MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC..............................................................................................................................
1
1. Lí
do chọn đề tài................................................................................................................
3
2. Lịch
sử vấn đề....................................................................................................................
3
3. Mục
tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................
4
4. Đối
tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................................
5
5.
Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................
5
6. Đóng
góp của đề tài...........................................................................................................
5
7. Cấu
trúc đề tài....................................................................................................................
5
Chương
1: Khái quát về lịch sử Đồng Tháp .................................................................... 6
1.1.
Quá trình hình thành vùng đất Đồng Tháp.................................................................
6
1.2.
Đồng Tháp trong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1954 – 1975........ 8
1.2.1. Đấu tranh đòi thi hành hiệp định
Giơnevo, thực hiện dân sinh, dân chủ, tiến tới xây dựng lực lượng chính trị, võ
trang, phát động quần chúng đồng khởi giành quyền làm chủ (1954-1960) 9
1.2.2. Kết hợp đấu tranh chính trị vũ trang,
phát động nổi dậy tiến công giành quyền làm chủ (1956-1960) ..................................................................................................................................... 10
1.2.3.Đánh bại các chiến lược chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mĩ và tay sai giải phóng quê hương (1961-197)...........................................................................................................................
12
Chương
2: Những di tích lịch sử - cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trên địa
bàn Đồng Tháp ...................................................................................................................................... 20
2.1.
Đặc điểm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở Đồng Tháp ................................ 20
2.2.
Nhóm di tích lịch sử - Cách mạng ............................................................................. 20
2.2.1. Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến Tỉnh Ủy Kiến
Phong – Căn cứ Xẻo Quýt ......................... 20
2.2.2. Di tích lịch sử chiến thắng Giồng Thị
Đam – Gò Quản Cung .......................... 26
2.2.3. Di tích lịch sử vụ thảm sát Bình Thành...............................................................
34
2.3. Ý nghĩa và vai trò của các
di tích lịch sử - cách mạng đã đóng góp đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ ........................................................................................................ 38
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 44
PHỤ LỤC
1. Lí do chọn đề tài
Đồng tháp là vùng đất
địa linh nhân kiệt, nơi đây hội tụ nhiều con người có tài trong đó có Cụ Nguyễn
Sinh Sắc tìm đến và truyền bá chủ nghĩa yêu nước, làm thiện giúp đời và coi đó
là quê hương thứ hai cho mình vào những lúc cuối đời.
Thông qua nhiều nguồn tư
liệu, chúng ta đã biết lịch sử là những sự việc đã xãy ra trong quá khứ không
thể lập lại, trải qua nhiều thế hệ, còn văn hóa theo từ điển tiếng Việt do
Hoàng Phê chủ biên “là tổng thể nói chung những giá trị vật chất
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.
Quá
khứ sẽ qua đi nhưng lịch sử văn hóa là những di sản vẫn còn tồn tại, ở đây là
những di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ trên vùng
đất Đồng Tháp. Nó bám chặt trên mảnh đất quê hương, là sợi dây vô hình kết nối
giữa quá khứ và hiện tại, là chất liệu nuôi lớn những tâm hồn và là suối nguồn
chấp cánh tương lai...
Mặt khác Đồng Tháp là
một tỉnh lẻ nằm ở góc trời biên giới
phía Tây Nam nên trong quá trình khai phá, người dân đã ra sức giữ gìn và bảo
vệ lãnh thổ của mình, chống lại sự xâm chiếm của kẻ thù. Đặc biệt, là vùng đất
Đồng Tháp Mười là căn cứ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và những chứng tích
tội ác của kẻ thù còn ghi lại dấu ấn trên vùng đất này: Di tích lịch sử - căn
cứ kháng chiến của Tỉnh Ủy Kiến Phong (căn cứ Xẻo Quýt), Di tích lịch sử chiến
thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, Di tích
lịch sử vụ Thảm sát Bình Thành... những di tích này đều có những tính chất lịch
sử đan xen khác nhau, nhưng nhìn chung thì nó góp phần tạo ra một dòng chảy
xuyên suốt tạo nên một bức tranh sinh động giữa quá khứ và hiện tại. Nó tái
hiện lại tinh thần kiên cường của nhân dân Đồng Tháp trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ. Thông qua các di tích này chúng ta có thể hiểu rõ một phần nào về sự
cống hiến to lớn của cha, anh chúng ta đã đổ xương máu vào để giành lại nền độc
lập cho chúng ta hôm nay.
Trên tinh thần đó, chúng
em tiến hành “Tìm hiểu các di tích lịch
sử - Cách Mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở Đồng Tháp giai
đoạn 1954 – 1975”. Qua đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần nào hiểu rõ thêm vai
trò của các chứng tích Cách Mạng cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
2. Lịch sử vấn đề
Để nghiên cứu vấn đề này
thì chúng tôi đã kế thừa những phần mà các tác gia sử họ đã nghiên rồi, để từ
đó có được những kinh nghiệm trong việc làm đề tài này.
1. Trong cuốn “Điều tra nghiên cứu, biên soạn tài liệu giang
dạy lịch sử và địa lý địa phương tỉnh Đồng Tháp ” của Phạm Chí Năng Nxb
Giáo Dục Đào Tạo. Cuốn sách này đề cặp đến lịch sử địa phương ở tỉnh Đồng Tháp
2. Hay “Đồng Tháp đất và người” của nhiều tác giả Nxb Trẻ Hội Khoa Học Lịch Sử
Đồng Tháp năm 2009, đề cặp đến một số vấn đề về lịch sử hình thành Đồng Tháp, về lịch sử - văn hóa con người của
Đồng Tháp.
3. “Sống dậy đồng nước”, Nguyễn Khắc Hiền
(2008), Hội văn học – nghệ thuật Tỉnh
Đồng Tháp: nghiên cứu về chiến thắng
Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung cụ thể về mặc diễn biến và một số tác động đến
tình hình của địch và ta.
4. “Đồng
Tháp – Đất & Người Tập II”, Hội khoa học lịch sử tỉnh Đồng Tháp, Nxb
Trẻ: nghiên cứu tổng thể về sự phát
triển về vùng đất và con người Đồng Tháp trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
5. Căn cứ Xẻo Quýt trong
sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954- 1975), luận văn Thạc sĩ khoa học
Lịch sử, năm 2009, của Nguyễn Thị Kim Thắm, nghiên cứu quá trình thành lập, xây
dựng, bảo vệ, phát triển, tổ chức hoạt động, sinh hoạt trong căn cứ Xẻo Quýt.
Qua đó làm nổi bật vai trò của căn cứ Xẻo Quýt trong kháng chiến chống Mĩ.
Ngoài
ra còn một số bài viết, công trình đánh giá nhận định trên các sách, tạp chí,
Wedsite về các di tích lịch sử cách mạng – văn hóa trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Xưa và Nay…
Tóm lại những công trình
trên phần nào khái quát, về những di tích lịch sử cách mạng. Ở đề tài khoa học
này, tôi muốn đi tìm hiểu cụ thể hơn về các di tích lịch sử cách mạng này để
tìm hiểu vị trí vai trò và những đóng góp của nó trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng
tôi cố gắng giải quyết những vấn đề đã đặt ra ở đề tài khoa học này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Tìm
hiểu về
các di tích lịch
sử cách mạng trên địa bàn Đồng
Tháp trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Để biết
được nó có đóng góp gì
cho sự thắng lợi trong kháng chiến chống Mĩ.
Nhiệm vụ: Tìm hiểu các
di tích lịch sử - Cách Mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở Đồng
Tháp giai đoạn 1954 – 1975.
4.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các di tích cách mạng ở
Đồng tháp trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1954 – 1975.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đứng trên lập trường
quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời kết hợp
một số phương pháp khác như:
Phương pháp lịch sử.
Phương pháp logic.
Phương pháp sưu tầm,
nghiên cứu và chọn lọc tài liệu có liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Làm rõ hơn sự đóng góp
của các di tích lịch sự cách mạng trong cuộc kháng chiến chóng Mĩ cứu nước.
Thông qua đó góp phần gìn giữ và bảo tồn các di tích.
7.
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần dẫn luận,
phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục luận văn gồm 2 chương đó là:
Chương 1: Khái quát về
lịch sử Đồng Tháp
Chương 2: Những di tích
lịch sử - cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trên địa bàn Đồng Tháp
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP
1.1. Quá trình hình thành vùng đất Đồng Tháp
Do đặc điểm hình thành, tỉnh Đồng Tháp là sự hợp
nhất của 2 vùng Nam
và Bắc Sông Tiền, tương ứng với 2 địa danh Sa Đéc và Cao Lãnh. Dù mỗi vùng đều
có những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhưng tựu trung
vẫn là một quá khứ đầy chứng tích oai hùng.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII hay cuối
thế kỷ XVI đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Sa Đéc là từ
tiếng Khơme, có nghĩa là “chợ Sắt”. Bán dụng
cụ nông nghiệp rèn bằng Sắt hay nhà lồng chợ bằng sắt? Chưa có cách lý giải nào
được cho là thuyết phục nhất về địa danh này nhưng có thể nói vùng Sa Đéc là phần
đất mới nhất trên đường mở nước dứt điểm vào năm 1757 của Nguyễn Cư Trinh, một
vị quan từng lập thành tích an dân ở Quảng Ngãi, ông vào Nam khi mới 37 tuổi.
Việc khẩn hoang tiến hành ở Sađéc bấy giờ còn thô sơ, nhân công ít
ỏi. Người dân đất mới an cư lạc nghiệp chưa được bao lâu thì lại phải đối phó với
cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn. Gần 10 năm, quân sĩ hai
bên tìm kiếm tiêu diệt lẫn nhau ờ vùng Sa Đéc mà di tích quan trọng nhất vào thời
này ta còn tìm thấy là Bảo Tiền, Bảo Hậu ở Long Thắng và đập Đá Hàn ở Long Hậu
(Lai Vung).
Sau thời nội chiến, Sa Đéc đi vào ổn định. Gia Long lên ngôi, vùng
Sa Đéc là một phần của huyện Vĩnh An. Với vị trí địa lý thuận lợi, khu vực bên sông
Tiền là Tân Châu, Hồng Ngự xuống Sa Đéc được Gia Long quy hoạch là trung tâm
kinh tế. Suốt một thời gian dài sau đó, Sa Đéc trở thành chợ sung túc nhất ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long chỉ thua Sài Gòn, Chợ Lớn, mãi cho đến khi Cần Thơ hình
thành. Có thể nói, suốt thời Gia Long - Minh Mạng, Sa Đéc phát triển hết sức mạnh
mẽ nhờ kinh tế thị trường, giao lưu hàng hoá với các khu vực trong vùng và cả
Campuchia.
Đến khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, năm 1889 Sa Đéc đã trở
thành tỉnh lỵ được đô thị hoá theo mô hình áp dụng cho toàn Nam kỳ thuộc địa. Kể
từ đó, Sa Đéc tự trói mình trong phạm vi tỉnh lẽ trong bộ máy cùm kẹp của thực
dân. Thời này, Nam Kỳ chia thành 20 tỉnh đến Chính quyền Sài Gòn lại cắt Nam Bộ
thành 26 tỉnh. Tỉnh Sa Đéc cắt phần đất nằm ở tả ngạn sông Tiền để lập tỉnh Kiến
Phong mới.
Còn vùng Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền cũng có một quá khứ
không kém hào hùng. Sử sách còn ghi, vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ
XVIII, một số lưu dân thôn Bả Canh (nay thuộc xã Đập Đá, thị trấn Đập Đá,
tỉnh Bình Định) vào khai hoang, định cư ven bờ con rạch Cái Sao Thượng hình
thành nên xóm Bả Canh. Người có công lớn trong việc quy dân khai phá lập nên
thôn ấp là Nguyễn Tú, ông được tôn làm Tiền Hiền của làng, nay bia Tiền Hiền
còn tìm thấy ở gần khu vực cầu Đình Trung, phường II, thành phố Cao Lãnh.
Trong buổi đầu khai hoang, lập ấp, khu vực này
thuộc quyền quản lý của Khố trường Bả Canh. Khố trường lúc bấy giờ chưa phải là
phân hạt hành chính mà là một nơi thu thuế bằng hiện vật do các chúa Nguyễn thiết
lập ở những nơi thôn, ấp còn rời rạc chưa liền ranh để có thể thành lập các cấp
hành chính khác. Khố trường đặt nơi nào thì lấy tên thôn xóm đó làm tên. Từ năm
1732, khố trường Bả Canh thuộc châu Định Viễn (dinh Long Hồ)
Cuộc đo đạc địa chính năm 1836 cho thấy trên địa bàn thành phố Cao
Lãnh ngày nay có 8 thôn nhưng 3 thôn Mĩ Trà, Mĩ Nghĩa, Tân An thuộc tổng Phong
Thạnh, phân huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường còn 5 thôn thuộc tổng An Tịnh, huyện
Vĩnh An, tỉnh An Giang là Phú An Đông, Tân Tịch, Tịnh Thới, Tân Thuận và Hoà
An. Đến năm 1838 lập huyện Kiến Phong và Phủ Kiến Tường, huyện lỵ Kiến Phong và
Phủ lỵ Kiến Tường đều đặt tại thôn Mĩ Trà.
Hoà ước 1862, công nhận sự chiếm đóng của thực dân Pháp trên 3 tỉnh
Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, chúng chia các tỉnh thành các tham biện. Khu
tham biện Cần Lố quản lý cả huyện Kiến Phong, chúng dời Phủ Kiến Tường từ Mĩ
Trà về vàm Cần Lố và sáp nhập tham biện Cần Lố vào khu tham biện Tân Thành (Sa
Đéc)
Đến đầu thế kỷ, bằng Nghị định toàn quyền, thực dân Pháp quy định
kể từ ngày 1/1/1900 các tham biện ở Nam Kỳ thống nhất gọi là tỉnh. Theo đó, địa
bàn Cao Lãnh thuộc tỉnh Sa Đéc. Đến đầu năm 1914, quận Cao Lãnh đựơc thành lập.
Đây là lần đầu tiên Cao Lãnh, một tên chợ được chọn làm tên cho một quận. Khu
hành chánh nằm ở bờ sông Cao Lãnh, phía Hoà An, bên kia sông là khu thương mại
với nhà lồng chợ khá sầm uất, kề bên là bến tàu ngày đêm tấp nập.
Đến thời chính quyền Sài Gòn, tỉnh Kiến Phong được thành lập vào
ngày 22/10/1956, Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ.
Nếu xét về quy mô, Cao Lãnh là một tỉnh lỵ nhỏ nhưng do vị trí đặc
biệt và điều kiện khách quan, mỗi giai đoạn lịch sử quan trọng của Nam bộ
đều ghi dậm dấu ấn nơi đây. Đầu tiên là sự xuất hiện của Khố trường Bả Canh
đánh dấu thành công bước đầu của công cuộc khai hoang ở thế kỷ XVII, XVIII. Bước
sang thế kỷ XIX, trong những ngày đầu kháng
chiến chống Pháp, Mĩ Trà đã là chiến trường ác liệt của nghĩa quân Thiên Hộ.
Trong vài thập niên đầu của thế kỷ XX, Cao Lãnh là một trong những địa phương
có phong trào Đông Du rầm rộ ở Nam Kỳ mà nổi bật là nhà cách mạng Nguyễn Quang
Diêu, được coi là một lãnh đạo của phong trào Đông Du. Cao Lãnh còn là nơi dừng
chân của các nhà yêu nước như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Sinh Sắc v.v.
Phát huy truyền thống đó, nhiều thanh niên vùng Hoà An, Cao Lãnh sớm
giác ngộ gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội rồi trở thành những
Đảng viên Đảng cộng sản đầu tiên. Chi bộ đầu tiên đã được thành lập tại làng
Hoà An vào cuối năm 1929. Từ ấy, dưới ánh sáng của Đảng soi đường, người dân
Cao Lãnh đã kiên cường đấu tranh, góp phần cùng cả miền Nam giành thắng lợi
hoàn toàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước và cũng kể
từ ngày 30/4/1975, vùng Cao Lãnh được sát nhập với Sa Đéc thành tỉnh Đồng Tháp
ngày nay.
Trong giai đoạn đầu, Sa Đéc được chọn là thị xã Tỉnh lỵ. Đến năm
1989, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng,
trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ lực của
chính quyền và người dân địa phương cùng chung tay góp sức, Cao Lãnh
không ngừng phát triển và đã được công nhận là thành phố vào năm 2006 vừa qua.
Người dân Đồng Tháp hôm nay không khỏi tự hào với một thành phố trẻ, bên dòng
sông Tiền đang từng ngày, từng giờ vươn mình đi lên cùng đất nước.
1.2. Đồng Tháp trong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai
đoạn 1954 – 1975
1.2.1. Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevo, thực
hiện dân sinh, dân chủ, tiến tới xây dựng lực lượng chính trị, võ trang, phát
động quần chúng đồng khởi giành quyền làm chủ (1954-1960)
Để thi
hành hiệp định Gionevo, từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 10/1954 cán bộ và chiến
sĩ ta hoạt động ở miền Trung và Đông Nam Bộ tập trung về Cao Lãnh để tập kết ra Bắc. Trong vòng 100 ngày này, dưới sự quản
lí của cách mạng, Cao Lãnh mang bộ mặt mới: sản xuất khôi phục, an ninh trật tự
bảo đảm, bộ đội cùng nhân dân trùng tu ngôi mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc,
than sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, dựng đài liệt sĩ, sinh hoạt văn hóa, thể thao
phát triển, niềm tin vào Bác Hồ và cách mạng được cũng cố hơn.
Tỉnh cũng
chỉ đạo sắp xếp lại tổ chức, giải thể tỉnh Long Châu Sa, tái lập lại Tỉnh Sa
Đéc do ông Nguyễn Văn Phối làm bí thư, số cán bộ ở lại rút vào bí mật.
Để thống trị lâu dài đất
nước ta, chúng không chấp nhận tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước như
hiệp định quy định; tháng 10/1956, chúng thành lập trên phần đất bắc sông Tiền
tỉnh Phong Thạnh sau đổi thành tỉnh Kiến Phong với 6 quận ( Hồng Ngự, Đồng
Tiến, Thanh Bình, Cao Lãnh, Kiến Văn và Mĩ
An), sáp nhập phần đất nam song của tỉnh Sa Đéc vào Vĩnh Long (Đến tháng 9/1966,
tỉnh Sa Đéc mới lập lại với quận Châu Thành, Đức Thành, Đức Tôn và Lấp Vò).
Chúng hình thành bộ máy kềm kẹp từ tỉnh xuống ấp, tận cùng là “ngũ liên gia”.
Về mặt
quân sự, chúng cải tổ quân ngụy, huấn luyện trang bị theo kiểu Mĩ, loại dần sĩ
quan thân Pháp…để tiêu diệt những người kháng chiến, chúng tổ chức nhiều chiến
dịch tấn công vào các vúng căn cứ cách mạng cũ kể cả giáo phái.
Các lực lượng giáo phái bắt
đầu phản ứng, “mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia” được thành lập, Bảo an
quân Hòa Hảo, Năm Lửa, Ba Cụt hoạt động mạnh ở một số khu vực Châu Thành, Lai
Vung, Lấp Vò, Hồng Ngự…
Để bảo vệ
cuộc sống tự do, chống địch vi phạm hiệp định, từ cuối năm 1954, các cuộc đấu
tranh của nhân dân nổ ra ngày một nhiều đòi các quyền dân sinh, dân chủ thiết
thực, đòi chúng phải tôn trọng và thi hành hiệp định. Ở các quận Mĩ An, Lấp Vò,
Sa Đéc, Cao Lãnh, cuộc đấu tranh nổ ra dưới nhiều hình thức, mít tinh, biểu
tình, kiến nghị, đòi lại ruộng đất do kháng chiến cấp. Từ 1957 đến 1959 có 78
cuộc đấu tranh, có khi kéo đến Tân Châu, nơi Uỷ hội quốc tế đóng trao kiến
nghị…
Để đối phó
lại chính sách bạo ngược của Mĩ Diệm, để bảo vệ nhân dân, cán bộ, tỉnh ủy bí
mật thành lập một lực lượng võ trang vào
thánh 2/1956 mang danh nghĩa giáo phái lấy tên là tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh ở khu
vực Cao Lãnh sau kết hợp với lực lượng Bình Xuyên thành tiễu đoàn 2 Giải phóng
quân-Bình Xuyên (2GPQ-BX). Phía Nam sông Tiền (Sa Đéc) cũng thành lập một lực
lượng với danh nghĩa giáo phái mang tên tiểu đoàn Lý Thường Kiệt (sau đổi thành
tiểu đoàn 857).
1.2.2.
Kết hợp đấu tranh chính trị vũ trang, phát động nổi dậy
tiến công giành quyền làm chủ (1956-1960)
Sau khi
đàn áp xong lực lượng giáo phái, Mĩ Diệm đánh phá và lực lượng kháng chiến cũ
từ thực lực đến uy tín.
Chúng cho
thiết lập nhiều đồn bót trên mọi ngã giao thong. Đẩy mạnh việc thành lập các
khu dinh điền (ở Đôn Phục, Tân Hộ Cơ, Sa Rày và Khu Mười)…,đào kinh trong vùng Đồng Tháp Mười (Kinh An Long,
Phước Xuyên, Đôn Phục) với âm mưu loại bỏ thế và lực của kháng chiến ra khỏi
vùng căn cứ này. Cho tiến hành “chính sách cải cách điền địa” qua dụ 57, hữu
sản hóa nông dân để xóa thành quả cách mạng, thay thế Thiếu Tá Nguyễn Văn Ngưu
bằng Trung Tá Nguyễn Quốc Hoàng làm tỉnh trưởng Kiến Phong.
Chúng tiến hành chính sách
khủng bố, ban hành luật số 10/59 (đặt Cộng sản ra ngoải vòng pháp luật, thực
chất là tử hình những người kháng chiến cũ) tạo nên không khí khủng bố ngột
ngạc bao trùm mọi nơi.
Không thể
nhân nhượng mãi, tỉnh chủ trương một mặt tổ chức vận động nhân dân nuôi chứa
cán bộ để bảo tồn lực lượng, mặt khác tổ chức đấu tranh có võ trang. Nhiều cuộc
đấu tranh chống bắt lính, chống bắt người trái phép, chống thu lúa ruộng, cướp
ruộng. Tháng 5/1959 tiểu đoàn 2GPQ-BX đánh phá một số dinh điền. Do yêu cầu của
cách mạng ngày càng cao, tháng 5/1959, tiểu đoàn này đổi phiên hiệu thành tiểu
đoàn 502. Bộ đội mở nhiều đợt võ trang tuyên truyền, kết hợp với du kích, cơ sở
nhân dân tiêu diệt nhiều tên ác ôn, tề xã, công an giáng điệp…
Chiến
thắng Giồng Thị Đam-Gò Quản Cung ngày 26/9/1959 của tiểu đoàn 502, là chiến
thắng lớn nhất từ sau 1954, có ý nghĩa chiến lược đối với toàn miền Nam. Nó mở
ra một thời kì đấu tranh mới, đấu tranh chính trị kết hợp quân sự, nó là tiền
đề đánh dấu cách mạng miền Nam đã trưởng thành có khả năng bước vào Đồng khởi
toàn miền, hoàn toàn phù hợp với tinh thần Nghị quyết 15 (tháng 12/1959) của
Trung ương.
Trong những tháng cuối năm
1959 và đầu 1960, quân và dân Kiên Phong-Sa Đéc vùng lên bức phá xiềng xích,
tiêu diệt tề xã, giải phóng nhiều ấp xã. Đến ngày 15/1/1960 cùng với toàn khu Trung
Nam Bộ bước vào Đồng khởi.
Ba đợt
Đồng khởi (tháng 1, tháng 2 và tháng 9/1960, quân và dân khu vực Kiến Phong mở
nhiều đợt tiến công chính trị, quân sự tiêu diệt, làm tan rã hệ thống kềm kẹp nhiều xã ấp, mở rộng vùng giải phóng, phá banh
nhiều đồn bót ven sông Tiền, trên sông Sở
Hạ, kinh Nguyễn Văn Tiếp, đột nhập, phá banh một số khu dinh điền ở Hồng Ngự,
đập tan nhiều cuộc cáng quét của sư đoàn 21 ngụy. Nổi bật là cuộc biểu tình
ngày 21/4/1960, hơn 4000 người từ các quận Hồng Ngự, Thanh Bình, Mĩ An, Cao
Lãnh kéo về thị xã Cao Lãnh yêu cầu tỉnh trưởng ngụy không cho quân đi càng,
bắn phá bừa bãi, không bắt lính, tăng quân cho binh sĩ…địch đàn áp dữ dội nhưng
cuối cùng cũng phải chấp nhận yêu sách.
Ở phía Nam sông, tiểu đoàn 857 cùng nhân dân tổ chức võ trang
tuyên truyền khắp các xã, kết hợp nổi dậy diệt ác phá kềm bứt rút đồn bót, giải
phóng được 6 xã. Ngày 20/11/1960, nhân dân Châu Thành phối hợp với các quận của
Vĩnh Long làm nên cuộc biểu tình gần 8000 người kéo về thị xã Vĩnh Long.
Tính chung
đến cuối năm 1960, toàn tỉnh giải phóng được 15 xã, địch tuy còn phản kích;
song ta hoàn toàn làm chủ vùng giải phóng. Vùng giải phóng hình thành thế liên
hoàn từ biên giới xuống đến vùng hậu Thanh Bình, Cao Lãnh, Mĩ An; vùng chữ V ở
Châu Thành trở thành căn cứ địa vững chắc.
Ngày
20/12/1960, mật trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam (MTDTGPMNVN) ra đời khẳng định thành tựu bước đầu của cách mạng miền
Nam. Ở Đồng Tháp Mặt trận tỉnh ra đời vào tháng 11/1961, tạo nên khí thế phấn
khởi trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
1.2.3. Đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mĩ và tay sai giải phóng quê hương (1961-1975)
1.2.3.1. Phá hoại kế hoạch bình định gom dân lập ấp chiến
lược làm thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ Ngụy (1961-1964)
Sự kiện Đồng khởi đầu năm
1960 và sự ra đời của MTDTGPMNVN đã cáo chung chiến lược “chiến tranh về một
phía” của Mĩ Diệm; để đối phó lại chúng tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc
biệt”, mà trọng tâm là bình định, lập ấp chiến lược (ACL).
Chúng đưa
việc lập ACL lên hàng “quốc
sách”. Tại Kiến Phong chúng thay tỉnh trưởng Hoàng bằng trung tá Đinh Văn Phát,
đề ra kế hoạch giai đoạn I lập 65 ACL, 4 khu trù mật và một số dinh điền ở dọc
theo kinh Xáng Cụt và kinh An Long; tăng cường đóng đồn bót dọc theo các tuyến
đường thủy bộ chiến lược An Hữu-Hồng Ngự, An Long- Gãy Cờ Đen, Phong Mĩ-Mĩ
An…cắt Đồng Tháp Mười ra nhiều mảnh. Ở phía nam sông, sau Đồng khởi, chúng phản
kích quyết liệt, kiểm soát gắt gao ở khu vực chữ V (Châu Thành), Lấp Vò.
Cả hai
tỉnh ủy Kiến Phong và Vĩnh Long đều chủ trương đấu tranh võ trang kết hợp đấu
tranh chính trị, giữ thế hợp pháp cho quần chúng. Ngay từ đầu năm 1961 hàng
loạt các cuộc biểu tình nổ ra làm chúng lúng túng đối phó, lúc đầu còn bất ngờ,
đánh dập, rồi dùng súng bắn vào đoàn biểu tình…nhưng cuộc biểu tình càng lúc
càng đông, tràn vào trụ sở, làm chúng không thể ứng cứu cho nhau được. Nên cuối
cùng phải xuống nước, chấp nhận yêu sách, thả người bị bắt.
Phối hợp
với mũi chính trị, tiểu đoàn 502 cùng bộ đội huyện, du kích các xã vừa chống càn quét vừa bao vây đòn bót, phá banh nhiều ấp chiến
lược, lập xã ấp chiến đấu nhiều nơi, điển hình là ở các xã Đốc Binh Kiều, Mĩ
Hòa, Mĩ Qúy…
Trong 3
năm 1963-1965, chúng tăng cường càng quét gom dân với mức độ tàn bạo hơn; đốt
nhà, phát quan vườn tược, đánh đập nhân dân, có nơi chúng còn bỏ thuốc độc vào
nước uống (Cả Mác, Mĩ Nhị, Cao Lãnh), để thành lập các ACL ven sông Tiền, sông
Hậu, trục lộ 30 và 80, vùng chữ V và các khu dinh điền ở Đồng Tháp Mười.
Trong năm
1963, với 3 mũi giáp công, tỉnh phát động phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc
lập công” ta tiến hành ba đợt phá ACL (tháng giêng, tháng 7 và tháng 11). Hưởng
ứng phong trào thi đua và cũng là phong trào đấu tranh cho cuộc sống thiết
thực, đồng bào khắp các tỉnh trong huyện trong tỉnh phối hợp với bộ đội, du
kích đánh tan rã nhiều toán dân vệ, thanh niên chiến đấu, phá tan từng mãn lớn
ACL; nổi bật là phong trào ở Cao Lãnh, Hồng Ngự, Châu Thành, Thanh Bình.
Sau ba đợt
tấn công ta chuyển từ thế bị động, tổn thất sang thế chủ động tấn công làm tiêu
hao nhiều sinh lực địch, ngăn chặn âm mưu gom dân lập ấp, mở rộng và cũng cố
vùng giải phóng...
Sau cuộc đảo chính lật đỗ Ngô Đình Diệm, ngày 1/11/1960, ở Kiến Phong,
chúng đưa trung tá Đoàn Văn Cương thay thế Đinh Văn Phát. Chớp thời cơ, ta đẩy
mạnh tấn công tháo gở nhiều đồn bót địch, mở rộng vùng giải phóng từ biên giới
đến Mĩ An. Phát huy thắng lợi, thực hiện chỉ đạo của Trung ương cục về việc
đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ, trong năm 1964, ta
tấn công liên tục và toàn diện.
Về quân
sự, trong mùa khô cuối năm 1963 đến tháng 4/1964, ở khu vực Kiến Phong ta đánh
62 trận và bã gãy 4 trận càn lớn của chúng ở vùng biên giới và vùng quanh căn
cứ tỉnh ủy ở Long Hiệp (Cao Lãnh), tiêu diệt và làm bị thương 1326 tên, trong
đó có tên tướng Cao Văn Viên và một số cố vấn Mĩ. Bộ đội và du kích của một số
xã thuộc các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Lấp Vò, Châu Thành, Thị xã Sa Đéc vùng
lên phá dứt điểm vùng ACL.
Hàng chục
ngàn đồng bào các huyện Kiến Văn, Cao Lãnh, Mĩ An cùng hàng ngàn học sinh ở Sa
Đéc, Cao Lãnh và thị trấn Hồng Ngự xuống đường đấu tranh chống bắn phá bừa bãi,
đòi hòa bình chấm dứt chiến tranh, chống bắt lính…Cùng với việc xây dựng ấp xã
chiến đấu, cố bám đất tăng gia sản xuất, trồng cây gây rừng, tạo địa hình.
Trong vùng giải phóng bên cạnh các cơ quan đảng đoàn thể còn có trường học,
trạm xá, nhà hộ sinh, phục vụ cán bộ và nhân dân.
Nhìn
chung, đến cuối năm 1964, thế và lực của ta được cũng cố và phát triển, cách
mạng từ nhân dân mà ra, nhân dân chiến đấu bảo vệ cách mạng; điều đó có nghĩa
là “quốc sách ACL” của địch trên địa bàn tỉnh bị phá sản, góp phần đánh bại
chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ Diệm.
1.2.3.2. Phát huy thế mạnh của chiến trường song nước,
đoàn kết toàn dân, chiến đấu kiên cường, góp phần đánh bại chiến lược “chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ và tay sai (1965-1968)
Đến cuối năm 1965, Kiến Phong có 94 tên Mĩ, Sa Đéc có 70 tên; các năm sau
tăng dần lên và nắm dần các lực lượng chủ chốt trong quân đội, tình báo. Tháng
9/1966, chúng tái lập tỉnh Sa Đéc do tên trung tá Lê Thọ Trung làm tỉnh trưởng;
thay trung tá Đoàn Văn Cương bằng trung tá Nguyễn Văn Thứa làm tỉnh trưởng Kiến
Phong.
Song song
với việc tăng cường quân số, Mĩ thiết lập thêm nhiều trận địa, tăng cường tàu
chiến cho hai hải đoàn 23 và 517 của Mĩ tuần tiểu trên sông Tiền, sông Hậu, kinh An Long, xây dựng ụ thuyền bay (thuyền bằng
nhựa có cánh quạt có thể chạy lướt trên đồng cỏ) ở Cao Lãnh, Hồng Ngự; xây dựng
nhiều trung tâm biệt kích, căn cứ Mĩ nơi thị xã thị trấn, thiết lập nhiều sân
bay dã chiến. Máy bay lên thẳng và xe thiết giáp M.113 là hai con át chủ bài
của chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” cùng một số thiết bị hiện
đại khác như tàu cao tốc, chiến đấu cơ phản lực, pháo bầy, pháo chụp…
Để thực
hiện âm mưu “tìm diệt” và “bình định”, trong ba năm 1965-1967, Mĩ ngụy tiến
hành hàng loạt cuộc hành quân càn quét ác liệt vào các vùng căn cứ, vùng giải
phóng. Điển hình là các cuộc hành quân vào căn cứ tỉnh ủy Vĩnh Long ở Châu
Thành; vào vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Kiến Phong và Định Tường; và vào xã Đốc
Binh Kiều để xây dựng căn cứ; đặc biệt vào ngày 4/12/1967 với 3000 tên từ sông
Tiền theo Rạch Ruộng đánh vào Đồng Tháp Mười…Chúng còn rải chất độc hóa học;
Châu Thành, Cao Lãnh, Mĩ An là ba huyện chúng đánh phá ác liệt nhất.
Trước tình hình mới, thực hiện chỉ thị cấp trên, tỉnh chủ trương cán bộ,
chiến sĩ và nhân dân phải thông suốt tư tưởng quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ,
đoàn kết dân tộc, giữ vững vùng giải phóng, đứng vững vùng kềm, đẩy mạnh tấn
công vùng yếu đô thị, tôn giáo…
Lúc đầu cán bộ, chiến sĩ, nhân dân thật sự lúng
túng khi đối mặt với đối thủ mới được trang bị vủ khí hiện đại. Nhưng với quyết
tâm đánh thắng bất cứ kẻ thù nào và qua một năm bên cạnh các đợt chống càn
quét, ta cũng đã chủ động tiến công một số trận tiêu diệt hàng trăm tên, trong
đó có một trung đội biệt kích Mĩ, bắn cháy 2 máy bay, 2 xe M.113 tàu giữ vững
được nhiều vùng giải phóng, ta rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Với kinh
nghiệm này, trong hai năm 1966 và 1967, tiểu đoàn 857 và dân quân du kích vùng
Sa Đéc tấn công vào vùng ven thị xã, thị trấn, căn cứ địch, ACL…diệt 1083 tên,
trong đó có 8 tên cố vấn Mĩ, 3 phi cơ, 11 xe. Còn tiểu đoàn 502 cùng bộ đội
huyện và dân quân du kích đánh 1002 trận, loại ra khỏi vùng chiến đấu 6610 tên,
có 70 tên Mĩ, bắn cháy 34 xe, 23 phi cơ, 107 tàu (có 54 thuyền bay), diệt 12
đồn, 7 tháp canh và nhiều phương tiện chiến tranh khác.
Qua hai mùa khô đọ sức với sức mạnh hiện đại của Mĩ, quân và dân trong tỉnh
tuy có bị tổn thất, song lực lượng ta ngày một trưởng thành về nhiều mặt trong
chiến đấu; cuối cùng đã ngăn chặn làm cho địch không thực hiện được mục tiêu
“tìm diệt và bình định” buộc chúng phải điều chỉnh chiến lược sang “quét và
giữ” trong thế bị động. Trên cơ sở phân tích thế và
lực trên chiến trường miền Nam, tháng 12/1967, bộ chính trị quyết định “chuyển
cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang một thời kì mới, thời kì giành thắng
lợi quyết định” bằng cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968.
Trước khi
nổ ra cuộc tấn công, tỉnh động viên nhân dân chuẩn bị sức người, sức của, thành
lập thêm tiểu đoàn 502 B và 4 đại đội độc lập. Theo qui định chung ngày nổ súng
đồng loạt toàn miền là 1 giờ sáng đêm 30 rạng sáng mùng 1 Tết (tức 31/1/1968).
Riêng khu vực Kiến Phong do lực lượng tải đạn đến thị xã Cao Lãnh không
kịp, nên ban chỉ huy quyết định nổ súng
chậm lại một ngày.
Sau hai
đợt (đợt II bắt đầu từ ngày 5/5/1968) và trong suốt năm 1968, tính ra
đã tiêu diệt và bắt sống 4870 tên, có 347 tên Mỹ, là rã ngũ 6202 binh
sĩ; diệt 132 đồn bót, bắn cháy 148 tàu thuyền, 131 xe, 32 phi cơ, phá
huỷ nhiều phương tiện chiến tranh khác. Dù choáng váng trước đoàn
tấn công của ta, song chúng còn khá mạnh, phản kích điên cuồng, dùng
cả pháo đài bay B.52 ở rạch Bà Tơ, dọc theo sông Nha Mân (Châu Thành),
ở kinh Một, Thanh Mỹ (Mỹ An). Do mất yếu tố bất ngờ, nên trong đợt I
ta không chiếm được các mục tiêu trong thị xã.
Đạt được thành quả trên ta cũng phải đổi lấy một sự hi sinh khá
lớn với 340 chiến sĩ hy sinh, 505 chiến sĩ bị thương, 54 bị bắt…Song
thành quả trên đã góp phần cùng toàn miền Nam làm phá sản chiến
lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chấm dứt
chiến tranh phá hoại miến Bắc và ngồi vào bàn đàm phán tại Paris.
1.2.3.3. Vượt qua gian khổ khó khăn, chủ động đẩy mạnh
cuộc chiến tranh nhân dân, cùng cả nước đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” của Mĩ ngụy tiến tới giải phóng quê hương (1969-1975)
Để thực
hiện âm mưu “Việt Nam hoá chiến tranh”, từ đầu năm 1969 trên địa bàn
Kiến Phong và Sa Đéc chúng tiến hành nhiều đợt B.52 ném bom rãi thảm
và chất độc hoá học xuống hầu hết
các vùng giải phóng. Song song đó, chúng tăng cường kêu gọi, đóng thêm
hàng loạt đồn bót và đẩy mạnh càng quét. Tính đến 1970, trên địa
bàn Kiến Phong có 194 cố vấn Mỹ, 900 chuyên viên kỉ thuật các binh
chủng Mỹ, 3 đại đội công binh Đại Hàn.
Trong
vùng tạm chiếm chúng tăng cường bắt lính, dồn quân, tăng cường thành
lập các tổ chức chánh trị phản động theo kiểu “úp bộ”; kềm kẹp
khủng bố các gia đình kháng chiến, đưa ra hàng loạt các chính sách
mị dân (luật “người cày có ruộng”, cho nông dân vay tiền hữu sản hoá
lao động nghèo ở thành phố, thị xã…). Trước mắt các hoạt động này
tạm thời gây cho ta một số khó khăn: vùng giải phóng bị thu hẹp,
tiếp tế gặp nhiều trở ngại, đời sống vật chất của chiến sĩ, cán
bộ gặp nhiều khó khăn…có nơi không hoạt động được phải bám sát đồn
bót địch để tránh càn quét.
Để
đối phó với tình hình, tỉnh chỉ đạo lực lượng võ trang “phải kiên
trì bám trụ…tận dụng thời cơ bung ra chiến đáu, bảo vệ thành quả
cách mạng, bảo tồn và phát triển lực lượng”.
Thực hiện chỉ thị trên, trong hai năm 1969, 1970, quân và dân trong
tình cố gắn vượt qua nhiều khó khăn thử thách đánh 1826 trận, loại
ra khỏi vòng chiến trên 12 ngàn tên, có 379 tên Mỹ và Đại Hàn. Phối
hợp với mũi quân sự, đồng bào tiến hành hơn 180000 lượt người tham
gia đấu tranh chính trị và binh vận. Phong trào du kích từng bước khôi
phục, nói chung lực lượng và tình hình có cải thiện. Vào tháng
5/1970 hội nghị đại biểu tỉnh Đảng
bộ lần thứ nhất được tiến hành và bầu ông Trần Anh Điền làm bí thư
tỉnh uỷ.
Sau đầu
năm 1971, lực lượng ta khôi phục đáng kể, nâng thế chiến trường lên
thế giằng co. Chúng đưa đại tá Trần Thanh Nhiên về làm tỉnh trưởng
Kiến Phong. Nhiên tăng cường bộ máy dò thám gián điệp, phòng vệ dân
sự, chiêu hồi, kềm kẹp nhân dân, thiết lập thêm nhiều đồn bót…thực
hiện âm mưu giành dân lấn đất nhưng không có kết quả. Phong trào đấu
tranh của đồng bào đô thị, , nhất là phong trào thanh niên học sinh
liên tục nổ ra. Đầu năm 1972, tỉnh được 7 đại đội chi viện từ miền
Bắc vào, tăng cường cho hai tiểu đoàn 502 A và B, các huyện Mỹ An,
Kiến Văn, Thanh Bình mõi nơi có một đại đội.
Phối hợp
với chiến trường Trị Thiên trong chiến dịch Xuân Hè, quân và dân cả
hai khu vực Kiến Phong-Sa Đéc tấn công địch với nhiều hình thức tập
kích, phục kích, đặc công, tiêu hao nhiều sinh lực địch, giải phóng 14
ấp, phá thế kềm kẹp ở nhiều nơi dọc theo tuyến lộ 30.
Đầu năm
1973, ngay sau khi kí kết hiệp định Paris, chúng liền vi phạm hiệp
định bằng cách thực hiện chương trình “tràn ngập lãnh thổ”, tiếp
tục chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Tại Kiến
Phong ngay từ ngày 28/1/1973, khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực,
chúng có nhiều tiểu đoàn của sư đoàn 7, sư đoàn 9 dùng xe M.113 đánh
nóng ra vùng giải phóng, cấm cờ lấn chiếm ở các huyện Kiến Văn, Cao
Lãnh, Mỹ An, Hồng Ngự trong nhiều ngày. Trong năm 1973, chùng tiến
hành 1671 cuộc hành quân lấn chiếm, đóng thêm 53 đồn bót…gò ép học
sinh, viên chức vào các tổ chức chính trị phản động, tổ chức phòng
vệ dân sự…
Ta tuy
còn nhiều khó khăn, vùng giải phóng còn hẹp, vùng cơ sở cách mạng
còn mỏng. Nhưng tình hình chung có nhiều thuận lợi, Trung ương chỉ
đạo tỉnh phát động quần chúng: “Tay nắm vững hiệp định, chân đứng
vững hai vùng, đánh địch bằng ba quả đấm chính trị, quân sự, binh
vận.” Kết quả trong năm 1973, ta bức rút được 53 đồn, hoà hoãn, vô
hiệu 50 đồn, mở rộng vùng giải phóng. Trên đà thắng lợi tháng 3/1974
Tỉnh uỷ Kiến Phong mở Hội nghị Đảng bộ lần thứ hai, bầu ông Nguyễn
Xuân Trường làm bí thư. Tỉnh uỷ tiếp tục đề ra nghị quyết đánh địch
bằng ba mặt kết hợp với tính pháp lí của hiệp định.
Địch tuy
thua đậm trên các chiến trường song còn rất mạnh. Chúng đưa bộ tư
lệnh sư đoàn 9 về đóng ở Cao Lãnh cùng một trung đoàn và một thiết
đoàn M.113 về
đóng ở Hồng Ngự, nâng quân số lên đến
41900 tên (tháng 4/1974), có 15500 quân chủ lực. Chúng đưa đại tá
Nguyễn Văn Minh về thay Nhiên làm tỉnh trưởng Kiến Phong. Trong mùa khô
1974, ta tháo gỡ thêm 51 đồn nữa, vùng giải phóng mở rộng từ Hồng
Ngự đến Mỹ An, vùng tạm chiếm phong trào lên mạnh.
Tình hình toàn miền Nam chuyển biến nhanh, để thuận tiện trong
việc chỉ đạo hoạt động cách mạng trong tình hình mới, Khu uỷ Khu
Trung và Tây Nam bộ cho giải thể tỉnh Kiến Phong để thành lập tỉnh
mới Long Châu Tiền do ông Nguyễn Văn Năm làm bí thư và thay đổi địa
giới tỉnh Sa Đéc do ông Nguyễn Xuân Trường (Mười Nhẹ) làm bí thư.
Cùng với toàn miền Nam hai tỉnh đồng loạt tấn công và nổi dậy
liên tiếp trong mùa khô 1975, tiêu diệt và làm tan rã 2400 tên, phá banh
137 đồn bót, giải phóng thêm 7 xã, phát động quần chúng nổi dậy đấu
tranh chống dồn quân, bắt lính, chống đàn áp tôn giáo…
Tình
hình chiến trường chung thuận lợi cho tỉnh, sau khi nhận được lệnh
hợp đồng mở “chiến dịch Hồ Chí Minh”, ngày 15 và 16 tỉnh uỷ hợp
khẩn cấp, đề ra nhiệm vụ: “Động viên
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tập trung cao lực lượng tinh thần,
phát huy sức mạnh tổng hợp ba vùng giáp công, ba vùng chiến lược,
vùng lên tổng công kích tổng khởi nghĩa, nhanh chóng đánh sụp toàn
bộ nguỵ quân, nguỵ quyền…giành toàn thắng”. Toàn quân, toàn dân gấp
rút thực hiện chỉ thị của tỉnh uỷ. Trước sức tấn công như vủ bảo
của quân ta, 11 giờ 30 ngày 30 tháng 4, Dương Văn Minh tuyên bố đầu
hàng.
Phối hợp
với Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ, bộ dội tỉnh, huyện hành quân tiến
nhanh vào hai thị xã Sa Đéc và Cao Lãnh và các thị trấn, cùng với
quần chúng nổi dậy, nguy quân, nguỵ quyền các cấp hoang mang bỏ chạy.
Tại Kiến Phong, chiều ngày 30/4, tên đại tá Minh lên trực thăng bỏ
trốn; vào lúc 20 giờ ta tiếp quản thị xã Cao Lãnh. Tại Sa Đéc, đại
tá Lê Khánh đầu hàng lúc 23 giờ, ta vào tiếp quản thị xã lúc 7 giờ
sáng ngày 1/5. Huyện Chợ Mới của Long Châu Tiền, nơi co cụm nhiều tàn
quân nguỵ đến ngày 6/5 mới giải phóng.
Trong
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và chiến dịch Hồ
Chí Minh, quân và dân ta trong tỉnh đã tiêu diệt và làm tan rã toàn
bộ bộ máy nguỵ quân, nguỵ quyền với hơn 55000 tên và 543 đồn bót.
Sau 30 năm
trường kì kháng chiến gian khổ đầy hy sinh mất mát, nhân dân trong
tỉnh góp phần cùng nhân dân cả nước đánh đuổi được phát xít Nhật,
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành được độc lập dân tộc, đưa đất
nước và nhân dân ta bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do
và hạnh phúc. Thành tích của quân và dân trong tỉnh được Uỷ Ban mặt
trận Tổ Quốc Trung ương trao tặng lá cờ thêu 8 chữ vàng “Kiên cường,
bám trụ, giữ đất, giành dân”, và được Nhà nước trao tặng huân chương
“Sao Vàng”. Để có được thành tích đó, nhân dân trong tỉnh đã gánh
chịu sự hi sinh vô cùng to lớn, trong đó gần 15000 chiến sĩ đã ngã
xuống và 4858 chiến sĩ bị thương.
CHƯƠNG 2. NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ
- CÁCH MẠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Đặc điểm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở Đồng
Tháp
Muốn biết
đặc điểm các di tích, chúng ta có thể dựa vào tính chất, đặc trưng của từng di
tích. Tính chất và đặc trưng được nhận ra trước tiên ở tên gọi của nó mà cơ
quan chuyên môn tại địa phương (trực tiếp hiện nay là Bảo tàng Đồng Tháp thược
sở Văn hóa Thể thao và Du lịch) kiểm kê, đề nghị và được Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch công nhận.
Tuy nhiên,
công việc cũng không đơn giản, bởi lẻ có những di tích nội dung và tên gọi là
một, nhưng cũng có những di tích vừa có đặc trưng chính và đặc trưng phụ. Bên
cạnh đó có những di tích mang nhiều tính chất khác nhau, ví dụ như: “Di tích
lịch sử văn hóa khảo cổ Gò Tháp” vừa mang tính chất khảo cổ, lịch sử (lịch sử
dân tộc và lịch sử cách mạng), lại có cả tính chất sinh thái vi cảnh quan, môi
trường nơi đây như một Đồng Tháp Mười thu hẹp hay “ Khu dic tích lịch sử căn cứ kháng chiến Tỉnh
Ủy Kiến Phong (căn cứ Xẻo Quýt)”, với tính chất cách mạng nổi bật ban đầu nhưng
theo quá trình bảo tồn, tôn tạo thì tính chất sinh thái ngày càng rõ nét.
Để nhận
biết thế nào là di tích lịch sử văn hóa và di tích lịc sử Cách mạng thì chúng
ta phải tìm hiểu từng di tích. Nhưng do tính chất của đề tài nên ở đây chúng ta
sẽ chỉ tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng trong giai đoạn 1954 – 1975. Còn về các
di tích lịch sử văn hóa khảo cổ và di tích lịch sử kiến trúc chúng ta không tìm
hiểu.
2.2. Nhóm di tích lịch sử - Cách mạng
2.2.1.
Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến Tỉnh Ủy Kiến Phong – Căn cứ Xẻo Quýt
Xẻo quýt
bắt đầu từ bên trái rạch Ngã Cái, chạy ngoằn ngoèo dài hơn 5 cây số hướng Tây
Nam sang Đông Bắc, làm ranh giới hai xã Mĩ Long, Mĩ Hiệp (thời chống Mĩ là Long
Hiệp), thuộc huyện Cao Lãnh tỉnh Đống Tháp (thời kháng Mĩ là huyện Kiến Văn,
tỉnh Kiến Phong). Con kinh Hội đồng Tường đào tắt ngang, chia Xẻo Quýt
làm hai, người dân quen gọi đoạn ngoài là Xẻo Quýt Ngoài, đoạn trong là Xẻo
Quýt Trong. Căn cứ tỉnh uỷ Kiến Phong nằm ở đoạn cùng Xẻo Quýt.
Thi hành
hiệp định Gionevo năm 1954, Tỉnh ủy Sa Đéc (sau là Kiến Phong), đi vào hoạt
động bí mật, chủ yếu đóng trong nhà dân vùng địch kiểm soát, được sự che giấu,
bảo mật, nuôi dưỡng của nhân dân. Nơi ở cứ thay đổi khi Long Hiệp, hậu xã Phong
Mĩ, Cù Lao…Nhiều lúc phải vô Đồng Tháp Mười bẻ co ngon đưng lại làm thành tum,
ở bí mật trong cánh đồng hoang, sồng nhờ nhân dân vượt qua mắt địch tiếp tế cơm gạo, vật dụng, cung cấp thông tin…Trong hoàn cảnh khó
khăn gian khổ, trước sự truy lùn, tìm diệt của địch, Tỉnh ủy Kiến Phong Vẫn
không thoát li chiến trường tỉnh nhà, kịp thời lảnh đạo nhân dân chống lại các
âm mưu, thủ đoạn tàn bạo, xảo quyệt của địch như tố cộng, diệt cộng, bắt thanh
niên đi quân dịch, cướp của dân được chính quyền cách mạng cấp, bầu cử Quốc hội
giả hiệu.v.v…Thời kì này được xem là đen tối nhất của cách mạng miền Nam.
Sau chiến
thắng Giồng Thị Đam-Gò Quản Cung (26/09/1959) và các đợt phát động nhân dân nổi
dậy, tấn công diệt ác phá kềm, vùng giải phóng được mở ở nông thôn. Cơ quan
tĩnh ủy lại vào đóng trong nhà dân ở Kinh Nhất (xã Bình Hàng Trung, Thanh Mĩ),
Long Hiệp, Mĩ Thọ…Trong đó, Tỉnh ủy thường lui tới đóng trong nhà dân ở Xẻo
Quýt Trong (nhà ông Tư Bách, Ba Dậy…)
Từ năm
1960, Tỉnh ủy Kiến Phong đã nghĩ tới việc xây đựng căn cứ biệt lập của tỉnh ủy.
Trong số các địa điểm, ngọn cùng Xẻo Quýt được các đống chí phụ trách xây đựng
căn cứ Tỉnh ủy như Việt Mai, Nam Qưới, Mười Thép và đơn vị 279 bảo vệ Tỉnh ủy.
Đây là khu vực hẻo lánh, ít người lui tới, bốn bên là đồng đưng hoang dại, cặp
bờ chỉ lơ thơ một số cụm tram nhỏ, cây ô môi, gáo…
Việc đầu
tiên, các đồng chí đào một số con mương từ Xẻo Quýt vào, lấy đất quăng lên
thành bờ liếp, để có chổ cao ráo đắp công sự, dựng trạm ở làm việc, dưới mương
có chỗ xuống đậu. Năm 1961, Tỉnh ủy phát động phong trào trồng cây gây rừng,
cải tạo địa hình địa vật, khắc phục cánh đống trống, tạo nơi trú ẩn và chiến
đấu cho bộ đội và các cơ quan. Mỗi người phải trồng 3000 cây/năm, là tràm, gáo,
trâm bầu…theo bờ kinh, rạch, tạo những cụm, đám tram.
Cơ quan
Tỉnh ủy gồm các đồng chí thường trực tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy (quản trị, văn
thư), điện đài (cơ yếu, cơ công), cùng đơn vị võ trang bảo vệ Tỉnh ủy 279. Tại
căn cứ Xẻo Quýt, khi nước rút còn cỡ ngang đầu gối, tràm con được nhổ đem về
trồng thành đám và cứ mở rộng diện tích theo từng năm. Nhờ đó mà vài năm sau là
tràm đã phủ lá che kín mặt đất, bờ liếp. Để che giấu công sự, nhà ở trước mắt
máy bay địch, các đồng chí còn bứng cả tràm cây có tang, cao ba bốn thước về
trồng che kín bên trên. Suốt từ những năm 1960 đến đầu những năm 1970, cơ quan
Tĩnh ủy thường xuyên di chuyển đến các căn cứ khác ở rạch ông Cùng (Long Hiệp),
Bình Hàng Tây, Mĩ Hội, Mĩ Thọ, Ba Sao, Thanh Mĩ, Mĩ Lợi và có lúc phải lên tới
kinh Cô Đông, Tân Công Sính, Cái Trấp, Tân Thành…nhưng điểm chính vẫn là căn cứ
Xẻo Quýt. Tuy địch mấy lần ném bom và thường bắn phá vào ngay điểm, song căn cứ
Xẻo Quýt vẫn được giữ bí mật, an toàn.
Từ năm
1970 cho đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cơ quan Tỉnh ủy Kiến Phong(
cuối năm 1974 là Sa Đéc) bám trụ luôn tại Xẻo Quýt. Đây là thời kì gian khổ, ác
liệt nhất. Vùng giải phóng bị địch lấn chiếm, đóng đồn bót dày đặc, những lỏm
còn lại bị càng quét đánh phá liên miên, có cả máy bay B52 ném bom rải thảm.
Riêng căn cứ Tỉnh ủy ở Xẻo Quýt nằm gọn trong vòng vây của 12 đồn bót giặc, có
3 đồn cấp tiểu đoàn, là đồn ngã tư kinh Cái Bèo-Kinh Nhứt, đồn Gẫy kinh Nhứt
(có pháo 105 li), đồn ngã tư Thanh Mĩ, còn lại là đồn cấp đại đội, trung đội.
Đồn gần căn cứ Tỉnh ủy, nhất là đồn chòm cây Tử Mị, nắm trên kinh Hội đồng
Tường chỉ cách hơn 2 cây số. Để bảo toàn cơ quan lảnh đạo, lúc này, thường trực
Tỉnh ủy có thể dời lên biên giới Hồng Ngự-Rây veng, song Tỉnh ủy kiên quyết
không thoát ly chiến trường, trụ tại chỗ để kịp thời lãnh đạo phong trào cách
mạng.
Để giữ bí
mật lúc này, tại căn cứ Xẻo Quýt Tỉnh ủy chủ trương dẹp bỏ hết các trại lá, chỉ
còn từng nền đất nhỏ hẹp. Ban ngày, lấy nhánh tràm phủ lên, chiều tối mới căn
hai tấm rả đóng bằng tre chẻ, làm hai mái trại, trên lộp nilong để tránh mưa,
tránh sương, trong
lót một số tấm vạt tre, trải nilong hoặc chiếu lên ngồi làm việc, họp hội tới
khuya rồi giăng mùng ngủ. Muỗi rất nhiều, vừa làm việc vừa đập muỗi, khoảng 4
giờ sang tất cả mọi người thức dậy dọn dẹp, cất giấu hết đồ đạc, ngụy trang nơi ở, ăn cơm sớm, sẵn sàng đối phó địch càng
quét, đánh phá. Đơn vị bảo vệ Tỉnh ủy tạo trận địa chiến đấu. Bên trong, ngoài
các công sự đấp nổi kiểu chữ A chống bom pháo, còn có các hầm bí mật giành cho
các đồng chí lãnh đạo, bốn phía là công sự chiến đấu của đội bảo vệ. Vùng ngoài căn cứ các đồng chí đánh nhiều “bãi chết” (tức
gài lựu đạn, mìn rút chốt sẵn), chen vào đó là cắm những bãi “tử địa”, “hầm
chông chống Mĩ, binh sĩ đừng đi”, “Ác ôn đi trước, yêu nước đi sau…”, cùng các
cây ngù cặm trong đưng, nhằm phân hóa tinh thần và ngăn chặn quân địch. Nếu bọn
nào ngoan cố đi vào là vướng lựu đạn, chông, mìn…Bên trong là những “bãi sống”
(tức lựu đạn gài sẵn, khi nào địch vào mới rút chốt) nhằm ngăn chặn địch lục
lạo. Các đồng chí chừa sẵn một số con đường thoát ra ngoài không gài lựu đạn và
chỉ người trong cuộc mới biết. Nhiều lần địch đổ quân cách căn cứ Xẻo Quýt
500m, một, hai cây số kéo vào, có lần xe M.113 từ Kiến Văn lùi vào tận khu vực
bố trí chiến đấu của ta, nhưng rồi chúng đều ớn sợ lùi ra, kéo đi nơi khác. Nhờ
trận địa võ khí thô sơ dày đặc, từ ngày xây dựng khu căn cứ Xẻo Quýt cho đến
ngày giải phóng, chưa có một lần nào quân giặc lọt vào khu trung tâm căn cứ này
(nơi cơ quan trường trực Tỉnh ủy).
Làm việc
của thường trực Tỉnh ủy thời kì này chủ yếu là ban đêm. Cứ chiều tối, các ban
ngành, huyện thị có việc đến báo cáo, xin ý, hay hội họp với thường trực Tỉnh
ủy thì đi xuồng đến, qua ngã ba đường chính là kinh Tắt từ kinh Phèn qua, từ
kinh Hội đồng Dược (nối ngọn Xẻo Quýt qua kinh Xáng Phèn), và từ Xẻo Quýt Ngoài
vào. Làm việc tới khuya, các đống chí ở nơi khác đến phải cấp tốc quay về cơ
quan mình để kịp sáng chống càn. Chỉ trừ khách đặc biệt mới được ở lại khu căn
cứ Tỉnh ủy. Mỗi chiều, xuống giao liên của Tỉnh mang công văn, thơ từ, tài liệu
đến giao cho tổ văn thư và nhận công văn từ Tỉnh ủy gởi đi một số địa điểm ở
ngoài căn cứ. Để giứ bí mật, Tỉnh ủy qui định ai được đến quan hệ làm việc với
thường trực Tỉnh ủy, ai không, tức không phải ai cũng đến được. Ngay cả tên gọi
cũng được ngụy trang. Văn phòng Tỉnh ủy gọi là văn phòng một. Các đồng chí lãnh
đạo Tỉnh ủy như Tam Bé, Mưới Đồng, Năm Tiên…điều mang bí số 507, 508, 509…khi
giao dịch. Trên bao thơ và công văn, báo cáo đều mang mật danh. Như thường cụ
Tỉnh ủy gởi thường vụ Thị xã ủy Cao Lãnh thì ghi Bạch Đằng gởi Làng Sen. Những
tên gọi này thay đổi theo từng lúc để không bị lộ.
Giữ bí mật
là yếu tố cực kì quan trọng để địch không bị phát hiện được nơi đóng của cơ
quan Tỉnh ủy. Khẩu hiệu lúc này là “Đi không dấu, nấu không khói, nói không
tiếng”. Địch thường cho máy bay trinh sát L.19 quần đảo tìm dấu vết có người ở
và phát hiện song điện đài phát ra từ căn cứ Xẻo Quýt. Máy bay trực thăng-nhất
là UV 10 mà bà con quen gọi là “cá nốc” tới quần đảo, rà tới rà lui tìm dấu
vết. Chúng ném cả máy phát hiện tiến động và hơi nóng khi có đông người vào căn
cứ Xẻo Quýt. Chúng cho cảnh sát đường trường giả dạng vào vùng giải phong để phát hiện nơi cư trú của ta. Bộ
phận điện đài của tỉnh đội theo dõi các đài địch, phát hiện trước các cuộc hành
quân càng quét, ném bom B.52 ở vùng này để cơ quan Tỉnh ủy di chuyển, đối phó.
Nhân dân
các vùng ven và địch chiếm là tai mắt của ta, thông báo tình hình địch đồng
thời là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, giấy mực, thuốc men.v.v…cho cơ
quan Tỉnh ủy và các cơ quan khác. Việc cung cấp này thực sự là một cuộc chiến
đấu. Vì mang gạo, nhu yếu phẩm, vật dụng “quốc cấm” vô vùng giải phóng, nhân
dân ngoài lòng yêu nước nồng nàng còn phải có tinh thần gan gốc, mưu trí vượt
qua đồn bốt, quân đóng dã ngoại, cảnh sát, mật báo rìn đón các ngã đường. Chúng
gập là tịch thu đồ đạc, người thì bị tra tấn, giam cầm. Dù vậy, cả những lúc
tình hình căn thẳng nhất, bên ngoài địch phong tỏ gắt gao, bên trong vùng giải
phóng địch càn quét,
dội bom pháo ác liệt, nhân dân ta từ vùng ngoài vẫn cung cấp, đáp ứng những gì
cần thiết cho lực lượng cách mạng nói chung, cơ quan Tỉnh ủy nói riêng. Các
đống chí lãnh đạo thường xúc động nói căn cứ Xẻo Quýt là căn cứ lòng dân.
Mỗi năm
cán bộ, chiến sĩ phải tự lực 3 tháng ăn, tức không được cấp sinh hoạt phí. Các
đồng chí ở cơ quan Tỉnh ủy phải chia nhau giăng câu, lưới, đi cắt lúa mướn…Cá
kiếm được đem nhờ bà con bán, lấy tiền mua lại gạo, đường muối…Dù thiếu thốn,
gian khổ, ác liệt vô cùng như vậy, nhưng tại căn cứ Tỉnh ủy không buồn. Vẫn có
những buổi nấu cháo cá, nấu chè, làm bánh cải thiện bữa ăn. Vẫn có đám cưới,
sinh hoạt văn nghệ, đánh tu-lơ-khơ. Nhất là từ năm 1972 trở về sau, thế ta mạnh
lên, địch phản kích yếu hơn, ở căn cứ Xẻo Quýt dựng lại trại lợp lá, có hội
trường để hội họp, có bếp nấu ăn, có cả hầm nuôi cá. Ở đơn vị 279, đồng chí Võ
Văn Dánh chỉ huy đơn vị, người mê chơi gà nòi, còn nuôi cả gà trống để chơi. Để
gà không gáy được, vì gáy sẽ bị lộ chổ ở, đồng chí nghiên cứu dung chỉ mai lẹo
lớp da dưới cổ gà, khi gái nó không ngốc cổ lên được nên không phát ra tiếng
gáy. Anh Bảy Hữu đi gom sát máy bay, ống trái sang, vỏ bom napan, bom miểng…về
chất thành đống phế liệu. Từ những phế liệu đó anh làm ra bếp nấu ăn, ấm nấu
nước, dao xếp, kẹp tóc, lượt chải tóc, dao chặt rào kẽm gai cho đặc công, đóng
đàn ghi-ta chơi cổ nhạc, đóng bàn, ghế.v.v…Sau khi có hiệp định Pari, cơ quan Tỉnh ủy đem máy phát điện
nhỏ hiệu Honda (sắm từ năm 1967, cất giấu mấy năm ác liệt), đặt dưới một số hố
để giảm âm thanh, gắn đèn nê-ông 6 tấc để làm việc đêm. Hội trường được cất
rộng rãi hơn, lót sạp ván để ngồi làm việc và ngủ. Đồng chí Tư Hữu- Bí thư tỉnh
ủy còn trồng một cây mai vàng và một cây đại (sứ) trước hội trường. Đồng chí Ba
Hiệp còn dùng sơn vẽ chân dung Hồ Chủ Tịch và cảnh ngôi nhà sàn của Bác, treo ở
hội trường…
Suốt thời
gian chống Mĩ, tại căn cứ Xẻo Quýt, Tỉnh ủy Kiến Phong (cuối năm 1974 lại đổi
là Sa Đéc) kiên cường bám trụ, lãnh đạo Đảng bộ và quân dân tỉnh nhà vượt qua
biết bao thử thách ác liệt, đánh bại mọi chiến lược, chiến thuật chiến tranh
của Mĩ, làm phá vở kế hoạch dồn dân vào ấp chiến lược, bình định nông thôn, lấn
chiếm vùng giải phóng, vơ véc sức người sức của vùng địch chiếm…Nổi bật là tại
căn cứ Xẻo Quýt, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo những chiến dịch, những cuộc tấn
công, nổi dậy lớn, tạo bước ngoặc ở Tỉnh nhà. Như cuộc tổng tấn công Xuân Mậu
Thân năm 1968 đánh vào thị xã Cao Lãnh, gỡ hàng chục đồn bót, giải phóng hoàn toàn 6 xã, góp phần buộc
Mĩ phải xuống thang chiến tranh, ngồi đàm phán ở Hội nghị Pari. Cuộc tấn công
Xuân Hè năm 1972, tạo thế
lực cho cách mạng Tỉnh nhà vươn lên. Trừng trị đích đáng bọn địch đi lấn chiếm
vùng giải phóng sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực. Táo bạo đưa hết 2 tiểu đoàn
sang các huyện hữu ngạn sông Tiền hỗ trợ cho đồng bào vùng tôn giáo phá thế kềm
kẹp mở vùng giải phóng vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975. Cũng tại căn cứ Xẻo
Quýt ngày 15/04/1975, Tỉnh ủy tổ chức mở rộng tiếp nhận Lệnh Tổng công kích
Tổng khởi nghĩa của Trung ương cục và Khu ủy khu 8, ra nghị quyết và hạ quyết
tâm tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã. Hội nghị
khẩn trương làm việc suốt ngày đêm, đến rạng sáng ngày 16/4/1975, tất cả đại
biểu điều đứng nghiêm trang trước cờ Đảng, ảnh Bác Hồ và tấm băng mang dòng chữ
“Lễ nhận lệnh XXX của TW cục” giơ tay thề và thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh, và
thề đây là lần hợp cuối cùng của Tỉnh ủy tại căn cứ Xẻo Quýt, lần hợp sau phải
tại thị xã Cao Lãnh đã giải phóng, lời thề đó đã trở thành hiện thực.
Sau giải
phóng, Tĩnh ủy Sa Đéc dời ra thị xã Cao Lãnh rồi về thị xã Sa Đéc, để lại một
tổ bảo vệ, giữ gìn căn cứ Xẻo Quýt. Nhờ đó cảnh quan không bị tàn phá. Đến đầu những năm 80, Tỉnh ủy Đồng Tháp chủ trương
phục chế lại các công sự, hội trường, nhà ở…, sưu tầm hiện vật trưng bày, đưa
căn cứ Xẻo Quýt trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và
đón khách du lịch đến tham quan. Ngày 9/11/1992, căn cứ Xẻo Quýt được Bộ Văn
hóa Thông tin cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Thời gian
trôi qua, những cây tràm
được trồng cách đây trên 40 năm giờ đã trở thành cổ thụ. Dây bòng bong leo phủ tạo
thành một khu rừng óng ánh nắng mặt trời, đẹp như tranh, tạo bóng mát và vi vu
gió thổi, hòa trong tiếng chim ríu rít, thành một khu sinh thái lịch sử độc
đáo, nên thơ, hấp dẫn mọi người.
Đến thăm
căn cứ Xẻo Quýt hôm nay, du khách được các cô gái “hướng dẫn viên”, mặt quần áo
bà ba đen, đầu đội nón tay bèo, cổ quàng khăn rằng như ngày nào, đưa đi bằng
xuồng ba lá (hay đi bộ theo lối mòn tùy sở thích của mỗi người) chim ngưỡng
những công trình thời chống Mĩ như hội trường, nhà làm việc, nhà ở, nhà bếp, công
sự chống bom pháo, công sự chiến đấu, hầm bí mật,…sống lại những năm tháng chiến tranh ác liệt nhưng rất
hào hùng, được
nghe kể những câu chuyện thời kháng chiến và có những giờ phút quên ồn ào, náo
nhiệt nơi đô thị, thả hồn vào khung cảnh hữu tình, không gian yên tĩnh, hít thở
không khí trong lành, ngỡ lạc vào cõi tiên.
2.2.2. Di tích lịch sử
chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung
Những năm 1954-1959, cuộc đấu tranh chống địch “khủng bố, tố cộng” kết hợp
với phong trào đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử diễn ra sôi động, rộng
khắp. Đơn vị vũ trang của Tỉnh ra đời trong thời kỳ này, lấy tên là Tiểu đoàn 2
Bình Xuyên (ngụy trang dưới danh nghĩa giáo phái ly khai). Cán bộ chỉ huy cấp
trung đội, đại đội, tiểu đoàn hầu hết đã kinh qua hoạt động vũ trang trong
kháng chiến chống Pháp; chiến sĩ là con em các gia đình chí cốt cách mạng.
Trong điều kiện hoạt động bí mật có nhiều khó khăn, đơn vị phải hoạt động phân
tán, mỗi đại đội bám một địa bàn nhất định. Khi thật cần thiết thì tập trung về
một địa điểm trong vùng căn cứ để học tập, huấn luyện hoặc triển khai kế hoạch
mới... Xuất phát từ đặc điểm chiến trường Đồng Tháp Mười, đơn vị coi trọng công
tác huấn luyện chiến thuật chiến đấu trên đồng nước (chống xuồng, bắn súng,
truy kích địch v.v,,,). Từ khi ra đời (1956) đến khoảng giữa năm 1959, nhiệm vụ
chủ yếu của đơn vị là vũ trang tuyên truyền, trấn áp tề diệt ác ôn, bảo vệ
Đảng, xây dựng cơ sở, hỗ trợ phong trào quần chúng đấu tranh chính trị.
Cuối năm
1955, chính quyền Ngô Đinh Diệm tăng cường hoạt động ở tỉnh Kiến Phong làm cho
lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Nhân dân đã lên đấu tranh mạnh mẽ đòi
Mĩ – Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ.
Tỉnh Kiến Phong là một bộ phận của Đồng Tháp Mười
bao gồm tỉnh Kiến Tường, Long An và Mĩ Tho hợp thành một căn cứ
hoàn chỉnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mĩ.
Do Kiến
Phong có vị trí chiến lược (về căn cứ) lại tiếp giáp với biên giới Campuchia và
là vùng đông dân, nhiều cửa ở ven sông tiền nên ngay khi tiếp quản miền Nam, chính
quyền Ngô Đình Diệm rất chú trọng đánh phá phong trào cách mạng ở đây, đồng
thời phòng thủ khá chặc chẽ. Nhằm mục đích chia cắt Đồng Tháp Mười, chính quyền
Ngô Đình Diệm đóng ở Cao Lảnh trung đoàn 43 thuộc sư đoàn 23 và còn rất đông
lực lượng địa phương thực hiện nhiệm vụ “Bình định lảnh thổ”. Vì đây là vùng
căn cứ và là bến tập kết 100 ngày ở Cao Lảnh nên sau khi hết thời hạn tập kết,
địch đã tập trung đánh phá, mở các đợt “tố Cộng” , “diệt Cộng” rất ác liệt nhằm
xóa căn cứ Đồng Tháp Mười, xáo đi những dấu ấn và ảnh hưởng của cách mạng, của
kháng chiến, của bộ đội trong nhân dân.
Tỉnh ủy tỉnh Kiến Phong đã lãnh đạo
nhân dân đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi dân sinh, dân chủ, giữ ruộng
đất, chống khủng bố “tố Cộng, diệt Cộng” của địch. Tuy bị khủng bố ác liệt, cán
bộ, Đảng viên bị thiệt hại nhiều nên vì có căn cứ, nên lực lượng cách mạng vẩn
được bảo tồn và phát triển. Trước sự khủng bố ác liệt của địch, Liên Tỉnh ủy
chỉ đạo các tỉnh Đồng Tháp Mười móc súng trôn dấu trước đây để thành lập lực lượng
vủ trang
Từ năm 1959, chiêu
bài “Tố cộng, diệt cộng” của Mĩ-Diệm được hợp pháp hóa bằng Luật phát xít
10/59. Mâu thuẫn chính trị giữa nhân dân miền Nam yêu nước với chế độ độc tài,
phát xít Mĩ Diệm đã đến đỉnh cao. Về chỉ đạo của Đảng, đã có những quyết sách
mới, đó là Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng. Theo đó, Liên Tỉnh ủy miền Trung
Nam Bộ kịp thờỉ triển khai tinh thần chỉ đạo mới của Trung ương và phát động
khởi nghĩa.
Giồng Thị
Đam – Gò Quản Cung là địa điểm nằm sâu trong Đồng Tháp Mười giáp ranh hai huyện
Hồng Ngự và Thanh Bình. Vào tháng 9 thanh 10 hằng năm, vùng này bị ngập sâu từ 2 đến
2,5 mét, cỏ dạy lúa ma.... mọc lên thành rừng, gây trở ngại cho
xuồng ghe qua lại. Trong kháng chiến, ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi, những
giồng, gò là nơi phòng thủ, tiến công lợi hại của quân ta và cũng là điểm
tập trung đánh phá của địch. Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung là căn cứ của Tiểu
đoàn 502.
Về phía
địch, do phát hiện Việt Cộng đang hoạt động tại Giồng Thị Đam và Gò Quản Cung, trung tá Trần Hoàng Quân,
chỉ huy trưởng phân khu bắc thuộc quân khu 5 ngụy chủ trương mở cuộc hành quân
vào căn cứ của ta.
Ngày 21 và 22 tháng 9 năm 1959, tên Quân cùng thiếu tá Nguyễn
Quốc Hoàng tỉnh trưởng, đại úy Đoàn Chí Thẩm tỉnh phó tỉnh
Kiến Phong bàn bạc, vạch kế hoạch hành quân. Chúng thống nhất chọn tứ giác WS :
710.910 – 495.825 – 610.000 – 400.000, làm khu vực trọng tâm càng quét. Qui mô hành
quân cấp trung đoàn, lực lượng chủ yếu là trung đoàn 43 (sư đoàn 23) kết hợp
với lực lượng quân thủy, bộ địa phương. Theo kế
hoạch địch chia
làm 4 cánh quân.
Cánh quân
A (chủ công) gồm 3 đại đội được trang bị 80 chiếc xuồng, ngày 25 tháng 9 năm
1959 xuất phát từ quận lỵ Hồng Ngự tiến
quân vào vùng phía bắc Giồng Chàng đến Sa Rài và nghỉ đêm ở đó. Sáng ngày 26
tháng 9 tiến theo hướng đông nam vào mục tiêu quy định là Giồng Thị Đam, thọc
xuống Gò Quản Cung phối hợp với cánh B lục soát vùng này.
Cánh B gồm
tiểu đoàn 2 (các đại đội 7, 9) và các ban chỉ huy tiểu đoàn (do đại úy Hồ Văn
Thơm tiểu đoàn trưởng chỉ huy) : xuất phát ngày 26 tháng 9 thọc thẳng vào Gò
Quản Cung phối hợp với tiểu đoàn 3 (cánh A) bao vây đánh úp bộ đội ở đây.
Cánh C gồm
ban chỉ huy hành quân đi cùng đại đội 10 (do trung tá Quân trực tiếp chỉ huy),
tập kết tại đồn Cả Cái xã Tân Thành, bố trí quân án ngự ở hướng đông bắc không
cho quân ta rút lui.
Cánh D gồm
bảo an tiểu khu Kiến Phong chốt giữ đồn Hòa Bình, bung ra khi ta phục kích trên
kênh Phước Xuyên, án ngữ hướng đông nam.
Ngoài ra
địch còn bố trí một giang lực gồm tàu LCM, 2 tàu POM sẵn sàng cơ động ứng chiến, các trận địa pháo Sa Rài, Hồng Ngự,
Kiến Tường và máy bay sẵn sàng
chi viện yểm trợ hành quân.
Cuộc hành
quân trong 2 ngày 25, 26 tháng 9 năm 1959, có nhiệm vụ:
-
Tiêu diệt tại chỗ.
-
Lục soát tất cả các gò cao có
thể địch quân làm chổ ẩn trú.
-
Lục soát tất cả các lùm rậm,
rừng tràm.
-
Chận bắt những người tình nghi,
ghe xuồng trong vùng hành quân.
Với quân số đông hỏa lực
mạnh chúng có thể dể dàng tiêu diệt “một nhúm Việt Cộng ốm đói với mấy cây súng
sét”. Chưa ra quân chúng đã có cảm giác vui sướng trước một trận thắng dể
dàng.
Theo chỉ đạo của Liên
Tỉnh ủy, ngày 23-9-1959, đơn vị vũ trang tỉnh Kiến Phong chính thức làm lễ ra
mắt, lấy tên là Tiểu đoàn 502. Trước đó, đơn vị được tập trung huấn luyện để
chuẩn bị cho đợt hoạt động mới.
Hoạt động của Tiểu đoàn
502 bị bọn mật thám của địch phát hiện. Được tin này, địch liền mở cuộc hành
quân lớn nhằm mục tiêu “tìm diệt” Việt cộng tại những địa điểm tình nghi trong
vùng căn cứ Đồng Tháp Mười (sơ đồ hành quân của chúng là vùng tứ giác hậu bối giáp ranh 2 huyện Hồng Ngự và
Thanh Bình). Trong khi đó, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 502 không nắm được âm mưu của
địch mở cuộc càn quét, nên vẫn đưa các phân đội về các địa bàn để vào đợt võ
trang tuyên truyền. Ban Chỉ huy Tiểu đoàn cùng Đại đội Bảy Phú trong đêm 24-9-1959
hành quân bằng xuồng từ Gò Quản Cung về Giồng Thị Đam để hôm sau tiến hành võ
trang tuyên truyền ở xã Bình Thạnh (Hồng Ngự).
Tại Giồng Thị Đam, sáng
ngày 25-9-1959, do phát hiện một cánh quân địch hành quân bằng xuồng từ hướng
Hồng Ngự về dinh điền Sa Rài, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 502 nhận định chúng có thể
quay lại theo đường cộ (đường trâu kéo cộ đi vào mùa khô, mùa nước nổi ít cỏ,
đi xuồng dễ dàng).
Ngày 25 tháng 9, ta phát
hiện địch ngủ ở gò Sa Rài. Ban chỉ huy tiểu đoàn lên phương án đánh địch nếu
ngày hôm sau địch tới. Cụ thể đại đội Bảy Phú chia làm hai trung đội; một do
đại đội trưởng Võ Cuốn chỉ huy. Một nửa đại đội Năm Bình do chính trị viên Bảy
Ruộng chỉ huy, làm một mũi riêng.
Khoảng 9 giờ sáng ngày
26 tháng 9 khi trinh sát ta phát hiện địch hành quân bằng xuồng đi theo đường
cộ hướng về Giồng Thị Đam, tốc độ tiến quân rất chậm đại đội Út Thu quan sát thấy địch khá đông,
nhận định chúng không phải quân bảo an, dân vệ mà có thể là lực lượng chủ lực
địch. Đồng chí khẩn trương hỏi ý trong ban chỉ huy, ra lệnh cho bộ đội sẵn sàng
chiến đấu và báo cáo với tiểu đoàn xin ý kiến. Trên cơ sở đánh giá địch và ta,
ban chỉ huy tiểu đoàn do đồng chí Lê Văn Khuyên (Tám Dần) tiểu đoàn trưởng và đồng chí Sáu Chung chính
trị viên chỉ huy, hạ quyết tâm tiêu diệt địch. Tiểu đoàn 502 thành lập tháng 12
năm 1956 theo chỉ thị vũ trang tuyên truyền của Liên tỉnh ủy. Đây là lần đầu
tiên tiểu đoàn ra quân đánh lớn.
Khoảng
10 giờ, địch lọt vào trận địa đột kích của ta; tiểu đoàn trưởng hạ lệnh nổ
súng. Hai trung liên chặn đầu vừa nổ giòn thì trung liên khóa đuôi cũng bắn
chéo cánh sẻ dọc đội hình địch. Giữa đội hình địch là tiếng tiểu liên khóa đuôi
cũng bắn chéo cánh sẻ dọc đội hình địch. Giữa đội hình địch là tiếng tiểu liên
xen lẫn súng trường của ta đồng loạt nổi lên.
Ngay
từ loạt đầu, địch đã lăn tỏm xuống nước một số tên, sau đó một số tên nhảy
xuống nước làm xuồng tròng trành lật úp không kịp bắn trả, chỉ vài tên chống cự
bắn lại. Thấy đội hình địch hỗn loạn không kịp trở tay, tiểu đoàn trưởng liền
ra lệnh xung phong. Xuồng của ta xung phăng phăng lướt ra, vừa tiến, vừa bắn áp
đảo, vừa gọi hàng. Quân địch hoảng hốt chống xuồng bỏ chạy, nhưng bị cỏ lác rậm
rạp ngăn trở, chúng ùn tắc, đâm xuồng vào nhau, nhiều cái chìm nghỉm. Tên đại
úy Phán cũng bị rơi xuống nước sợ quá kêu lính đầu hàng. Những tên rơi xuống
nước được bộ đội ta cho bám xuồng, lội vào chổ cạn, leo lên bờ đất, súng đạn
được gom lại một chỗ, người một chỗ sợ run cầm cập.
Thế
là chỉ là sau 15 phút chiến đấu, ta đã làm chủ trận địa, diệt và bắt toàn bộ
bọn địch: tiêu diệt 12 tên, bắn sống 75 tên, thu được 7 trung liên, 45 garant
máy vô tuyến, toàn bộ xuồng và rất nhiều quân trang quân dụng, đạn dược. Tiểu
đoàn lệnh cho thu gom chiến trường, rút quân khỏi trận địa, mang theo toàn bộ
tù binh về Gò Quản Cung để tránh phi pháo.
Tại Gò Quản Cung, một
mặt ta sắp xếp bố trí trận địa phục kích sẵn sàn chiến đấu đánh định, một mặt
giải quyết những việc hậu cần sau trận đánh, đồng thồi giáo dục cho đám tù
binh. Nội dung giáo dục chính trị được chính trị viên Phàn nêu rõ : Chính quyền
độc tài phát xít tay sai Mĩ là Ngô Đình Diệm đã không tôn trọng Hiệp định
Giơnevơ, tổng tuyển cử hiệp thương thống nhất nước nhà mà còn đàn áp nhân dân
và cách mạng rất dã man. Điều đó buộc nhân
dân miền Nam đứng lên cầm súng đánh lại, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, thoát
khỏi ách ngoại bang. Anh em kêu gọi binh sĩ không theo giặc, bỏ súng trở về với
nhân dân, Anh giải thích chính sách khoan hồng của cách mạng, v.v. Binh lính và
sĩ quan ngụy được băng bó vết thương, được đối đãi tử tế rất cảm kích. Đại úy
Phán đã khai hết những gì chúng biết cho ta. Phán và tên trung úy Thoại thay
mặt tù binh cám ơn cách mạng đã khoang hồng hứa sẽ không gây nợ máu với nhân
dân nữa … (vì thế sau khi được giải phóng thích 2 tên này bị địch xử phạt rất
nặng).
Sau khi khai thác tù
binh, biết đây là toàn bộ ban chỉ huy tiểu đoàn và đại đội 12 tiểu đoàn 3 của
địch. Chúng cho biết còn một mũi đang kéo đến, mục tiêu là Gò Quản Cung. Tiểu
đoàn trưởng nhanh chóng cho thay đổi trang bị mới lấy được của địch và bố trí
lại đội hình phục kích đảm bảo đánh chắc thắng, đồng thời đưa tù binh về sau
trận địa để đảm bảo an toàn. Chiều hiu hiu gió. Cả một vùng đồng nước yên ả,
bỗng từ xa vọng lại tiếng la lối và mái chèo khua nước. Trinh sát báo cáo phát
hiện có một cánh quân địch đang di chuyển về hướng trận địa Gò Quản Cung. Lệnh
tiểu đoàn xuống các mũi sẵn sàng chiến đấu. Im lặng chờ địch.
14 giờ, rồi 14 giờ 30
phút, cánh quân thứ hai lọt vào trận địa nhưng khác buổi sáng, lần này chúng đi
hơi xa nhau nên đội hình khá dài. Lệnh nổ súng vừa phát, tiếng trung liên chặn
đầu, khóa đuôi và lướt sườn nổ giòn đánh. Không hơn gì bọn lính tiểu đoàn 3
buổi sáng, bọn này cũng cuống cuồng sợ hãi, chúng nháo nhào bỏ chạy đâm cả vào
nhau, nhào xuống nước tránh đạn, làm xuồng lật úp, lật nghiêng, mắc kẹt trong
cỏ lác, và mắc nghẽn vào nhau không có đường quay trở. Chúng hoang mang chưa
kịp trở tay thì ta chớp thời cơ đồng
loạt xung phong, gọi hàng. Do đội hình địch dài nên đám đi sau tháo lui. Ta chỉ
bắn theo, chúng chạy thoát. Toán đi đầu bị ta khóa chặt đội hình và bắt gọn. Sau
10 phút chiến đấu tất cả ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đại đội 7, đánh thiệt
hại tiểu đoàn 2 trung đoàn 43, bắt sống 27 tên, thu 26 súng và nhiều quân trang
quân dụng. Trong trận này địch có chuẩn bị đề phòng, đội hình tiến hành cự ly
xa nhau nên lúc đại đội 7 đi đầu bị chặn đánh, lực lượng đại đội 9 và ban chỉ
huy tiểu đoàn 2 ở phía sau đã rút chạy về hướng nam.
Kết quả, trong ngày
26-9-1959, Đại đội Bảy Phú và một bộ phận Đại đội Năm Bình, với 42 tay súng,
đánh liên tiếp 2 trận ở Giồng Thị Đam và Gò Quản Cung diệt 2 đại đội quân chủ
lực ngụy cùng một ban chỉ huy tiểu đoàn; đánh bại cuộc hành quân cấp trung đoàn
do Tư lệnh Phân khu Đồng Tháp Mười chỉ huy; diệt nhiều tên, bắt 105 tù binh,
thu tại trận 127 súng, 12 máy thông tin, 4 ống nhòm, 2 địa bàn, nhiều xuồng và
đạn dược (mùa nước rút, du kích còn tìm thấy một số khẩu súng địch chìm tại nơi
này). Ta hy sinh 1 (đồng chí Ân), bị thương 2: đồng chí Sậm (chiến sĩ) và đồng
chí Nguyên (y tá). Đây là trận thắng cả
3 mặt: quân sự, chính trị, binh vận; là trận thắng về chiến thuật chiến đấu
trên đồng nước; nâng cao uy danh của Tiểu đoàn 502.
Như tiếng sấm đầu mùa, trận đánh Giồng Thị Đam
– Gò Quản Cung chẳng những có ý nghĩa rất quan trọng về mặt quân sự, vì đây là
trận mở màn và tập dượt, chuẩn bị cho cuộc đồng khởi của quân dân niềm Nam năm
1960; mà còn có ý nghĩa rất lớn, là bài học kinh nghiệm quí của ta trong việc
phối hợp 03 mũi giáp công: “chính trị-binh vận-quân sự”. Vì sau trận đánh này,
do sự chính nghĩa, nhân đạo và tuyên truyền khéo léo của ta, hàng trăm binh sĩ
được thả đã tuyên truyền trong hàng ngũ của chúng những sự thật “mắt thấy, tai
nghe”, làm cho bọn binh lính địch rất hoang mang, dao động và nhiều tên đào rã
ngũ.
Với
địch, đây là trận thất bại đến kinh ngạc. Bộ Tổng tham mưu Ngụy lập Hội đồng
Quân kỷ, điều tra nguyên nhân bại trận, quyết định bãi chức và tống giam nhiều
sĩ quan chỉ huy hành quân.
Ngoài ý nghĩa thắng lợi
3 mặt quân sự, chánh trị, binh vận, về nghệ thuật quân sự, chiến thuật chiến
đấu trên đồng nước…nó còn tạo cho ta thế và lực mới, làm thay đổi cục diện cách
mạng ở Tỉnh nhà, tạo tiền đề vật chất và tinh thần cho các đợt tấn công và nổi
dậy – khởi nghĩa vũ trang (đồng khởi) cuối năm 1959 đầu năm 1960, góp phần định
hình kết hợp 3 lực lượng chánh trị, quân sự và binh vận cùng tấn công, mà sau
đó được Khu nâng lên thành phương châm 3 mũi giáp công.
Từ
sau chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, với cuộc nổi dậy liên lục, lan
rộng nhiều nơi, quân và dân ta đã giành quyền làm chủ nhiều xã ven Đồng Tháp
Mười. Địch tổ chức phản kích nhằm chiếm lại những vùng đã mất. Trước tình hình
đó, Tỉnh ủy chỉ đạo các đảng bộ địa phương bám vững địa bàn, lãnh đạo quần
chúng đấu tranh quyết liệt với địch, đặc biệt là chống địch bình định Đồng Tháp
Mười. Khẩu hiệu đấu tranh: “Chống càn quét, bắn phá”, “ Đòi yên ổn làm ăn”, “
Chống bắt lính”, “ Đòi an ninh nông thôn”.
Giữa lúc một cuộc đấu
tranh chánh trị của nhân dân miền Nam bị dìm trong bể máu, Trung ương vừa cho
phép đấu tranh vũ trang, cách mạng miền Nam đang trong thời kỳ đen tối, nhiều
nơi chưa tìm được lối đi… thì trận đánh của Tiểu đoàn 502 Kiến Phong (Đồng
Tháp) được xem như hiệu lệnh phát động và thúc đẩy cuộc đấu tranh cách mạng
không chỉ ở Tỉnh mà trên toàn miền Nam. Nó có tác dụng nâng cao uy thế cho cách
mạng, củng cố niềm tin cho nhân dân, hạ uy thế và răn đe quân địch
Đây là chiến thắng lớn
đầu tiên của tiểu đoàn 502 và là trận đánh lớn nhất tại Kiến Phong nói riêng và
trên toàn miền Nam
nói chung kể từ sau Hiệp định Giơnevơ, nó được xem là” phát pháo lệnh châm ngòi
cho cuộc nổi dậy của quần chúng các tỉnh Trung Nam Bộ và nhiều nơi khác”. Đây
là một trong những chiến thắng oai hùng, trở thành móc son trong lịch sử của
Đảng bộ Kiến Phong – Đồng Tháp.
Tiểu đoàn 502 làm nên
chiến thắng vang dội Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung từ những ngày đầu mang phiên
hiệu mới ấy, đã cùng quân dân tỉnh nhà đi suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ, giải
phóng tỉnh nhà ngày 30/04/1975. Sau đó, tiểu đoàn 502 anh hùng cùng quân dân
tỉnh nhà đánh đuổi bọn Pôn – Pốt xâm lấn biên giới tỉnh nhà, giúp nhân dân
Campuchia thoát nạn diệt chủng và giúp bạn ở Prây – Veng khôi phục chính quyền,
quân đội, sản xuất, phát triển văn hóa, xã hội.....Giữ vững và phát huy truyền
thống anh hùng của các anh, ngày nay tiểu đoàn 502 luôn rèn luyện, xây dựng đơn
vị luôn vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu,
luôn xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Lưu dấu chiến thắng
Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, những năm cuối thế kỷ 20. Tỉnh ủy Đồng Tháp chủ
trương xây dựng tượng đài chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung tại nơi diễn
ra trận đánh ngày xưa (nay thuộc xã An Phước, huyện Tân Hồng) trên diện tích 5
ha.
Tượng đài gồm ba nhân
vật trên một chiếc xuồng đang cất mũi lên, rẽ sóng tượng trưng hình ảnh chiến
đấu trên đồng nước. Một người đầu quấn khăn rằn, hai tay đang đẩy mạnh cây sào
cho xuồng lướt tới, xung phong. Một chiến sĩ mắt nhìn thẳng về phía trước, tay
súng sẵn sàng. Một chiến sĩ ở giữa đứng nhô cao người lên, tay phải giơ cao
khẩu súng, tay trái vươn thẳng về phía trước, miệng đang hét lên chiến thắng.
Cụm tượng đài toát lên không khí chiến đấu sinh động trên đồng nước, sừng sững
giữa trời bao la....Chất liệu cụm tượng làm bằng bê tông sắt thép, giả đá màu
xám trắng, đặt trên bệ cao, có tổng chiều cao 37 thước. Trước tượng đài, mặt
bằng được tôn cao làm sân lễ rất long trọng, sắp tới tượng đài sẽ được xây dựng
thêm các hạng mục như công viên, nhà trưng bày, bãi đậu xe,...thành nơi tham
quan, du lịch nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các đời sau.
2.2.3. Di tích lịch sử vụ thảm
sát Bình Thành
Đi trên quốc lộ 30 đến
đoạn thị trấn Thanh Bình giáp xã Bình Thành, thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp. Cách cầu Cái Tre độ 100 mét về phía thượng lưu, một Đài tưởng niệm
– Di tích quốc gia – sừng sững uy nghi với hình tượng trái tim đang
rỉ máu! Đó là Bia tưởng niệm đồng bào vô tội bị bọn lính của phía Liên hiệp
Pháp, tay chân mới của Mĩ - Diệm, vô cớ sát hại dã man tháng 11 năm
1954.
Ngày ấy…Hiệp định
Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Nhân dân, cán bộ
và chiến sĩ ta hết sức vui mừng, phấn khởi trước thành tựu to lớn của dân tộc,
đã tốn hao không biết bao nhiêu sương máu và nước mắt mới giải phóng được phân
nữa đất nước. Do hoàn cảnh chiến tranh sự lùng sụt, bắt bớ, giam cầm, tù
đài…của giặc khiến bao nhiêu gia đình li tán, bây giờ mới đoàn tụ gặp lại, kẻ
mất người còn…biết bao thảm cảnh đau thương được gây ra. Những tưởng sau chín
năm kháng chiến hy sinh, gian khổ, nhân dân sẽ được hưởng hòa bình, tự do, chờ
ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước…Nào ngờ, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam
vừa rời vị trí tập kết chuyển quân ra miền Bắc, thì…quân giặc ập đến chiếm
đóng, quấy nhiễu, bắt bớ, đánh đập, cướp bóc, hà hiếp dân lành, trả thù người
kháng chiến.
Khi không có chính
quyền, Nhân dân Bình Thành cùng toàn Miền Nam lại bước vào cuộc đấu tranh mới
đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ trong hoàn cảnh mới: Đảng rút vào hoạt động bí
mật, không còn chính quyền và quân đội nhân dân tự lập ra những đội chống cướp,
trang bị gậy, dây mỏ … tự bảo vệ cuộc sống của mình.
Trong hoàn cảnh đó địch
đưa tiểu đoàn Bảo an số 513 về đóng tại xã Bình Thành thuộc Tổng Phong Thạnh
Thượng, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp. Đại đội 3 đóng đồn vùng Cái Tre. Đại đội 4 của Tiểu đoàn này chiếm khu
vực nhà ông Nguyễn Hữu Nghi – thường gọi là thầy Ba Dĩ đóng đồn (gọi là đồn Ba
Dĩ). Tối ngày 11/11/1954 lính đồn Ba Dĩ vào xóm nhà dân, bắt đánh đập và cướp
bóc gia đình ông Nguyễn Văn Kiết (Năm Kiết) ở ấp Bình Chánh, xã Bình Thành.
Nhân dân báo động, truy đuổi bọn giặc cướp ra đến chợ Bình Thành thì bị nhân
dân bắt được 8 tên, một số tên khác chạy thoát về đồn. Bọn lính đồn nghe la ó,
để giải vây cho đồng bọn chúng xả súng bắn vào đám đông ở gần khu vực chợ làm
chết tại chổ 4 người, bị thương 9 người khác. Nhân cơ hội đó, bọn lính cướp lội
qua rạch Cái Nổ chạy về đồn.
Sáng
sớm hôm sau ngày 12/11/1954, bọn lính đồn thầy Ba Dĩ qua chợ ngăn cấm không cho
bà con lấy xác người bị chúng sát hại đem về chôn. Đồng thời đại đội 3 do Lê
Văn Tá chỉ huy, đại đội 4 do trung úy Trần Bá Thành chỉ huy mở cuộc ruồng bố
vào các ấp, xóm xã Bình Thành. Chúng xọc vào nhà dân đập phá, cướp bóc, rượt
bắt nhân dân đang làm lụng trên đồng, đi lại dưới sông rạch, bắn chết 3 người
và gom bắt trên 600 người nhốt tại trường học Bình Thành. Nhân dân phản đối
hành động dã man, bắt và giết người vô cớ. Tại đây, bọn chúng tiếp tục đánh
đập, gạn lọc ra 24 người trong số hơn 70 người, bị trói tay, đem xuống ghe chở
ra giữa sông Tiền rồi xả súng bắn, xô xuống sông.
Được chi bộ Đảng lãnh
đạo, bất chấp kẻ thù theo dõi, chận đường, ngăn lối…hàng trăm lượt nhân dân
Bình Thành, bằng mọi cách đến trụ sở Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát đình
chiến đóng tại quận lỵ Tân Châu đưa 500 lá đơn và gởi nhiều đơn khác đến phái
đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đóng ở Phụng Hiệp, Cần Thơ tố cáo tội ác dã man
của bọn tay sai thực dân, đế quốc, đòi trừng trị thích đáng bọn giết người. Bọn
đồn thầy Ba Dĩ chặn bắt bà con mang đơn đi tố cáo, giết chết thêm 2 người, nâng
tổng số người bị chúng giết lên 33 người.
Trước áp lực đấu tranh,
kiến nghị của dân chúng và sức ép của phái đoàn ta, Ủy hội Quốc tế cử một tổ
đến tận nơi điều tra xem xét vụ việc. Bọn Tiểu đoàn 513 lại mượn cớ tình hình
không an toàn, ngăn chặn không cho dân tiếp xúc phái đoàn điều tra, gây khó khăn cho Tổ quốc làm nhiệm vụ. Nhân
dân ta lại kiên trì, dũng cảm mưu trí vượt qua tàu bên kia rồi ra tàu đưa đơn
cho Uỷ hội Quốc tế…lọt qua sự kiểm soát của giặc, tiếp xúc được Tổ quốc tế đậu
tàu ngoài sông Cửu Long, đưa đơn tố cáo tội ác tày trời của bọn Tiểu đoàn 513.
Trong đợt đấu tranh này thêm nhiều người nữa bị chúng đánh đập tra khảo đến
trọng thương, tàn phế, hàng chục người bị bắt giải đi; chúng đâm chết bà Nguyễn
Thị Kỉnh (ngày 09/12/1954) khi bà đưa đơn cho Tổ quốc tế…
Chúng còn đào hố chôn tập thể gần đồn Cái Tre (vị trí Bia tưởng niệm ngày nay) thủ tiêu mất xác hòng
giấu nhẹm tội ác. Dã man hơn, khi biết tin có phái đoàn quốc tế đến điều tra vụ
việc, chúng moi xác người lên thủ tiêu lần nữa, rồi mua cá linh đổ xuống hố để
phi tang, chạy tội.
Phái đoàn quân đội nhân
dân Việt Nam tại Nam Bộ gởi nhiều văn bản cho Ủy hội Quốc tế giám sát đình
chiến, tố cáo phía Liên hiệp Pháp vi phạm Hiệp định và gây tội ác, đồng thời
yêu cầu gấp rút giải quyết vụ việc. Văn bản có đoạn ghi rõ: “Vụ Bình
Thành một lần nữa chứng tỏ rằng âm mưu đàn áp, trả thù nhân dân của bọn đế quốc
Mĩ, bọn thực dân Pháp và bè lũ tai sai phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chúng muốn
phá hoại cuộc tổng tuyển cử tự do của nhân dân và muốn lập lại căn cứ quân sự ở
Miền Nam để phá hoại sự an ninh của Việt Nam, Đông Dương và Đông Nam Châu Á”. Và “Chúng
không tôn trọng Hiệp định, chúng thẳng tay đàn áp giết hại nhân dân. Ngay trong
vụ Bình Thành thấy rõ: việc khủng bố cứ tăng lên hàng ngày, trước giết ít, sau
giết nhiều và bắt nhiều”…
Với những hành động tội
ác không thể chối cãi được của phía Liên hiệp Pháp và trước những chứng cứ rành
rành, Ủy hội Quốc tế giám sát đình chiến đã bác bỏ mọi luận điệu che giấu, vu
khống của phía Liên hiệp Pháp, đã kết luận và yêu cầu:
“Bộ tổng chỉ huy các lực lượng Liên Hiệp Pháp, căn
cứ vào điều 22 Hiệp định Giơ-ne-vơ, có biện pháp thích đáng đối với những người
chịu trách nhiệm về các hành động vi phạm Điều 14 (c)...”
Vụ
giặc thảm sát nhân dân vô tội tại xã Bình Thành tháng 11 và tháng 12/1954, kẻ
thù đã giết chết 34 người, 10 người bị thương, hàng trăm người khác bị bắt bớ,
đánh đập, tra khảo tàn nhẫn; gây đau thương tang tóc cho nhiều gia đình. Căm
thù này mãi khắc ghi sâu !
Vụ thảm sát Bình Thành
diễn ra ngay sau khi quân đội ta tập kết ra Bắc, làm chấn động dư luận, vạch
trần bộ mặt phản dân, phá hoại hòa bình của chúng, gây ra phẩn nộ to lớn trong
các tầng lớp nhân dân ta. Tội ác của chúng không làm nhân dân ta run sợ mà
càng thêm căm thù, nung nấu ý chí đấu tranh để gìn giữ hòa bình “Biến đau
thương thành sức mạnh”, thống nhất Tổ Quốc. Suốt từ đó cho đến giải phóng hoàn
toàn miền Nam, nhân dân Bình Thành kiên cường đấu tranh trong thế trận khó
khăn, bất lợi về địa hình trống trãi vào mùa khô và mênh mông mùa nước ngập,
thể hiện qua những cuộc đấu tranh chính trị, những trận tấn công diệt đồn,
chống càng quét, vận động làm tan rã hàng ngũ địch, diệt ác ôn, phá kềm kẹp,
nổi lên những tập thể hay cá nhân anh hùng điển hình, tô đậm truyền thống đấu
tranh bất khuất của nhân dân địa phương, và Bình Thành xứng đáng được Chủ tịch
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân.
Để khắc ghi thâm thù
quân xâm lược và tay sai; để tưởng nhớ những người vô tội bị giặc thảm sát, sự
đấu tranh kiên cường của nhân dân. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho đời
sau, nhất là thế hệ trẻ, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 48 ngày Thương binh liệt sĩ,
tỉnh Đồng Tháp quyết định xây đài tưởng niệm bên cạnh hai hố chôn người tập thể
ở bờ rạch Cái Tre xã Bình Thành (nay thuộc thị trấn Thanh Bình).
Năm 1996 Đảng bộ, chính
quyền huyện Thanh Bình xây dựng Bia tưởng niệm các nạn nhân bị giặc thảm sát
tháng 11, 12 và 13 tháng 11 năm 1954 tại hiện trường cũ. Tượng đài cao 3,8m, có
một bàn tay nắm chặt giơ cao đấu tranh cho chính nghĩa, những giọt máu do giặc
gây ra đổ xuống làm cháy bừng lên ngọn lửa đấu tranh bất khuất. Tượng đài thể
hiện sự hi sinh to lớn và đấu tranh anh dũng của nhân dân Bình Thành, làm xúc
động lòng người mỏi khi lên viếng. Bên phải tượng đài là bia tưởng niệm ghi tóm
tắt sự kiện thảm sát xảy ra. Bên trái là danh sách những người bị chúng giết
chết và bị thương. Tượng đài đặt cao trên 3 bật thềm, có đỉnh cấm hương và nơi
đặt vòng hoa. Phía trước là khoảng sân lót đan có những bồn hoa và cây cảnh,
nối với quốc lộ 30 bằng một cây cầu xi măng bắt qua mươn lộ.
Hằng năm, nhân dịp Tết
âm lịch, ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, ngày giỗ chung của gia đình những
người bị thảm sát, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể,
thầy cô giáo, học sinh và đông đảo nhân dân, người thân các gia đình bị nạn đến
dâng hoa, thấp hương, cuối đầu tưởng niệm. Nhiều cuộc ra quân kết nạp đoàn viên
thanh niên…được tổ chức long trọng tại nơi đây.
Ngày 19 tháng 01 năm
2004, Bia tưởng niệm vụ thảm sát Bình Thành được Bộ văn hóa thông tin nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (nay là Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch) xếp hạng
Di tích quốc gia (Quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT). Nơi đây, ngày ngày trong
công cuộc đổi mới, xây đựng và bảo vệ quê hương của Đảng bộ, quân dân Bình
Thành đã nỗ lực đưa Bình Thành không ngừng phát triển toàn diện, xứng đáng danh
hiệu Anh hùng.
2.3. Ý nghĩa và vai trò của các di tích lịch sử - cách mạng đã
góp phần đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả nước
Đồng Tháp cũng giống như các tỉnh khác ở khu vực
Nam Bộ, cũng hòa mình vào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, một trận
chiến được mọi người xem là “cuộc chiến không cân sức”, với chiến thuật lấy ít
thắng nhiều Đồng Tháp đã làm nên một trang lịch sử dân tộc oai hùng truyền
thống bao đời để lại. Trong các quá trình đó, cùng với những tên tuổi, từng trận đánh, từng
chiến thuật và sự hi sinh không tránh khỏi, nó đã luôn luôn gắn liền với các di tích lịch sử, điếu đó
có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ về
truyền thống yêu nước của quê hương Đồng Tháp nói riêng và của nhân dân cả nước
nói chung.
Xuyên suốt chặng đường lịch sử
của dân tộc, lịch sử Đồng Tháp luôn gắn liền với xu thế chung của cả nước, từng
cách đánh du kích của tiểu đoàn 502 trong trận Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung đến
căn cứ kháng chiến Xẻo Quýt cho ta thấy sự gần gủi giữa bộ đội với thiên nhiên
rừng rậm, lúc ẩn lúc hiện và được sự che chở giúp đỡ của nhân dân địa phương…
Các thế hệ cha anh đã phải đổ nhiều xương máu để giành lại độc lập, tự do và
vẹn toàn lãnh thổ đất nước. Những năm tháng kháng chiến gian khổ đã qua đi, nay
chỉ còn những dấu tích lịch sử.
Trước
hết có thể nói rằng, các di tích, dấu tích lịch sử cách mạng là một bộ phận
quan trọng cấu thành di sản văn hóa Đồng Tháp, hay nói đúng hơn là tạo thành
giá trị của di sản văn hóa Đồng Tháp. Các di tích, dấu tích này ngoài phần vật
thể hiện tồn, chúng còn mang những ý nghĩa văn hóa sâu sắc và là bằng chứng thể
hiện sinh động truyền thống yêu nước - cách mạng của quân và dân Đồng Tháp qua
các chặng đường đấu tranh gian khổ để giành tự do, độc lập. Qua các
di tích, dấu tích này những người đương thời và những người đời sau có thể hình
dung được phần nào sự hy sinh vô bờ bến cùng tinh thần yêu nước, ý chí quật
cường, dũng cảm của quân và dân Đồng Tháp qua các thời kỳ kháng chiến cứu nước,
từ đó động viên mọi người vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu hy sinh cho sự
nghiệp cách mạng. Đó chính là giá trị tinh thần, giá trị phi vật thể nổi bật
của các di tích, dấu tích này.
Các di
tích, dấu tích cách mạng ở Đồng Tháp là nguồn tư liệu thực địa ghi dấu quá
trình đấu tranh chống ngoại xâm, quá trình xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp
của quân dân địa phương. Chúng cung cấp những thông tin cần thiết để các nhà
nghiên cứu, bè bạn gần xa cùng nhân dân địa phương hiểu rõ hơn về quá trình này.
Ngoài các giá trị mang tính địa phương, một số
di tích cách mạng ở đây còn góp phần bổ sung những thông tin cần thiết cho các
phong trào cách mạng, các sự kiện, nhân vật cách mạng mang tầm vóc cấp tỉnh và
cả nước. Đồng Tháp là địa bàn cách mạng quan trọng nên các sự kiện diễn ra ở
đây đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng của cả tỉnh, của khu vực. Một
số trong chúng đã thực sự mang tầm vóc này, như các di tích khởi nghĩa (Di tích
lịch sử căn cứ kháng chiến Tỉnh Ủy Kiến Phong xưa, Di tích lịch sử chiến thắng
Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, Di tích lịch sử vụ thảm sát Bình Thành), các di
tích liên quan đến việc thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Tỉnh và Thị
xã, các di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong kháng
chiến chống Mĩ (...), Sự hiện tồn của các di tích này đã góp phần làm phong phú
hệ thống di tích cách mạng cũng như góp phần minh chứng cho bề dày truyền thống
đấu tranh cách mạng của cả tỉnh và cả nước.
Các di
tích lịch sử cách mạng nói chung ở Đồng Tháp giữ vị trí quan trọng
trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ
trẻ. Những bài học lịch sử sẽ trở nên khô cứng nếu như không có
những di tích, dấu tích chứng minh. Những người đời sau sẽ không thể nào hình
dung được sự tàn ác, dã man của kẻ thù đối với đồng bào, đồng chí của ta nếu
chưa được tận mắt nhìn thấy cảnh giam cầm, tù đầy tại các nhà lao của địch, dù
chỉ là hình ảnh tái hiện. Cũng vậy, những gian khổ, khó khăn cũng như tinh thần
chiến đấu ngoan cường của quân và dân Đồng Tháp sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn
một khi các hoạt động cũng như các cơ sở cách mạng trước đây được phục hồi, tái
hiện...
Các di
tích, dấu tích lịch sử cách mạng của Đồng Tháp phong phú về loại hình, phân bố
đều khắp ở các xã, huyện, liên quan đến nhiều phong trào cách mạng, đây là
nguồn tài nguyên văn hoá quý giá và không phải nơi nào cũng có để phát triển du
lịch, phục vụ tham quan, nghiên cứu, nhất là các tuyến du khảo, tham quan
nghiên cứu tìm về cội nguồn, về các địa chỉ đỏ.
Nhằm phát huy truyền thống yêu
nước hào hùng của dân tộc, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách đầu tư khôi phục và xây dựng nhiều điểm di tích lịch sử; tạo điều
kiện thuận lợi để các thế hệ hôm nay được biết thêm về những chiến công và sự
hy sinh lớn lao của lớp lớp cha anh đi trước. Nhiều tổ chức đoàn thể, nhất là
các nhà trường trên địa bàn tỉnh cũng đã có những hoạt động thiết thực nhằm tôn
tạo, giữ gìn những điểm di tích lịch sử thông qua những giờ ngoại khóa.
Tuy nhiên, những việc làm trên vẫn chưa nhiều, chưa đều ở các địa phương,
đơn vị. Việc duy tu, sửa chữa và khôi phục nhiều điểm di tích vẫn chưa tương xứng
với yêu cầu đặt ra. Không ít điểm được coi là chứng tích lịch sử ngày càng bị
xuống cấp, bị lãng quên và bị xâm hại. Trong khi đó, công tác giới thiệu, trưng
bày những hình ảnh, hiện vật liên quan đến khu, điểm di tích lịch sử nhằm giáo
dục cho thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước của dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.
Thường công tác này mới chỉ dựa trên sách vở, còn việc tổ chức những buổi tham
quan, dã ngoại về những di tích lịch sử còn nhiều hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế đó, cần biên tập những cuốn sách, tập tranh giới
thiệu về từng điểm di tích lịch sử để mọi người dễ dàng hiểu rõ về mảnh đất,
truyền thống quê hương mình. Kinh phí cho công tác này có thể huy động dưới
hình thức xã hội hóa “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Điều quan trọng nữa là các tổ chức đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên cùng
các nhà trường nên thường xuyên quan tâm tổ chức cho thanh thiếu niên và học
sinh có những buổi dã ngoại, tham quan các điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.
Qua đó phát động phong trào giữ gìn, bảo vệ các điểm di tích lịch sử ở địa
phương mình. Những hoạt động này có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục cho
thế hệ trẻ về truyền thống kiên cường của cha ông đi trước, đồng thời khơi gợi
tinh thần yêu nước của dân tộc ta.
KẾT LUẬN
Các di
tích lịch sử - văn hóa ở địa bàn Đồng Tháp là cuốn lịch sử vật thể giới thiệu một thời kì khai hoang mở đất, trải qua các cuộc chống giặc
ngoại xâm. Đây cũng có thể xem là
vùng đất địa linh nhân kiệt nơi
hội tụ những anh hùng dân tộc. Ở đây đã hình thành nên những địa bàn hiểm trở
với những đồng nước mênh mông với cánh rừng tràm bạc ngàn đã giúp bộ đội ta làm nơi ẩn nấp và hoạt động cách mạng.
Giúp nhân dân ta dễ dàng ẩn tránh khỏi sự truy lung của địch, phản công
bất ngờ đánh bại chúng. Những căn cứ địa cách mạng này “là tài sản quý giá của
cộng đồng dân tộc Việt Nam có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của nhân dân ta” và “để bảo vệ đồng
thời phát huy giá trị
di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc, đóng góp vào kho
tàn di sản văn hóa thế giới”.
Thông qua
các hình ảnh về các chứng tích lịch sử này chúng ta sẽ giáo dục cho thế hệ trẻ truyền
thống đấu tranh chống ngoại xâm một cách sâu sắc hơn.
Những chuyến du khảo về nguồn,
các cuộc tham quan thực tế sẽ là bài học bổ ích cho các em hơn.
Qua việc cho các em đọc sách, đồng
thời sự hiện
hữu của các hiện vật, hình ảnh trưng bày hay những lời thuyết minh sẽ giúp cho
các em ghi nhớ được sâu hơn, có thể cảm
nhận một cách sâu sắc hơn. Qua đó thế hệ trẻ sẽ ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình, biết ghi nhớ những công lao
to lớn của cha ông chúng ta đã đổ biết bao nhiêu xương máu, tinh
thần để bảo vệ nền độc lập như
ngày nay.
Bên cạnh
đó chúng ta cần phải có những biện pháp bảo tồn kết hợp tu sữa cho hợp lý tạo tiềm năng du lịch sinh thái, cần
phải có một giải pháp đồng bộ “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cùng nhau tạo
điều kiện bảo tồn tôn tạo khu di tích, thu hút
khách nước ngoài đến tham quan, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập ổn định tránh tình trạng di
cư ồ ạt không mong muốn.
Tóm lại,
việc học tập và tìm hiểu
các di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước của
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1954 – 1975 nhằm giáo dục tinh thần, khơi dậy lòng yêu nước trong
nhân dân, nâng cao hiệu quả việc giữ gìn, trùng tu và phát huy
hết các giá trị tìm năng mà lịch sử để lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Hiếu, (2002), Lịch
sử Đồng Tháp, Nxb Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Tháp
2. Nhiều tác giả (2009), Đồng Tháp đất và người tập II, Nxb trẻ
Hội Khoa Học Lịch Sử Đồng Tháp
3. Phạm Chí Năng , (2004), Điều tra nghiên cứu biên soạn tài liệu giảng
dạy lịch sử và địa lý địa phương tỉnh Đồng Tháp, Nxb Sở Giáo Dục và Đào Tạo
4. Huỳnh Lửa (chủ
biên),(1987), Lịch sử khai phá vùng đất
nam bộ, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Vũ Minh Quang, (2008), Lược sử vùng đất nam bộ Việt Nam, Nxb
Thế Giới Hà Nội
6. Nguyễn Khắc Hiền
(2008), Sống dậy đồng nước, Hội văn học – nghệ thuật Tỉnh Đồng Tháp
7. Nguyễn Thị Kim Thắm (2009),
Căn cứ Xẻo Quýt trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-
1975), luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, trường Đại Học Vinh
8. Nguyễn Đắc Hiền (1994), Tiếng sấm đầu mùa ( Chiến thắng Giồng Thị
Đam – Gò Quản Cung 26/05/1959), Nxb Tổng hợp; Ban tuyên Gáo tỉnh Ủy Đồng
Tháp tái bản tháng 8/2008
9. Nguyễn Đắc Hiền, Khu di tích Xẻo Quýt, Báo văn nghệ đồng
Tháp số 7(371), ngày 5/4/2008, tr.8
10. Hoàng Phương, Thượng Tá
Nguyễn Văn Minh (chủ biên), Lịch sử Kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước 1954-1975 - Tập 2, Nxb Chính tri Quốc gia 1992.
11. http://www.quansuvn.net/index.php/topic,12572.100.html.
Tôi nghĩ bài viết này hay
Trả lờiXóamáy tính hà nội
màn hình máy tính
mua máy tính cũ
màn hình máy tính cũ