 chỉ còn có công ty SIPEA là còn tiếp tục khai thác đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Năm 1969 có đến 15 nhà tư sản miền Nam kinh doanh trong ngành công nghiệp điện lực. Đầu năm 1970 công ty điện lực Việt Nam được thành lập trên cơ sở sát nhập Sài Gòn điện lực công ty và điện lực Việt Nam, có khả năng thu hút đến 4662 lao động, vốn đầu tư lên tới 14 tỷ đông miền Nam, hoạt động trên 85% lãnh thổ miền Nam [7,tr.86] .
2.2.5. Kinh tế công nghiệp xây dựng
Từ những năm 1960 – 1970 các công trình quân sự được xây dựng lên tới 2 tỷ đôla [7, tr.87]. Trong ngành xây dựng có sự tham gia đông đảo của nhà tư bản Mỹ. Chiến tranh càng phát triển, ngân sách Mỹ bỏ vào việc xây dựng các công trình quân sự ở miền Nam ngày càng nhiều thì các công ty xây dựng của tư bản Mỹ ngày càng thu được món lời lớn.Các công ty xây dựng G.M.K, B.R.I, P.A.E.I điều phát triển nhanh nhờ những họp đồng xây dựng.
Đội ngũ công nhân xây dựng với những đặc điểm khá gần gũi với những với những công nhân công xưởng, nhà máy đã tăng lên nhanh chóng và còn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến.
2.2.6. Kinh tế công nghiệp hóa chất
Những năm 1970 ở riêng khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, ngành công nghiệp này có 997 cơ sở sản xuất với 18800 lao động, trong đó có 284 cơ sở sản xuất có từ 10 đến 49 lao động, 35 cơ sở có từ 50 đến 99 lao động, 19 cơ sở từ 100 đến 199 lao động, 13 cơ sở có từ 200 đến 500 lao động và 3 cơ sở có trên 500 lao động. Trong đó nhóm chế biến cao su có sản lượng cao nhất của bộ phận sản xuất vỏ ruột xe các loại là trên 4,5 triệu vỏ (1969) Nhóm sản xuất kem đánh răng phát triển tập trung ở khu vực Sài Gòn –Chợ Lớn, cung cấp khoảng 75% kem cho thi trường miền Nam cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1970 nhóm này có 5 xí nghiệp công ty lớn [7, tr.79-82]. Nhóm sản xuất đèn pin bình điện: nhóm này phát triển nhanh nhất từ năm 1966 trở đi, một phần lớn là do việc gia tăng nhập cảng máy thu thanh.Nhóm sản xuất diêm quẹt có sự phát triển đại công nghiệp chậm nhất.
2.3. Một số nhận định vể tình hình phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam
Nói về sự phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam (1954-1970), đã có nhiều tác giả nhận định và đánh giá sự phát triển đó vể mặt tích cực và hạn chế của nền công nghiệp miền Nam Việt Nam như sau.
2.3.1.  Tác động tích cực của kinh tế công nghiệp đôí với kinh tế miền Nam giai đoạn năm 1954-1970
Đó là quá trình tiến bộ kỹ thuật có quan hệ chặt chẽ với quá trình tích tụ, tập trung sản xuất trong công nghiệp và là cơ sở của quá trình đó. Tiến bộ kỹ thuật trước hết thể hiện ở việc cải tiến công cụ lao động, trong đó cơ khí hoá là xu hướng cốt lõi nhất,. Trong điều kiện bước đầu tiến hành công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa bằng những nguồn tài chính từ bên ngoài (viện trợ, đầu tư nước ngoài…) và lại diễn ra trong thời đại mà cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang có những bước tiến khổng lồ, quá trình tiến bộ kỹ thuật trong công nghiệp miền Nam thời kì 1954-1970 vừa có tính chất tuần tự (từ thủ công lên nửa cơ khí, rồi cơ khí) vừa có tính chất nhảy vọt (từ thủ công tiến thẳng lên cơ khí hóa hay tự động hóa).
Tiếp theo quá trình cơ giới hóa đã có từ thời Pháp, trong thời kì những năm 1960 và đầu những năm 1970 ở miền Nam quá trình cơ giới hóa đã có bước phát triển lớn. Nhiều nghề thủ công có xu hướng chuyển thành tiểu công nghiệp (small industry) kết hợp với thủ công nghiệp (handicraft), những năm 1970 cơ giới hóa tương tự với nhóm cơ khí, trị giá máy móc trung bình trên một lao động là 300.000 đồng/ lao động [7, tr.101]. Đa số máy móc ở đây thuộc loại máy móc bán tự động. Các tiểu xí nghiệp xay xát, làm đường…có mức cơ giới hóa cao nhất.
Bên cạnh sự phát triển tuần tự tù thủ công lên nửa cơ khí, rồi cơ khí, ở miền Nam dưới sự ảnh hưởng của viện trợ Mỹ và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật tiến bộ trên thế giới, quá trình tiến bộ kỹ thuật trong công nghiệp có những bước phát triển nhảy vọt từ thủ công lên cơ khí và tự động hóa.
Sự phát triển kỹ thuật, sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc sử dụng các máy móc hiện đại trong công nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi có sự hình thành và phát triển một đội ngũ lao động kỹ thuật tương ứng. Trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, lực lượng chuyên viên có trình độ kỹ thuật cao và lực lượng công nhân có chuyên môn được huấn luyện khá chu đáo, có nhiều kinh nghiệp sản xuất đã phát triển khá nhanh chính vì điều đó mà làm cho nền kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1970 có bước phát triển tích cực . Trong giai đoạn này nếu như chúng ta thấy đươc kinh tế công nghiệp miền Nam phát triển như vậy thì chúng ta đem so sánh thử với kinh tế công nghiêp dưới thời Pháp thì quả là một sự so sánh khác nhau hoàn toàn, đó là sự phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà có bước phát triển hơn so với kinh tế công nghiệp thời Pháp về mọi mặt như: nguồn lao động đông hơn có trình độ tay nghề tương đối cao hơn thời Pháp, có sự áp dụng khoa học kĩ thuật cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp,còn dưới thời Pháp thì nền kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng nhìn chung vẫn còn lạc hậu và kém phát triển hơn so với thời Việt Nam Cộng Hoà lúc bấy giờ . 
Chính những điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giúp cho kinh tế công nghiệp miền Nam phát triển là rất lớn về năng suất cũng như chất lượng cao, từ đó đóng góp một phần không nhỏ đối với hình hình phát triển kinh tế ở miền Nam thực sự đủ mạnh nhằm để trở thành đối trọng trực tiếp với kinh tế miền Bắc nước ta, với mưu đồ phục vụ chiến tranh và chia cắt lâu dài đầt nước của Mỹ và chính quyền Sài Gòn .
2.3.2. Những tồn tại và thiếu sót của kinh tế công nghiệp miền Nam
Cho đến trước năm 1974 xu hướng chung của nền công nghiệp miền Nam là thâm dụng tư bản hơn thâm dụng lao động .Các xí nghiệp đại công nghiệp có xu hướng mở rộng máy móc trang thiết bị hơn mở rộng quy mô thuê mướn nhân công. Nhiều xí nghiệp có máy móc tối tân, nhiều khâu sản xuất được tự động hóa nên công xuất khá lớn nhưng ít công nhân như công ty Vikimeo có khả năng cung cấp 20.000 tấn sắt thép các loại (1966) nhưng chỉ có gần 200 công nhân; công ty Nagico với khả năng sản xuất 3.000 tấn giấy (1966) với 150 công nhân…qua đó cho thấy quá trình cơ khí hóa, tự động hóa trong công nghiệp Miền Nam những năm 1960 và đầu những năm 1970 nhiều lúc vượt quá yêu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và khả năng cung cấp nguyên liệu hơn nữa vì nhiều lí do nên khả năng xuất cảng phát triển chậm, do đó thường xảy ra hiện tượng sản xuất không hết công suất máy móc.
Một vấn đề có tính quy luật trong quá trình phát triển kỹ thuật trong công nghiệp đã được thể hiện trong sự phát triển của công nghiệp miền Nam là sự tăng lên của công suất công cụ sản xuất của nhà máy thường không làm số lao động trong nhà máy tăng lên. Trong cuộc hội thảo của Uỷ ban Quốc gia Nhân lực của chính quyền miền Nam, vấn đề tâm lý chạy theo kỹ thuật đã được nhiều người nhận xét rất đúng: “vẫn ở trong tình trạng khuyến khích sử dụng kỹ thuật thâm dụng tư bản thay vì dùng nhân lực…Khi giá cả của lao động cao, chủ nhân của khuynh hướng làm sao giảm bớt thành phần lao động trong tiến trình sản xuất, và do đó không thể giúp ta giải quyết vấn đề tận dụng nhân lực. Cùng lúc đó thì giá của tư bản lại hạ: tại Việt Nam, với chương trình viện trợ thương mại hóa của Hoa Kỳ, mặc dù giá thực của đồng đô la trên thị trường là 360 đồng Việt Nam/đô la nhưng nếu quý vị nhập cảng máy móc từ Hoa Kỳ qua chương trình nầy thì chỉ phải trả 118 đồng Việt Nam – đô la mà thôi.”[7, tr.107] .
Sự sa sút các ngành trồng cây công nghiệp không thể tạo ra một nguồn nguyên liệu đáng kể cho công nghiệp miền Nam, một nền công nghiệp chế biến, chỉ tồn tại trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Sự phụ thuộc rất cơ bản đó đã được đế quốc Mỹ khai thác để định ra một cơ cấu công nghiệp ứng với sự thống trị của thực dân mới.
Nhìn chung dưới sự thống trị của thực dân mới kinh tế công nghiệp miền Nam giai đoạn 1954-1975 phát triển không cơ bản mà còn chậm chạp, rời ràc, và dễ bị gián đoạn trước những chấn động của thi trường tư bản thế giới. Điển hình trong công nghiệp tính từ năm 1960-1970 giá trị sản lượng chỉ đạt trung bình 12 % một năm nhưng đến năm 1970 trở đi, do tác động của các đợt tăng giá xăng trong giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh tình hình sút kém xuất hiện ở mọi ngành công nghiệp dầu và nguyên liệu, do đồng đô la bị giảm giá liên tục khiến viện trợ Mỹ cũng giảm đi trong thực tế, lại kết hợp với việc Mỹ - ngụy áp dụng ráo riết chính sách bằng cùng hóa nhân dân lao động.
Về mặt khách quan nền kinh tế công nghiệp ở miền Nam dưới sự thống trị của thực dân mới đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản miền Nam phát triển, nhưng điều đáng chú ý là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở đây chủ yếu không phải do tự bản thân quá trình phát triển nội taị của nó theo quy luật, mà đúng hơn là do sự thống trị của một nền kinh tế bên ngoài đối với những yếu tố bên trong. Do đó, phương hướng phát triển, những hình thức phát triển và những triển vọng phát triển của nó tùy thuộc vào nền quan hệ với kinh tế thống trị bên ngoài, chứ không phải tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế-xã hội trong nước.
Cũng do đó, Mỹ chỉ cho phép nó phát triển ở những giới hạn được xác định rõ ràng: đó là nó phải mang tính chất phụ thuộc vào kinh tế Mỹ. Tính chất ăn bám của toàn bộ nền kinh tế của chính quyền thực dân mới ở miền Nam là ở chỗ này. Vì thế chúng ta thấy có hiện tượng là một nơi như miền Nam Việt Nam, tuy chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu phát triển với sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, nhưng sản xuất nhỏ vẩn còn phổ biến, nền kinh tế chua có khả năng công nghiệp hóa, thậm chí chưa có quá trình tích lũy tư bản, mà đã tiêu dùng phổ biến những sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại với giá rẻ hơn nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước sản xuất ra sản phẩm ấy. Trong lịch sử, chưa từng có một nền kinh tế nước nào lệ thuộc ăn bám vào nước ngoài nghiêm trọng như vậy. Ngay tư đầu những năm 1960, Milron Taylor, trong phái đoàn cố vấn của trường đại học Michigan sang giúp chính quyền Sài Gòn xây dựng bộ máy thống trị đã nhận xét chua chát: “ sau nhiều năm được Mỹ tận lực giúp đỡ, Miền Nam Việt Nam ( ngụy quyền Sài Gòn) đã biến thành kẽ ăn xin thường trực” [9, tr.418] .
Tình trạng lệ thuộc đó ngày càng gây tác hại trầm trọng không nhỏ đến đời sống kinh tế, chính trị của xã hội thực dân  mới, như như chính Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà nhận định: “Nền kinh tế ngoại thuộc, đứng về phía cạnh chuyên môn, một nền kinh tế chỉ tồn tại bằng ngoại viện cũng đã đáng huỷ diệt chứ chưa nói gì lí do chính trị bất lợi khác. Một nền kinh tế với những cơ cấu bệnh hoạn như vậy vẫn tồn tại là nhờ chính sách viện trợ ồ ạt, chính sách này dưới hình thức hàng hóa nhập cảng đã biến kinh tế miền Nam thành một kinh tế tiêu thụ với những hiện tượng lạ lùng và tai hại nhất. Nền kinh tế Việt Nam (Việt Nam Cộng Hoà) chỉ có việc tiêu thụ hàng hoá nhập cảng, chính phủ thu thuế và trả lương. Nếu hết viện trợ thì nhập cảng cũng chấm dứt, tiêu thụ cũng hết và ngân sách cũng hết” [9, tr.418] .

KẾT LUẬN
Với đề  tài này có nhiều tác giả đã đưa ra những kết luật về tình hình phát triển kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam năm 1954-1970. Sau khi nghiên cứu đề tài thì nhóm đã rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam giai đoạn từ năm 1954-1970 được chia làm hai giai đoạn 1954-1960 là giai đoạn mà nền kinh tế công nghiệp có tính kế thừa nền kinh tế cônh nghiệp mà Pháp để lại và tiếp tục xây dựng và phát triển một cách tương đối rõ rệt, thể hiện qua nhiều nhà máy xí nghiệp mọc lên ngày càng đông. Bước sang giai đoạn thứ hai từ năm 1960-1970 nền kinh tế  dựa vào nền tảng của giai đoạn thứ nhất và tiếp tục phát triển nhất định, tuy vậy tốc độ có lúc chững lại vì chiến tranh xảy ra liên miên. Đó là chưa kể đến sự tổn thất của Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển công nghiệp lúc bấy giờ ở miền Nam.
Thứ hai nhìn chung nền kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam chủ yếu là nền kinh tế hàng tiêu dùng phục vụ chiến tranh, chúng ta thấy được qua nhiều nhà máy xí nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: (rựợu, bia, thuốc lá, đường, bột ngọt,...) bên cạnh phục vụ chiến tranh thì nó còn cung cấp cho người dân trong nước sử dụng.
Thứ ba nền kinh tế công nghiệp miền Nam Việt Nam ở giai đoạn này không còn nhỏ bé lạc hậu như thời Pháp nữa, mà thay vào đó là nền kinh tế công nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường tương đối hiện đại.
Thứ tư trong công nghiệp miền Nam (1954-1970) đã xuất hiện nhiều quá trình phát triển đánh dấu sự xác lập các yếu tố sản xuất lớn theo phương thức tư bản chủ nghĩa, hình thức chủ yếu của kinh tế công nghiệp giai đoạn này là xí nghiệp công nghiệp lớn cùng những cơ sở tiểu công nghiệp có tính chất gia đình, và bên cạnh sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong công nghiệp vừa có tính chất tuần tự, vừa mang tính chất nhảy vọt.
Thứ năm bên cạnh mặt phát triển nhất định của công nghiệp miền Nam giai đoạn này, thì vẫn còn một số thiếu sót hay nói đúng hơn là sự yếu kém chưabao giờ thấy được ở một quốc gia nào trên thế giới như ở miền Nam lúc bấy giờ, đó là một cơ cấu kinh tế công nghiệp tuy có phát triển nhưng đằng sau sự phát triển đó vẫn còn mang khá nhiều tính chất lạc hậu què quặt của một thuộc địa (miền Nam Việt Nam) bị chiến tranh làm biến dạng đi một phần nào. Chúng ta có thể thấy kinh tế công nghiệp miền Nam có bước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, điều đó là sự tiến bộ trong kinh tế cộng nghiệp miền Nam. Tuy nhiên cái gọi là chủ nghĩa tư bản đó thực chất phát triển không phải do tự thân của mình mà là do sự bảo bộc của yếu tố bên ngoài đó là Mỹ. Như vậy Mỹ là nhân tố trực tiếp viện trợ rất lớn cho chính phủ miền Nam phát triển kinh tế vững chắc, qua đó ta thấy nền kinh tế công nghiệp miền Nam mang vóc dáng của một kẻ ăn bám thường trực đối với Mỹ. Điều này có thể được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đén sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà sau này. Thể hiện rõ qua việc Mỹ viên trợ nhiều thì kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng ở miền Nam có điều kiện phát triển nhất định. Như với nhiều lí do trong đó là thất bại trong chiến tranh ngày càng nhiều ở Việt Nam đã làm cho Mỹ tổn thất và nản ý trí. Chúng ta có thể gọi đây là đầu tư nhiều nhưng không nhận được bao nhiêu là vậy, bởi thế cho nên Mỹ đã rút bớt viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà ở những năm tiếp theo, ví dụ như một con cá được nuôi trong một cái bình, khi người ta cho ăn thì con cá ngày càng phát triển và lớn lên, điều này ta thấy rất rõ sự lệ thuộc của con cá đối với người nuôi, cho ăn nhiều thì cá phát triển nhanh cho ăn ít và khi ngừng cho ăn thì cá kém phát triển dần dần cá bị yếu đi kiệt quệ và chết đi, chính phủ Việt Nam Công Hoà như một con cá được Mỹ dựng lên và nuôi sống khi Mỹ nhảy vào miền Nam, khi Mỹ viện trợ nhiều thì kinh tế ở miền Nam phát triển, nhưng từ khi Mỹ cắt giảm viện trợ thì Việt Nam Cộng Hoà rơi vào tình trạng hụt hơi về kinh tế, mà chúng ta biết kinh tế thì quyết định chính trị, kinh tế Việt Nam Cộng Hoà kém phát triển dẩn đến chính trị bị khủng hoảng theo, bằng chứng là sự đổi ngôi vị tổng thống liên tục của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà hòng cứu vãng tình thế, cứ như vậy không còn sự viện trợ thì Việt Nam Cộng Hoà rơi vào tình trạng khủng hoảng dẩn đến sụp đổ là hết sức bình thường của một chính phủ chuyên ăn bám người khác.              
  

PHỤ LỤC

BẢNG III.2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG 4 CÔNG  TY, XÍ NGHIỆP LỚN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐỒ UỐNG MIỀN NAM

Loại
% so với lực lượng làm thuê
BIG
Phương toàn
Merry Realm
Bình tây
Quản lý  và nhân viên hành chánh
515 (13,6%)
16 (13,5%)
7 (19%)
61 (4,5%)
Kỹ sư
11 (0,3%)
1 (0,8%)
7 (19%)
0000
Quản đốc
70 (1,8%)
0000
2 (5,3%)
10 (2,4%)
Công nhân lành nghề
480 (12,7%)
5 (4,1%)
0000
92 (23,1%)
Công nhân không có tay nghề
350 (9,3%)
10 (8,2%)
6 (16,2%)
101 (24%)
Lao động, học nghề
2349 (62,3%)
90 (73,8%)
10 (27%)
157 (37%)
Tổng cộng
3775
122
37
422

 Nguồn:
Trung tâm khuyếch trương kỹ nghệ, Kỹ nghệ Việt Nam, Sài Gòn, 1970, tr.44.
 Nguyễn Kim Hiền, sđd, tr.106.
  
BẢNG III.3.TÌNH HÌNH 9 CÔNG TY CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐỒ HỘP

Tên công ty
Năm thành lập
Vốn đầu tư(triệu ĐMN)
Số lượng công nhâ
Sản phẩm
Sản lượng  (triệu hộp)
Mỹ Châu
1959
8 (1967)
30 (1970)
45
đồ hộp các loại khác
1966: 1,7
1968: 1,8
1969: 1,9
Vĩnh Ký
1969
11.6 (1967)
30 (1970)
88 (1967)
163 (1970)
-nt-
1966: 1,1
1968: 1,2
1969: 1,3
Á Châu
1968

30 (1970)
-nt-
1968: 0,04
1969: 0,26
Intraco
1967
6.4 (1962)
50 (1967)
40 (1963)
200 (1967)
-nt-
1966: 0,81
1968: 0,71
1969: 0,48
Somico
1966
8.7 (1967)
42 (1967)
92 (1970)
-nt-
1966: 0,1
1968: 0,07
Cosuvira
1971


Sữa
1970: 0,78
1971: 7,2
Foremost Daires
1965
73.1(1967)
300 (1970)
278 (1967)
326 (1970)
Sữa đặc có đường
1966: 16,3
1968: 32,5
1969: 41,9
k.năng: 17
Dielac
1971
Máy móc 2.5 tr.US

Sữa

Đông Á
1973
1.2 Tr.US







 Nguồn: 
Nguyễn Kim Hiền,…,sđd,tr.40,50
Trung tâm khuyếch trương kỹ nghệ VN, sđd tr.125,128,129.
Nguyễn Văn Viết, Kỹ nghệ chế biến nông sản tại VN, Ngân hàng phát triển tại kỹ nghệ, Sài Gòn. 1974, tr.53
Nghi Sinh, “ Kỹ nghệ đồ hộp đang phát triển mạnh”.Tuần sau phòng thương mại,SG, số 678, 4//12/1970.
Vũ Thị Loan, “Food industry”. Vietnameses industries digest, Ngân hàng phát triển kỹ nghệ, SG.1971, tr.8,9.
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, kinh tế tạp san số 11,12/1974.
Tài liệu Trung tâm lưu trữ quốc gia II, ký hiệu :S.07, H.769, HS.13.341.


BẢNG III.4. TÌNH HÌNH NHÀ MÁY XAY Ở MIỀN NAM VÀ SÀI GÒN - CHỢ LỚN

Năm
Số nhà máy xay
Số máy xay
Công suất thiết trí
Sản xuất trong 24h ( tấn gạo)
Công nhân
Số công nhân TB/nhà máy

MN
SG-CL
MN
SG-CL
MN
SG-CL
MN
SG-CL
MN
SG-CL
MN
SG-CL
1960
1167
30
2002

49.171
3525
13.981(1)
2181
7840
686
7
23
1966
1338
22
1368
40
35.518
2112
7.938,9
1073,5
5225
470
4
21
1971
2602
18
2646
22
59.317
1562
13.072
910
7028
177
3
10

Nguồn:
Viện Quốc gia thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam 1972, Sài Gòn tr.203,204.
Viện Quốc gia thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam1967-1968. Sài Gòn, tr.241,242 (thống kê Quảng Nam,Quảng Ngãi, Kontum).

BẢNG III.5.TÌNH HÌNH NHÀ MÁY XAY XÁT Ở SÀI GÒN - CHỢ LỚN

Năm
Công suất thiết kế(C.V)
Nhà máy
Máy xay
Công nhân
Công nhân TB/nhà máy
1960
3525
30

686
23
1963
2330
30

623

1964
1975
26
30
605

1966
2112
22
40
470

1968
716
13
16
184

1971
1562
18
22
177
30

Nguồn: Giống bảng III.4

BẢNG III.6. TÌNH HÌNH NGÀNH SẢN XUẤT DẦU THƯC VẬT
Tên xí nghiêp công ty
Năm thành lập
Công nhân
(1967)
Trị giá máy/LĐ
(triêu$MN/LĐ)
Vốn- 1967
(tr$ MN)
Sản lượng
(1966) (tấn)
1.Dủ Phát
1959
14
0,378
36,3
258
2.Vĩnh Đại
1966
41
0,073
28
21
40 (1973)
3.Tường An
1952
20
0,075
15,5
170 (1973)
3000
4.Nam Á mỹ nghệ dầu
1973
26 (1973)
-
-
209 (1973 )
5.Vinadaco
1973
-
-
440
9100 (khả năng)
6.Navioil
1973
-
-
2450
39.000(khả năng)


Nguồn:
Nguyễn Kim Hiền, sđd, tr.91.
Ngân hàng phát triển kỹ nghệ VN, kỹ nghệ biến chế nông sản tại VN,1974, TR.49-53.
“Tình hình hoạt động kỹ nghệ 1973”. Tạp chí Chấn Hưng Kinh Tế số 837, 5/4/1973, tr.7
Quỹ phát triển kinh tế quốc gia, triển vọng xuất cảng của Việt Nam Cộng Hoà Sài Gòn, 12/1972. Tài liệu của trung tâm Lưu trữ quốc gia II, ký hiệu Vv 1752. 

BẢNG III.7 TÌNH HÌNH MỘT SỐ XÍ NGHIỆP, CÔNG TY
LỚN KÉO SỢI DỆT VẢI 1970

STT
Công ty
Nhà máy
Công nhân
Kéo sợi
(mét)
Dệt
(máy)
Nhuộm
(triệu m/n)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Vinatexco
Vinatefinco
Vimytex
Sicovina
Dacotex
Donafitex
Intertexco
Hoa tưởng
Đồng Nai kỹ nghệ dệt
1
1
1
4
1
1
1
1
1
1526
455
2426
2888
673

378

40.000

40.000
50.000

20.000
840

800
800
400

300
200

130

20
20
30
10

5

TC
1970
12

150.000
3470
85

Nguồn:
Trung tâm khuyếch trương kỹ nghệ, kỹ nghệ Việt Nam.SG 1970, tr.11.
Nguyễn Thị Kim Hiền,sđd,tr 144-145.



BẢNG III.8. TÌNH HÌNH ĐẠI SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIẤY (1967)

Năm thành lập
Công ty, nhà máy
Vốn đầu tư
(triệu đMN)
Sản lượng (tấn giấy các loại)
Số lao động
(người)
1961
1963
1967
1967
1967
1966
1968
1961
1967
Cogido (giấy bìa mỏng)
Cogivina
Cobogido (bột giấy)
Cogimeko (giấy)
Nagico (giấy)
Vilisapha (giấy bìa)
Sovi (giấy bìa)
Vĩnh lợi (giấy bìa)
Vĩnh Huê (giấy)
832
798
372
170
70
34
25
15
12
9.450
8.540

(325)
3.027
190
-
1.696
315
650
355
100
150
153


97

T.Cộng (có khai với Bộ KT)

1948: Đại Nam
1964: Diệm Phát
2.328

8
8
23.218

-
-


-
-
T. Cộng (không khai báo Bộ KT)
16
500

Tổng cộng
2344
24.718 (40% nhu cầu thị trường)


Nguồn:
Nguyễn Thị Kim Hiền,…sđd, tr.157 – 158.
Trung tâm khuyếch trương kỹ nghệ Việt Nam, Kỹ Nghệ Việt Nam Sài Gòn,1970, tr.45.




BẢNG III.9. TÌNH HÌNH NGÀNH CÔNG NGHIỆPCHẾ BIÊN  KHOÁNG CHẤT


Số XN
số LĐ
Số XN có trên 10 LĐ số LĐ
Số XN có trên 50 lao LĐ số LĐ
Vốn đầu tư
(triệu đ MN)
Thương vụ
(triệu đ MN)
Miền Nam
1960
512 XN
3.956 LĐ
118 XN
2.902 LĐ
9 XN
901 LĐ
58 (năm 1957)

Sài Gòn
1960
956 XN
1.406 LĐ




Miền Nam
1967
67 XN
3.956 LĐ


2.562
1.405
Sài Gòn-
Chợ Lớn- Gia Định 1973

234 XN
6.875 LĐ

164 XN
25 XN
(Đại CN: 4.310 LĐ)
18.017 (Đại CN:16.437 LĐ)
12.038

Nguồn:
Institut national de la statistique, Recensement des é tablissements au Viet Nam 1960, SG, 1962, tập.I, tr.60 .
Institut national de la statistique, sđd , tập.II, tr.132
Nguyễn Thị Kim Hiền,sđd, tr.17 .
Quỹ phát triển kinh tế quốc gia, Cơ cấu kỹ nghễ chế biến Việt Nam, SG, 1974.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2009), Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, NXB Giáo dục Việt Nam.
[2] Nguyễn Huy (1972), Hiện tình hình kinh tế Việt Nam, NXB Lửa Thiêng, Sài Gòn.
[3] Nguyễn Văn Ngôn (1972), Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, NXB Cấp Tiến, Sài Gòn.
[4] Đặng Phong (1991), 21 năm viện trợ Mĩ ở Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học thị trường – giá cả, Hà Nội.
[5] Đặng Phong  (2004), Kinh tế Việt Nam thời kì 1955 – 1975, NXB khoa học xã hội,Hà Nội tháng 12.
[6] Hồ Thới Sang (1972), Kinh tế Việt Nam, Viện Đại học Sài Gòn, Luật khoa Đại học Đường.
[7] Võ Văn Sen (1996), Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam 1954 – 1975, NXB TP HCM.
[8] Đào Văn Tập (chủ biên) (1980), 35 năm kinh tế Việt Nam 1945 – 1980, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
[9] Đào Văn Tập (chủ biên) (1990), 45 năm kinh tế Việt Nam 1945-1990, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
[10] Trần Văn Thọ (chủ biên) (2000), Kinh tế Việt Nam 1955 – 2000, Tính toán mới phân tích mới, NXB thống kê, Hà Nội tháng 12.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét