Chào mừng đến với Blogger !!!

30 tháng 5, 2012

BÍ ẨN ĐẶC NHIỆM LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM


(Với nhiều người Mỹ, vai trò của các cố vấn Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam mãi là điều bí ẩn. Bởi họ không tin khả năng của người Việt Nam lẫn sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô đối với Việt Nam).
(ĐVO) Sự cần thiết của viện trợ và cố vấn Liên Xô.
Không lâu sau khi phát-xít Đức đầu hàng ở châu Âu, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, đã được công bố thành lập. Sự thành lập quốc gia công nông đầu tiên ở châu Á, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cơ bản đã thay đổi tình hình địa chính trị trong khu vực. Trong khi đó, người Pháp không có ý định rời bỏ khu vực cựu thuộc địa. Không lâu sau một cuộc chiến tranh mới và đẫm máu đã nổ ra. 
Quân đội Anh do Tướng Gracie chỉ huy đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp quay lại thuộc địa cũ, thay vì  hứa sẽ trợ giúp giải giáp quân Nhật. Các nước đồng minh công khai vi phạm các quy định của Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó nói rằng, tất cả các nước đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát-xít sẽ nhận được sự tự do mà họ mong đợi. 
Tuy nhiên, vào thời gian này Việt Nam đã cho thấy một sự gia tăng đáng kinh ngạc của tinh thần yêu nước, và thực dân Pháp đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ chính phủ Pháp đã buộc phải đồng ý ký Hiệp định Geneva.
Theo sáng kiến của Liên Xô, cuối tháng 4/1954 tại Geneva đã diễn ra lễ ký văn kiện công nhận độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia, và khôi phục hòa bình tại khu vực. Kết quả, Việt Nam tạm ngăn cách bởi ranh giới vĩ tuyến 17. 
Nếu như Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo có uy tín thực sự, có sự ủng hộ của đại đa số nhân dân Việt Nam, và được các nước XHCN hỗ trợ, thì Ngô Đình Diệm đơn giản chỉ là con rối tầm thường của phương Tây. Không lâu sau đó Diệm cũng bị mất đi sự ủng hộ vốn rất ít ỏi trong dân chúng và phải đối phó với cuộc chiến tranh du kích quy mô lớn trên toàn lãnh thổ miền Nam. 
Những diễn biến nêu trên cho thấy kế hoạch bầu cử dân chủ như đã định tại Hội nghị Geneva sẽ bất lợi đối với phương Tây, bởi chiến thắng của Hồ Chí Minh là không thể đảo ngược. Ngay sau đó Mỹ can thiệp vào tình hình, tuy nhiên một cuộc chinh phục thần tốc đất nước này như ý đồ của Wasington đã không diễn ra.
Lãnh thổ miền Nam của Việt Nam gần như hoàn toàn được bao phủ bởi rừng rậm, tạo điều kiện cho lực lượng du kích dễ dàng ẩn náu. Những hành động quân sự quen thuộc và hiệu quả ở châu Âu, đã không áp dụng được ở đây, trong khi chính quyền miền Bắc cung cấp hỗ trợ đáng kể cho du kích địa phương. 
Sau sự cố “Vịnh Bắc Bộ” Không quân Mỹ ném bom miền phá hoại Bắc Việt Nam. Những “Bóng ma màu đen” (Phantom) dội từng đợt bom xuống Hà Nội, phá hủy các mục tiêu quân sự và gây tác động tâm lý lớn đối với dân chúng. Lúc này hệ thống phòng không ở miền Bắc gần như không có, và người Mỹ nhanh chóng cảm thấy đắc ý khi không bị trừng phạt vì những tội ác.  
Trong bối cảnh như vậy sự giúp đỡ từ phía Liên Xô cần phải tiến hành ngay không chậm trễ. 
Người Mỹ đinh ninh giao chiến với Quân đội Liên Xô.
Ngoài vũ khí, Liên Xô còn gửi đến Việt Nam cả những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quân sự cũng nhưng dân sự. Điều này làm người Mỹ lo ngại thực sự. 
Để minh họa cho sự lo ngại đó, các nhà làm phim Mỹ đã thực hiện bộ phim "Rambo". Trong đó, các đạo diễn Mỹ đã "đưa ra ánh sáng" những trận chiến khốc liệt giữa các "anh hùng" của họ và "những tên côn đồ khét tiếng" của lực lượng đặc biệt Nga. (*)
Trên thực tế, các chuyên gia và cán bộ Liên Xô có mặt ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu tham gia đào tạo sĩ quan Việt Nam và dạy cách sử dụng vũ khí trang thiết bị quân sự của Liên Xô. 
Trái ngược với mong đợi của người Mỹ, mà theo dự báo của họ, công việc đào tạo của chuyên gia Liên Xô đạt được kết quả phải mất ít nhất một năm. Người Việt Nam chỉ mất 2-3 tháng đã có thể làm chủ trang thiết bị quân sự do Liên Xô viện trợ và sử dụng các vũ khí mới đó chống lại người Mỹ. 
Điều này dẫn đến sự nghi ngờ lớn trong quân đội Mỹ, họ cho rằng chuyên gia Liên Xô tham trực tiếp vào cuộc chiến, và rằng những phi công đối phương đang đối đầu với họ trên bầu trời không phải là những người Việt Nam mà là những phi công Xô-viết.
Không thể phủ nhận rằng người Mỹ có lý do để không tin tưởng vào sự đảm bảo của Liên Xô rằng, các chuyên gia quân sự chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực tế là phần lớn dân số của miền Bắc Việt Nam vừa mới được xóa mù chữ. Những khó khăn kinh tế thời hậu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hạ thấp thể lực của đa số dân chúng. Ngay cả sức lực tối thiểu của sự chịu đựng và sức mạnh ở nam giới bình thường cũng yếu. Theo đánh giá, thanh niên chỉ có thể cầm cự được trong vòng 10 phút chiến đấu với kẻ thù. Về kỹ năng trong việc thử nghiệm trên máy móc hiện đại là hoàn toàn không có. 
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, có hơn 10.000 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô  đào tạo quân sự và kỹ thuật-công nghệ quân sự hiện đại. Theo các đánh giá khác nhau, viện trợ hữu nghị cho Việt Nam tiêu tốn của ngân sách Liên Xô từ 0,5-2 triệu USD/ngày.
Đứng trước nhiều khó khăn này, trong năm đầu tiên của cuộc đối đầu bằng không quân miền Bắc Việt Nam (1964-1965) đã tiêu diệt một phần lớn số máy bay quân sự của Mỹ. Máy bay MiG đã giành được khả năng cơ động cao hơn trước những “bóng ma” huyền thoại của Không quân Mỹ, họ đã tấn công chớp nhoáng gây thiệt hại vào đội hình bay của quân đội Mỹ và trốn tránh thành công sau vụ tấn công. 
Hệ thống phòng không là thách thức thật sự với Không quân Mỹ vì chúng được đặt dưới vỏ bọc của rừng rậm nhiệt đới, do đó, phần lớn máy bay ném bom Mỹ đã bị bắn rơi. Ngoài ra, công tác tình báo đã hoạt động thành công, thông báo kịp thời và trước thời hạn về những phi vụ xuất kích của máy bay đối phương. 
Người Mỹ đánh giá, toàn bộ hệ thống phòng không của miền Bắc Việt Nam khi đó không cho phép bất kỳ máy bay tiêm kích nào qua mặt, đã được Liên Xô xây dựng, thông qua các cố vấn Liên Xô.
Đúng là đối với những cố vấn Liên Xô, những tháng đầu tiên ở Việt Nam là vô cùng căng thẳng. Điều kiện khí hậu khác nhau, xuất hiện các căn bệnh lạ, côn trùng gây phiền nhiễu không phải là vấn đề chính trong thực hiện nhiệm vụ của họ. Việc đào tạo các đồng chí Việt Nam không hiểu tiếng Nga diễn ra bằng cách “cầm tay chỉ việc”, bời vì không phải lúc nào cũng có sự giúp đỡ của thông dịch viên, một lực lượng thiếu hụt nghiêm trọng vào thời điểm đó. 
Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Xô không trực tiếp tham gia chiến đấu, vì họ có số lượng rất ít, và có "giá trị lớn" và không được phép đem ra đánh đổi trong bất kỳ trận chiến nào. Theo hồi ký của các cựu  Liên Xô, họ thậm chí không có vũ khí cá nhân của mình. 
Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Mỹ nghiêm cấm việc bắn tàu và phương tiện vận tải của Liên Xô, bởi hành động như vậy có thể kích động một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Số vũ khí phòng không kể trên đến được với Hà Nội cũng là một kỳ tích, bởi trên suốt quá trình vận chuyển đã phải trải qua các vụ đánh bom ác liệt của Không quân Mỹ và cả sự dòm ngó của Trung Quốc. 
Xua tan những nghi ngờ.
Có ý kiến cho rằng, Liên Xô đã viện trợ cho Hà Nội những vũ khí đã lỗi thời. Điều này hoàn toàn là bịa đặt. Theo ý kiến của ông Nikolay Koliesnik, cựu trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, những máy bay tiêm kích hiện đại nhất MiG-21 và cả hệ thống tên lửa đất đối không Dvina - những vũ khí, mà theo xác nhận của chính người Mỹ, ở thời điểm đó là đáng sợ nhất hành tinh. 
Ông Kolesnik cũng đặc biệt nhấn mạnh trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia Liên Xô được gửi sang Việt Nam, đồng thời cũng đánh giá cao tính kiên trì của người Việt trong việc học tập làm chủ vũ khí cũng như nắm vững khoa học quản lý nhanh nhất có thể.
Chính quyền Mỹ biết rõ có sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc Việt Nam, nhưng tất cả các chuyên gia, gồm cả chuyên gia quân sự, đều bắt buộc phải mặc trang phục dân sự, tất cả giấy tờ tùy thân của họ đều bị giữ lại ở Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, và cả đích đến cuối cùng của “chuyến công tác” của mình, họ cũng chỉ được biết vào phút chót. Yêu cầu về tính bí mật được người ta giữ kín cho đến khi chuyên gia Liên Xô rút khỏi Việt Nam, số liệu chính xác và tên tuổi của những người tham gia đã không được tiết lộ cho đến thời gian gần đây.  
Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.
(*) Tất cả sự sợ hãi trước những người lính đặc nhiệm Liên Xô được tập trung thể hiện trong bộ phim "Rambo", như một cách để thuyết phục các chính trị gia Mỹ về cái gọi là "sự dính líu của Liên Xô ở Việt Nam". Thế nhưng, nếu tính ra, số quân nhân Liên Xô đến Hà Nội chỉ bằng khoảng 6/1.000 so với quân số Mỹ (chưa kể thêm 4.000 nhân viên gắn mác dân sự ở Nam Việt Nam). Rõ ràng sự sợ hãi được đề cập trong bộ phim "Rambo" chỉ là sự phóng đại.
Chưa có sự xác nhận chính thức nào của các bên về việc có hay không sự hoạt động của các toán lính biệt kích đặc nhiệm Liên Xô chống lại Quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Trong khi trên một số mạng của Nga cũng có đề cập đến một số hoạt động của lực lượng biệt Liên Xô ở đây, tuy nhiên lượng thông tin rất ít ỏi. Đó là chiến dịch đánh cắp 1 trực thăng Mỹ Cobra tại Khe Sanh năm 1962 và một số hoạt động ở khu vực Tây Ninh.
Nếu tin vào những câu chuyện huyễn hoặc về những người Bolshevik với súng máy, ẩn nấp trong rừng rậm và tấn công lực lượng dân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ngày càng được phổ biến ở Hoa Kỳ, thì có thể kết luận rằng chỉ có 10.000 hay 11.000 binh sĩ Liên Xô chiến thắng trước đội quân nửa triệu người của Mỹ?
Chúng tôi từng chiến đấu ở Việt Nam”. Gần 40 năm trôi qua, ký ức về 12 ngày đêm khói lửa đó vẫn vẹn nguyên trong mỗi người…
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không không chỉ xuất phát từ ý chí kiên cường và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam, mà còn là hiện thân cho tinh thần tương trợ của bè bạn quốc tế. Hồi ký "Chúng tôi đã chiến đấu ở Việt Nam" của các chuyên gia quân sự nước bạn sẽ giúp chúng ta sống lại với những thời khắc đáng trân trọng của lịch sử. 
Dưới đây là các trích đoạn trong tác phẩm này:
Kỳ 1: Ấn tượng Việt Nam.
Sáng sớm 3/12/1971, chuyến bay đưa nhóm chuyên gia Liên Xô, trong đó có tôi (Sozranov A.Kh.) hạ cánh xuống sân bay ở Hà Nội. Từ đó, 300 ngày kề vai sát cánh cùng quân và dân Việt Nam vào những thời khắc ác liệt nhất là quãng thời gian thật hào hùng và không phai mờ trong tôi.
Khi còn ở Liên Xô, tôi được đọc nhiều bài viết về nhân dân Việt Nam anh hùng đã gần 30 năm chiến đấu vì độc lập, tự do. Tôi rất khâm phục và luôn đứng về phía họ. Bây giờ, tôi và đồng đội đang sát cánh cùng nhân dân Việt Nam, tận mắt chứng kiến tinh thần đoàn kết, chủ nghĩa anh hùng và niềm tin chiến thắng đó.
Mảnh khảnh nhưng phi thường
Trên các nẻo đường Việt Nam, chúng tôi thường gặp rất đông trẻ em, khiến tôi nhớ tới 3 đứa con nhỏ của mình ở quê hương. Mỗi khi có dịp dừng lại, tôi đều chia kẹo và vui sướng ngắm nhìn bọn trẻ hồn nhiên. Tôi cũng đã thấy hàng trăm người dân, thậm chí cả trẻ em cũng tham gia sửa đường, xây dựng trận địa tên lửa, đào hầm, bẻ lá ngụy trang... Thật đáng cảm phục! Yêu mến Việt Nam, tôi càng căm thù cuộc chiến tranh mà kẻ khác đã mang đến reo rắc cho mảnh đất này. 
Tôi đã ở Việt Nam 300 ngày với các đồng đội là chuyên gia tên lửa. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Cục Kỹ thuật Phòng không - Không quân, làm việc chủ yếu vào ban đêm, di chuyển vào sáng sớm hoặc chiều tà, nghỉ ngơi vào ban ngày. 
Các bạn Việt Nam và chúng tôi tin tưởng lẫn nhau trong công việc. Các sĩ quan và chiến sĩ tên lửa Việt Nam làm việc rất nghiêm túc, thông thạo chuyên môn và trưởng thành qua thực tế chiến đấu. 
Khi gặp những hỏng hóc phức tạp, tuy lúc đầu có lúng túng, nhưng chỉ cần một lần chỉ dẫn là họ đã ghi nhớ và rút kinh nghiệm được ngay. Đây là phẩm chất mà ngay cả các trắc thủ tên lửa của Liên Xô không phải lúc nào cũng có được. 
Về mặt chiến thuật, các đồng chí Việt Nam hành động rất khôn khéo. Họ tổ chức phục kích, bố trí trận địa tên lửa trong rừng hướng về phía máy bay Mỹ thường xuất hiện. Chúng tôi cùng chuẩn bị kỹ khí tài, rồi sau đó mới phóng tên lửa vào máy bay địch. Và chúng khó mà thoát được. 
Sau trận đánh, tiểu đoàn tên lửa phải nhanh chóng di chuyển. Các bạn Việt Nam làm việc này rất tuyệt vời, vì ai đã từng làm việc với loại tên lửa S-75 đều biết nó rất cồng kềnh, nặng nề. Việc triển khai và thu hồi càng phức tạp hơn vào mùa mưa, hay trong rừng rậm. 
Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy các chàng trai Việt Nam mảnh khảnh lại có sức mạnh phi thường như vậy. Họ thao tác thuần thục, giữ an toàn cho cả khí tài và con người. Chính chúng tôi cũng rút ra nhiều kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu ở Việt Nam khi sử dụng khí tài tên lửa trong chiến tranh hiện đại chống lại đối phương mạnh như Không quân Mỹ.
Ân tình trong khói lửa.
Chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt. Đêm 25/12/1971, nhóm chuyên gia chúng tôi đã chuẩn bị xong khí tài cho tiểu đoàn 52, E267 đang bố trí ở phía Nam TP.Vinh. 
Sáng 26/12, khi phát hiện mục tiêu bay vào, tiểu đoàn 52 phóng lên 2 quả tên lửa. Một chiếc bốc cháy, nhưng trận địa đã bị lộ. Khi các đồng chí Việt Nam đưa chúng tôi nhanh chóng rời ca-bin, thì bất ngờ vang lên tiếng nổ dữ dội, khiến chúng tôi ngã xuống đất, khói trắng bốc mù mịt. 
Một quả tên lửa Shrike đã bắn trúng kho chứa phân bón hóa học nằm gần đài điều khiển, làm cho mọi vật bị phủ một lớp bụi trắng xoá. Các bạn Việt Nam vừa chạy đến, vừa kêu: “đồng chí Viktor”. Tôi nhìn sang thấy Thiếu tá Viktor Makarokhin nằm ngay gần tôi, máu đang chảy ra từ lưng và ngực trái. 
Chúng tôi băng bó và chuyển Viktor đến ngay bệnh xá trong làng. Biết tin một chiến sĩ Liên Xô bị thương nặng, ngay sau đó, nhiều người đến tận nơi động viên, thăm hỏi Viktor, trong đó có bà mẹ tuổi cao, từng là du kích chống Pháp đầu tiên ở đây. Tôi nhớ mãi thái độ quan tâm đặc biệt của người dân địa phương. 
Sau đó, Vicktor được Thiếu tá - Bác sĩ Trần Quang Vy và Trung úy - Bác sĩ Đào Thị Oanh của Quân y viện Quân khu 4 cùng với kíp mổ từ Hà Nội (trong đó có Đại tá - Bác sĩ phẫu thuật Romanov N.G) vào tiến hành mổ. Tuy nhiên, vì không có máy chụp X-quang, nên đã không lấy hết được mảnh đạn trong người. Viktor ra viện và tiếp tục đi công tác với chúng tôi nửa năm nữa. 
Nhưng rồi cơn đau lại tăng lên do các mảnh đạn vẫn còn trong người gây ra. Anh được đưa về Liên Xô và phải mổ thêm 2 lần nữa, nhưng cũng không thể lấy hết được các mảnh đạn nằm ở gần tim và thận. Với thành tích trong chiến đấu, anh được tặng thưởng huân chương Sao đỏ và chuyển ngành với quân hàm Trung tá. 
Ngày 8/9/1972, khi máy bay Mỹ đánh vào trận địa tên lửa ở phía Bắc Hà Nội, Thượng úy Mikhail Bindikov bị thương nặng. Chiếc F4 còn vòng lại, thả thêm một quả bom mẹ chứa 400 bom con (mỗi bom con chứa 400 viên bi) xuống chỗ đó, làm anh bị thêm hàng chục mảnh đạn nữa. Tất cả các chuyên gia Liên Xô và bạn Việt Nam đều tình nguyện hiến máu cứu anh. Nhưng vì vết thương quá nặng, ngày 10/9, Bindikov đã hy sinh. 
Càng đi vào các tỉnh phía Nam, tôi càng thấy Không quân Mỹ đánh phá dữ dội, hố bom chi chít dọc Đường 1. Ba lần qua ngã ba Đồng Lộc, tôi nhớ mãi hình ảnh các cô gái dũng cảm đứng trên đỉnh đồi quan sát bom địch thả xuống để kịp thời phát hiện và đánh dấu bom nổ chậm...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét