MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
7. Cấu trúc của đề tài
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
TRONG LỊCH SỬ
1.1.
Điều kiện tự nhiên của vương quốc Phù Nam
……………………………….
1.2.
Sự hình thành vương quốc Phù Nam trong lịch sử ………………………….
CHƯƠNG 2: NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN XỨ SỞ PHÙ NAM
2.1. Nguyên nhân dẫn đến sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa
Ấn Độ và vương quốc Phù Nam
……………………………………………………………….
2.2. Các con đường giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa Ấn Độ và
vương quốc Phù Nam
2.2.1. Con đường thương mại ………………………………………………………
2.2.2. Con đường truyền bá Phật giáo …………………………………………….
2.2.3. Chữ viết ………………………………………………………………………...
2.3. Yếu tố bản địa trong quan hệ văn hóa giữa Phù Nam và
Ấn Độ ……………
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phù nam là một
vương quốc cổ ở Đông Nam Á cách Lâm Ấp về phía tây hơn 3000 lí, ở trong vùng
vịnh biển lớn.Đất rộng 3000 lí, người đều đen đúa, xấu xí, búi tóc, thân trần
đi chân đất, tính tình chất phát, thẳng thắng, không trộn cướp.Theo nghề cày
cấy trồng trọt “ một năm trồng thu hoạch ba năm”. Nói đến Phù Nam là người ta nhớ đến một vương
quốc lớn mạnh có nói là bá chủ của một vùng. Ngày nay vương quốc Phù Nam không còn nữa, nhưng chúng ta không thề nào
phủ nhận được giá trị vànhững ảnh hưởng của vương quốc này đối với các quốc gia
ở khu vực Đông Nam Á mà đặc biệt là ở phía Nam Việt Nam .
Với vị trí
chiến lược nằm ở ngã tư đường của các cư dân và các nền văn hóa, văn minh. Nằm
giữa hai nền văn minh lớn Ấn Độ và Trung Hoa, nên ngay từ thời tiền sử và sơ sử
Ấn Độ và Phù Nam
đã sớm có những mối quan hệ qua lại về kinh tế, văn hóa.
Nhiều người
đặt câu hỏi: Vậy văn hóa Ấn Độ có mặt ở Phù Nam từ lúc nào? Bằng những con
đường nào là chủ yếu và nguyên nhân thúc đẩy sự giao tiếp đó?... Thiết nghĩ đây
là vấn đề mà các nhà nghiên cứu cần có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa.
Trong thực tế
thì trong một thời gian dài và cho đến nay chương trình sách giáo khoa lịch sử
ở trường phồ thông, thậm chí sách giáo trình ở các bậc cao đẳng,đại học hầu như
ít hoặc không đề cập đến vấn đề “những con đường giao lưu và tiếp xúc văn hóa
giữa Ấn Độ và vương quốc Phù Nam ở Việt Nam trong lịch sử”. Điều đó tạo nên một
khoảng trống trong nhận thức mỗi người, nhất là học sinh, sinh viên.
Với những lí
do trên, để đáp ứng và lí giải phần nào nguyên nhân thúc đẩy sự giao lưu và
tiếp xúc, những con đường giao lưu và tiếp xúc… Chúng ta đi vào nghiên cứu đề
tài “Con đường giao lưu và tiếp xúc văn hóa
giữa Ấn Độ và Phù Nam
ở Việt Nam
trong lịch sử” để làm sáng tỏ vấn đề và góp phần làm sang tỏ hiện thực lịch sử,
đó là lí do chúng em chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho tới hiện
nay ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu qui mô về con đường giao lưu
và tiếp xúc văn hóa giữa Ấn Độ và vương quốc Phù Nam ở Việt Nam, số lượng các
tác giả nghiên cứu về vấn đế này ở Việt Nam hiện tại là rất hạn chế. Liên quan
đến đề tài này có các sách, báo, tạp chí nghiên cứu lịch sử viết, nhưng mỗi
người nghiên cứu một khía cạnh, một gốc khác nhau như:
G.Coedès
(2008) , “Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông” NXB Thế giới. Tác giả viết
về các quốc gia cổ đại bị Ấn Độ hóa, sự hình thành phát triển và suy vong của
các quốc gia đó.Tác phẩm muốn đi sâu vào phân tích nguyên nhân, những con đường
nào dẫn đến sự giao lưu và tiếp xúc giữa văn hóa Ấn Độ và vương quốc Phù Nam.
Viện nghiên
cứu Đông Nam Á (1995) , Việt Nam- Đông- Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hóa”, NXB
Chính trị QGHN. Công trình này tác giả viết khá rõ mối quan hệ giữa văn hóa
Việt Nam với các nước Đông Nam Á từ thời cổ đại đến nay, nhưng chưa đi sâu vào
phân tích mối quan hệ giữa văn hóa Ấn Độ và Phù Nam chỉ nói sơ lược còn chung
chung.
Giáo sư Lương
Ninh (chủ biên), (2009), “Vương quốc Phú Nam” NXB Đại học quốc gia Hà Nội.Công
trình này giáo sư viết rất rõ về lịch sử hình thành, thời kì hưng thịnh và suy
vong của vương quốc Phù Nam, viết một cách khá chi tiết, tuy nhiên công trình
chưa đi sâu vào nghiên cứu những con đường giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa Ấn
Độ và vương quốc Phù Nam.
GSTSKH Vũ Minh
Giang (chủ biên), (2008), “Lược sử vùng đất Nam Bộ” NXB TG, Hội khoa học lịch
sử Việt Nam, viết về lược sử vùng đất Nam Bộ qua từng giai đoạn từ thời kì
vương quốc Phù Nam, Chân Lạp, cho đến khi Nam Bộ thuộ chủ quyền của Việt Nam,ít
phân tích sâu các sự kiện, công trình đã cung cấp kiến thức cho người đọc một
cách cơ bản, dễ hiểu nhất về lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ. Chưa đi sâu vào
giải quyết các vấn đề văn hoá của Phù Nam, nguyên nhân, con đường giao lưu tiếp
xúc văn hóa giữa Ấn Độ và Phù Nam.
Nhìn chung đã có nhiều tác
giả viết về Phù Nam với nhiều khía cạnh khác nhau cung cấp cho người đọc nhiều
kiến thức cơ bản nhất về lịch sử vương quốc Phù Nam, nhưng nguyên nhân những
con đường dẫn đến việc giao lưu và tiếp xúc văn hóa này vẫn chưa có nhiều quyển
sách và tạp chí nghiên cứu vấn đề này một cách đúng nghĩa, với sự thiếu sót này
tôi xin đi sâu vào nghiên cứu phân tích nguyên
nhân, những con đường nào dẫn đến sự giao lưu và tiếp xúc văn hoa giữa Ấn Độ và
Vương Quốc Phù Nam ở Việt Nam trong lịch sử, trên cơ sở tập hợp các tài liệu có
liên quan đến vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
nghiên cứu là “con đường giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa Ấn Độ và vương quốc
Phù Nam ở Việt Nam
trong lịch sử”. Và cư dân Phù Nam
đã tiếp nhận nó như thế nào. Thực hiện mục đích trên đề tài đi sâu vào và tập
trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Điều
kiện tự nhiên và sự hình thành vương quốc Phù Nam .
Nguyên nhân dẫn đến sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa
Ấn Độ và vương quốc Phù Nam .
Những con đường giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa Ấn Độ
và vương quốc Phù Nam .
Yếu tố bản địa trong quan hệ văn hóa giữa Phù Nam và
Ấn Độ.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài đi sâu vào nghiên cứu “Những
con đường giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa Ấn Độ và vương quốc Phù Nam ”.
Trong đó có chú ý đến yếu tố bản địa của văn hóa Phù Nam trong quan hệ và giao lưu văn
hóa với Ấn Độ.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là đi sâu vào tìm hiểu “Những con
đường giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa Ấn Độ và vương quốc Phù Nam ”.
Giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các quốc
gia cổ đại ở Đông Nam Á đặc biệt là vương quốc Phù Nam ở Việt Nam.
Đề tài góp phần giúp cho thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh,
sinh viên hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Ấn Độ và con đường du nhập của văn hóa Ấn
Độ đến vương quốc Phù Nam .
Đề tài nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy ở trường
phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này làm tôi sử dụng các phương pháp:
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương
pháp chính trong nghiên cứu, sưu tầm và tra cứu tài liệu từ sách, báo, tạp chí,
các nguồn thông tin từ mạng internet, sau đó sắp xếp các tài liệu sự kiện cho
hợp logic, đúng với bản chất sự thực lịch sử đã từng diễn ra trong quá khứ.
Phương pháp logic: tìm ra bản chất quy luật vận động và
phát triển của lịch sử dưới dạng tổng quát, thông qua đó phương pháp này sẽ tái
hiện lại các hiện tượng các sự kiện lịch sử trong các giai đoạn và thời điểm
lịch sừ nhất định, qua đó phân tích và tổng hợp tìm ra bản chất các sự kiện.
Ngoài ra còn các phương
pháp bảo trợ khác như: phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp đọc và nghiên
cứu tài liệu, phương pháp phân tích tài liệu, so sánh và đối chiếu.
6. Đóng góp của đề tài
Nếu đề tài nghiên cứu thành công thì sẽ góp phần làm sang
tỏ hơn về vấn đề: con đường du nhập của văn hóa Ấn Độ đến vương quốc Phù Nam và những ảnh hưởng của nó đến văn hóa Phù Nam
trong lịch sử.
Mặt khác đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp cho việc
nghiên cứu và học tập của các bạn học
sinh, sinh viên và bản thân tôi, tạo thuận lợi cho công tác giảng dạy sau này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục,
đề tài còn có hai chương:
CHƯƠNG 1:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM TRONG LỊCH SỬ
CHƯƠNG 2: NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN XỨ SỞ
PHÙ NAM
PHẦN MỞ DẦU
1. Lý do
chọn đề tài
Chămpa là một vương quốc cổ ra đời khá sớm ở
khu vực Đông Nam Á (cuối thế kỷ II sau công nguyên), địa bàn chủ yếu ở vùng
Đông Bắc duyên hải miền Trung Việt Nam và một phần cao nguyên Trường Sơn, cư
dân - chủ nhân của vương quốc này là người Chăm. Trước đây, gọi là Chàm, Chiêm
nói tiếng Malay - Polynesian. Do vị trí quan trọng - án ngữ trên con đường
giao lưu quốc tế Đông - Tây, những thuyền bè ngược xuôi trong hệ thống mậu dịch
hàng hải Châu Á và quốc tế đều phải dừng chân nơi đây, nên từ rất sớm Chămpa đã
có những mối quan hệ rộng rãi, thường xuyên và liên tục với các nước trong và
ngoài khu vực, đặc biệt là với Ấn Độ một quốc gia sớm có nền văn minh phát
triển rực rỡ nhất Châu Á và thế giới. Trong nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển
độc lập, Chămpa đã xây dựng được nền văn hóa đặc sắc mang nhiều dấu ấn của văn
hóa Ấn Độ, giống như nhiều nước Đông Nam Á đương thời.
Điều quan trọng để vùng biển Chămpa xưa được biết đến như một tuyến
đường giao thông và sau đó là thương mại và văn hóa không phải chỉ do vị trí tự
nhiên của nó, mà chính vì đó là một vùng cư trú của một cộng đồng dân cư có Nhà
Nước riêng, thể chế chính trị riêng và đặc biệt là có một nền văn hóa phát
triển rực rỡ không thua kém bất cứ một nền văn hóa đương thời nào ở khu vực
Đông Nam Á. Hơn 15 thế kỷ tồn tại và phát triển Chămpa đã từng bước xây dựng cho
mình một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đầy bản sắc văn hóa - Chămpa, đồng
thời cũng mang đậm dấu ấn văn hóa Ấn Độ.
Thế nhưng, là một quốc gia độc lập và có nền văn hóa đặc sắc, phát triển
rực rỡ thời cổ - trung đại ở Đông Nam Á, Chămpa đã bị co hẹp dần về mặt lãnh
thổ và đến thế kỷ XVII nó đã không còn tồn tại với tư cách là một quốc gia độc
lập và thống nhất nữa. Cùng với thời gian tồn tại và sự biến đổi, nhà nước
Chămpa suy tàn thì các dấu ấn về chính trị, văn hóa của Ấn Độ cũng bị phai mờ
và xóa sạch theo thời gian, chỉ để lại một phần nào dấu ấn sâu đậm của văn hóa
Ấn Độ trong dân tộc Chăm và các dân tộc khác ở Việt Nam thông qua các hiện vật,
bia kí, đền tháp và một số lễ hội dân gian của dân tộc Chăm hiện nay. Vậy văn hóa
Ấn Độ đã có mặt ở Chămpa tử bao giờ? Bằng
những con đường nào? Vai trò và ảnh hưởng của nó đến Chămpa có sâu rộng
hay không? Có lấn áp được văn hóa bản địa hay không? Và nó đã để lại những dấu
ấn gì sâu sắc trong văn hóa Chămpa?.
Cho đến hiện nay ở nước ta, chưa có
nhiều công trình nghiên cứu quy mô về “Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong văn hóa
Chămpa ở Việt Nam”, số tác giả nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn hạn chế. Các bài viết chủ yếu
chỉ xuất hiện trên một số tạp chí nghiên cứu, báo… Với dung lượng nhỏ xoay
quanh các đề tài về: lễ hội, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật, lịch sử hình
thành và suy vong của vương quốc Chămpa… Nhìn chung “ Dấu ấn của văn hóa Ấn Độ
trong văn hóa Chămpa ở Việt Nam ”
hiện nay chưa được các công trình khoa học nào đề căp một cách hệ thống, toàn
diện và đầy đủ.
Và trong thực tế thì một thời gian
dài cho đến nay, chương trình sách giáo khoa lịch sử ở bậc phổ thông, thậm chí
là các giáo trình tài liệu tham khảo ở các bậc cao đẳng, đại học hầu như ít và
không hề đề cập đến vấn đề này. Điều đó tạo nên một khoảng trống trong nhận
thức mỗi người, nhất là trong giới học sinh, sinh viên hiện nay.
Để đáp ứng và góp phần lý giải phần
nào những đòi hỏi trên, chúng tôi mạnh dạng nghiên cứu đề tài “Dấu ấn văn
hóa Ấn Độ trong văn hóa Chămpa ở Việt Nam”, để góp phần làm sáng tỏ hiện thực
lịch sử và những đánh giá khách quan khoa học về hiện thực lịch sử đã tồn tại
và để lại những giá trị văn hóa lịch sử vô cùng quý giá trên lãnh thổ Việt Nam.
Đó là lý do chúng em chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Lịch sử
nghiên cứu vấn đề
Cuối thế kỷ XIX, những khám phá
của khảo cổ học và việc tiếp xúc với bia kí Chămpa đã gây nên sự
chú ý của các nhà nghiên cứu về lịch sử Chămpa và những lĩnh vực
khác liên quan đến lịch sử. Liên quan đến vấn đề này đã có khá
nhiều học giả, nhà sử học, nhà nghiên cứu tốn biết bao thời gian
công sức và giấy mực để bàn cãi.
Những học giả người Pháp là
những người đầu nghiên cứu lĩnh vực này và mỗi người nhìn nhận ở
một góc độ khác nhau. Về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Đông
Nam Á, G.Coedes đã dành hẳn một chương trong công trình nghiên cứu của
mình để nói về quá trình mà ông gọi là “Ấn Độ hóa” đó là trong tác phẩm “ Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn
Đông ” nhà xuất bản thế giới (2008). Theo ông “Ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ chủ
yếu là sự bành trướng của một
nền văn hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm Ấn về vương quyền, tiêu
biều bằng Ấn Độ giáo hoặc phật giáo, thần thoại Purana, pháp giới
Phacmaxastra và lấy tiếng Phạn làm phương tiện biểu đạt”. Tuy nhiên,
tác giả chủ yếu chỉ nhắc đến sự hình thành, phát triền và suy vong
cùa các quốc gia Đông Nam Á bị “Ấn Độ hóa”, những ảnh hưởng đó
được truyền bá bằng con đường nào, nguyên nhân do đâu… Phần lịch sử
Chămpa cũng chỉ được đề cặp đến một phần trong tác phẩm và chỉ chú
trọng đến lịch sử chính trị hơn là về văn hóa, và những dấu ấn
của văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Chămpa cũng chỉ được tác giả trình
bày một cách khá sơ khảo, mang tính khái quát, chưa đi sâu vào vấn
đề.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về Chămpa
không còn là một vấn đề mới mẽ, đã có nhiếu thế hệ học giả quan
tâm nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực khảo cổ học, sử học…
Đáng kể là phần lịch sử Chămpa được viết trong cuốn “ Lịch sử vương quốc Chămpa ”, nhà
xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
(2004) , GS.Lương Ninh đã đề cập đến lịch sử Chămpa khá toàn diện, từ
lịch sử thời tiền sử cho đến giai đoạn khủng hoảng và suy vong, từ
lịch sử chính trị đến lịch sử kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên,
trong cuốn sách chủ yếu tác gia cung cấp những kiến thức hệ thống
và đúng đắn về những sự kiện lịch sử diễn ra trên đất nước Chămpa,
nhận thức đúng tiến trình lịch sử và về thành tựu văn hóa của
vương quốc Chămpa, chưa đi sâu vào phân tích những dấu ấn sâu sắc của
văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Chămpa.
Trong một tác phẩm khác của GS.Lương
Ninh (chủ biên), Đỗ Thanh Bình - Trần Thị Vinh, cũng có đề cập đến
phần lịch sử vương quốc Chămpa đó là tác phẩm “ Lịch sử Đông Nam Á ”, nhà xuất bản giáo dục (2005), quyển
sách đã trình bày khá chi tiết và toàn diện về lịch sử Đông Nam Á
qua các giai đoạn. Tuy nhiên, cuốn sách trình bày đại cương một lịch
sử Đông Nam Á, nhưng là một khu vực lịch sử, có mối quan hệ gần
gũi, có nhiều “duyên nợ” với nhau, với các sự kiện đồng thời, tương
tác giữa cac quốc gia trong khu vực theo lát cắt thời gian, nhưng vẫn
giữ tính riêng biệt, tương đối hệ thống của từng quốc gia, từng
vùng. Riêng về lịch sử vương quốc Chămpa tác giả chỉ trình bày khái
quát tiến trình lịch sử của vương quốc Chămpa từ thời dựng nước đến
suy vong, chủ yếu là về lịch sử chính trị, còn về dấu ấn của văn
hóa Ấn Độ đối với vương quốc này thì ít được tác giả đề cập đến.
Năm 1995, nhà xuất bản chính trị
quốc gia Hà Nội đã cho ra đời tác phẩm “ Việt Nam- Đông- Nam
Á: quan hệ lịch sử văn hóa ”, của viện nghiên cứu Đông- Nam Á.
Trong tác phẩm có một chuyên đề đề cập đến những yếu tố Ấn Độ có
trong văn hóa Chămpa ở Việt Nam của PTS. Ngô Văn Doanh, bài viết đã
trình bày khá rõ nét và đầy đủ về những yếu tố “Ấn Độ” có trong văn hóa Chămpa, nguyên
nhân và những con đường đưa văn hóa Ấn Độ đến với xứ sở Chămpa… Tuy
nhiên, những dấu ấn đó được đề cập đến trong bài viết còn khá khái
quát, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực riêng biệt mà văn hóa Ấn Độ đã
ảnh hưởng và để lại những dấu ấn sâu sắc trong văn hóa Chămpa.
Liên quan đến vấn đề này cũng
có một số tác giả đề cập đến
phần lịch sử Chămpa, như trong quyển “Một số chuyên đề lịch sử thế giới ”, TS. Nguyễn Công Khanh
có bài viết về “Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ dối với các quốc gia
Đông Nam Á trong lịch sử” , hay GS.Lương Ninh cũng có bài viết về “Ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ với văn hóa Đông Nam Á” . Những vấn đề được
đặt ra là các bài nghiên cứu chủ yếu nói chung về những ảnh hưởng
của văn hóa Ấn Độ đối với toàn bộ khu vực Đông Nam Á, còn riêng về
Chămpa cũng được đề cập đến nhưng còn mang tính chất sơ khảo chưa đi
sâu vào phân tích vấn đề.
Như vậy, việc nghiên cứu Chămpa
đã có và khá phong phú. Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy là chưa
có một tác phẩm nào đề cập đến vấn đề dấu ấn của văn hóa Ấn Độ trong
văn hóa Chămpa ở Việt Nam một cách hoàn chỉnh và sâu sắc trên tất cả
các lĩnh vực. Còn có nhiều khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu
về những dấu ấn mà văn hóa Ấn Độ đã để lại sâu sắc trong văn hóa
chămpa. Mặc dù vậy, điểm qua một số công trình nghiên cứu trên, ta
thấy cũng đã có nhiều học giả quan tâm đến vấn đề này ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Dù sao thì những công trình trên cũng đã đóng
góp to lớn cho việc nhận diện rõ hơn về văn hóa vương quốc Chămpa
dưới góc độ khoa học và là những tài liệu quan trọng vô cùng quý
báo để chúng tôi tham khảo học tập và kế thừa trong đề tài nghiên
cứu này.
3. Mục tiêu
và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài là đi sâu vào tìm hiểu
những giá trị mà văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng và để lại cho trong văn
hóa Chămpa ở Việt Nam. Giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát, sâu sắc
và hiểu đúng hơn về những dấu ấn củavăn hóa Ấn Độ để lại trong văn
hóa Chămpa, một nền văn hóa riêng đầy bản sắc, mang đậm dấu ấn của
văn hóa Ấn Độ.
Ngoài ra đề tài còn góp phần
phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của chúng tôi ở
trường phổ thông sau này.
4. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu
những dấu ấn của văn hóa Ấn Độ có trong văn hóa Chămpa.
Bản thân vấn đề đã tạo nên sự
giới hạn nhất định cho đề tài, là chỉ nghiên cứu “Dấu ấn của văn
hóa Ấn Độ có trong văn hóa Chămpa ở Việt Nam”. Bởi vì văn hóa Ấn Độ
không chỉ ảnh hưởng và để lại những dấu ấn sâu sắc trong riêng văn
hóa Chămpa, mà nó còn ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia khác ở khu
vực Đông Nam Á mà văn hóa của nó đã đi qua.
5. Phương
pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng,
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh, đối chiếu,
phương pháp phân tích, tổng hợp…
6. Đóng
góp của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài làm sáng
tỏ những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Chămpa thời
cổ- trung đại. Qua đó, sẽ thấy được những yếu tố bản địa trong quan
hệ văn hóa giữa chămpa và Ấn Độ. Góp phần làm phong phú thêm nguồn
sử liệu cho công tác giảng dạy sau này về vương quốc Chămpa.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục,
tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài còn có hai chương:
Chương I: Văn hóa Ấn Độ và quá trình
ảnh hưởng
Chương II: Dấu ấn của văn hóa Ấn Độ
trong văn hóa Chămpa
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Văn hóa Ấn Độ và quá trình ảnh hưởng
1.1. Nguồn góc và
các yếu tố cấu thành
Ấn Độ là một quốc gia nằm ở Nam Á,
diện tích đứng thứ bảy và dan số đứng thứ hai trên thế giới. Tên gọi Ấn Độ -
India, Hindustan là do người Ba Tư và người phương Tây từ thời cổ xưa gọi xứ
này theo tên của sông Ấn (Indus), còn tên gọi truyền thống mà cư dân Ấn Độ gọi
đất mình là Bharat, nghĩa là đất nước của vị tổ tiên truyền thuyết Bharata.
Địa hình của tiểu lục địa Ấn Độ
chia làm ba miền tự nhiên khác nhau: vùng núi Himalaya ;
vùng sông Ấn - Hằng và cao nguyên Đêcan. Địa hình chia cắt là nguồn gốc phân
tán Ấn Độ thành các tiểu quốc từ xa xưa. Sự đa dang của Ấn Độ còn thể hiện ở
các mặt xã hội, dân tộc ngôn ngữ, tôn giáo… sự phân tán về chính trị. Tuy vậy,
sự đa dạng, phức tạp của Ấn Độ từ thời xa xưa vẫn được xem như trong một thể
thống nhất.
Ngoài nguồn gốc lịch sử như đã
nói ở trên, văn minh Ấn Độ còn được cấu thành bởi những yếu tố khác.
Nền văn minh trên bán đảo Ấn Độ
phát triển một cách đều đặn lạ thường từ thời Môhengiô - Đarô cho đến ngày nay
một xứ sở mà nền văn minh đã có từ bao đời trước khi có người phương tây đến
“khai phá”.
Nền văn minh Ấn Độ được cấu thành bởi các
yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội mà từ đó tạo ra đời sống văn hóa tinh thần
sau:
Đời sống
kinh tế: Ấn Độ có truyền thống chủ yếu dựa vào nền kinh tế tự nhiên, tự
túc, tự cấp – kinh tế nông nghiệp. người dân Ấn thường vất vả với ba vụ gặt
chính cùng ba loại cây ngũ cốc riêng. Ấn Độ còn là nước có truyền thống lâu
đời về thủ công nghiệp, ngay từ thời Harappa, Mônhegiô– Đarô đã có một số nghề
thủ công nối tiếng nhất của Ấn Độ. Người Ấn cũng nổi tiếng về nghệ thuật làm đồ
trang sức. Về thương nghiệp, ngay từ thời cổ xưa Ấn Độ đã phát triển thương
nghiệp nội địa, ngoại thương.
Đời sống chính trị - xã hội: nét nổi bật của xã hội Ấn Độ cổ đại
là chế độ đẳng cấp và công xã nông thôn. Tế bào cơ sở của xã hội Ấn Độ truyền
thống là cộng đồng làng xã. Đây là một thiết chế kinh tế - xã hội xuất hiện từ
sớm và được duy trì qua suốt các thời kì lịch sử.
Sự tồn tại bền vững của
công xã đã làm hạn chế đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa, đống khung sự
hiểu biết của thành viên công xã trong phạm vi nhỏ hẹp của công xã, thờ ơ với
vận mệnh của đất nước, cố giữ lấy các tập tục cổ làm cho xã hội phát triển
chậm. Tuy nhiên, chính cộng đồng làng xã Ấn Độ là một trong những yếu tố quan
trọng làm cho nước này giữ được bản sắc truyền thống văn hóa cổ xưa.
Chế độ đẳng cấpVacna : không ở đâu trong các quốc gia cổ trung đại,
sự phân cách về dòng họ, tổ tiên, tôn giáo, nghề nghiệp lại sâu sắc và khắc nghiệt
như ở Ấn Độ, đó là chế độ chủng tính Vacna – hình thức sơ đẳng của chế độ đẳng
cấp. thoạt đấu Vacna được dựa trên cơ sở phân biệt màu da. Dần dần trong xã hội
Ấn Độ đã hình thành một hệ thống Vacna với bốn đẳng cấp chính:
Đẳng
cấp quý tộc tăng lữ Balamôn (Brahman)
Đẳng cấp ksatơria,
gồm quý tộc, vương công, võ sĩ
Đẳng cấp bình dân
Vaisia gồm hầu hết người bình dân Aryan
Đẳng cấp Suđra là
cư dân bản đia bị người Aryan chinh
phục[lsvnm,86].
Ngoài bốn đẳng cấp chính
còn có một số đằng cấp bị coi là thấp hèn nhất như Pari, Chandala…
Gia đình : tế bào cơ sở của xã hội Ấn Độ truyền thống là gia đình,
vào đầu thời kì Vêđa, địa vị của phục nữ được coi trọng. Về sau do sự phát
triển của xã hội mà vị trí đàn ông đã được đề cao hơn và ngày càng được củng cố
bởi các quan niệm tôn giáo. Một số lớn gia đình Ấn Độ là gia đình đồng tộc gồm
bố mẹ, anh, chị, con cháu nội ngoại, đầy tớ … Đó là loại gia đình phụ hệ có
quyền lực rất lớn của người đàn ông. Sau nữa do ảnh hưởng của đạo Hồi mà vị
trí của người phụ nữ càng suy giảm.
Về chế độ nhà nước : Lịch sử Ấn Độ từ khi có nhà nước đều theo
chính thể quân chủ, cha truyền con nối. Về nguyên tắc, nha vua nắm quyền hành
cao nhất, có quyền lực tuyệt đối, có nhiệm vụ cai trị đất nước bằng sự công
bằng, nhân từ và chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài . Ngoài ra, còn có các nước
nhỏ theo chính thể “cộng hòa” mà thực chất là phát triển thể chế dân chủ thị
tộc.
1.2. Một số thành tựu của văn hóa Ấn Độ
1.2.1. Chữ viết
Chữ viết đầu tiên ở
Ấn Độ được sáng lập từ thời văn hóa Harappa .
Tại các di chỉ thuộc nền văn minh lưu sông Ấn đã phát hiện được hơn
3. 000 con dấu khắc chữ đồ họa [ ,73].
Đến khoảng thế kỉ V TCN, ở Ấn
Độ xuất hiện một loại chữ khác gọi là chữ Kharosthi. Đây là loại
chữ phỏng theo chữ viết của vùng Lưỡng Hà. Sau đó xuất hiện chữ
Brami, một loại chữ được sử dụng rộng rãi. Các văn bia của Axôca đều
viết bằng loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, người Ấn Độ lại đặt
ra chữ Đêvanagari có cách viết đơn giản thuận tiện hơn. Đó là thứ
chữ mới để viết tiếng Xanxcrit. Đến nay ở Ấn Độ và Nêpan vẫn dùng
loại chữ này [ ,73].
1.2.2. Văn học
Ấn Độ là một nước có nền văn
học rất phát triển. Thời cổ đại văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan
trọng là Vêđa và sử thi:
Vêđa: vốn nghĩa là hiểu biết. Vêđa
có 4 tập là Rich Vêđa, Xama Vêđa, Yariua Vêđa và Atácva Vêđa. Ba tập Vêđa
trên gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình
người Arya tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thị tộc,
tình hình cư dân đấu tranh với thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt. Trong
đó, Rich Vêđa với 1028 bài thơ là tập quan trọng nhất. Còn Atácva Vêđa
chủ yếu bao gồm các bài chú nhưng nội dung mà tập Vêđa này đề cập
đến gồm các mặt như chế độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh,
đánh bạc và cả tình yêu nữa.[lsvm,74].
Kế tiếp theo 4 tập Vêđa và có
liên quan với Vêđa còn có các tác phẩm Bramana (Phạn thư), Araniaca
(sách rừng rậm), Ypanisat (sách nghĩa sâu)… Những sách này đều viết
bằng văn xuôi, nội dung bao gồm những bài cầu nguyện, thần chú, những
nghi thức cúng bái, những bài thuyết pháp, những lời giải thích
triết lí trong kinh Vêđa chứ về văn học thì không có gì đáng kể.
Sử thi: Ấn Độ có hai bộ sử thi rất đồ sộ là Mahabharata và
Ramayana. Hai bộ sử thi này được truyền miệng từ nửa đầu thế kỉ I
TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các thế kỉ đầu công nguyên
thì được dịch ra tiếng Xanxcrit. Mahabharata
có 18 chương và một chương bổ sung tài liệu, gồm 220. 000 câu. Đây là
bộ sử thi dài nhất thế giới so với cả hai bộ Iliat và Ôđixê của Hy
Lạp cổ đại gộp lại còn dài hơn 8 lần. Chủ đề của tác phẩm này là
cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ.
Bởi vậy tập thơ lấy tên là Mahabharata nghĩa là “cuộc chiến tranh giữa con cháu Bharata”. Còn Ramayana có VII
chương, trong đó chương I và chương VII về sau mới thêm vào, gồm 48. 000
câu. Chủ đề của tác phẩm này là “câu
chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita”[lsvm,75,76].
Hai bộ sử thi Mahabharata và
Ramayana là những công trình sáng tác tập thể của nhân dân Ấn Độ
trong nhiều thế kỉ và là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong hai
ngàn năm nay.
Ngoài văn học tiếng Xanxcrit ra,
còn có những tác phẩm viết bằng các thứ ngôn ngữ khác, trong đó
trước hết cần phải kể đến các tác phẩm viết bằng tiếng Pali về
chủ đề Phật giáo.
1.2.3.
Tôn giáo
Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất
nhiếu tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Bàlamôn về sau là
đạo Hinđu và đạo Phật. Ngoài ra còn có một số đạo khác như đạo
Jain, đạo Xich…
Đạo Bàlamôn: Trong thời kì đầu của thời kì
Vêđa, quan niệm tín ngưỡng của người Ấn Độ còn mang nhiều dấu vết
của người nguyên thủy. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn nên họ
sùng bái rất nhiều thứ, sùng bái các hiện tượng tự nhiên, người
chết và nhiều loài động vật… Đến
những thế kỉ đầu của thiên kỉ I TCN, do sự phát triển của xã hội
có giai cấp và do sự không bình đẳng về đẳng cấp ngày càng sâu sắc,
từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần đã tập hợp thành nột
tôn giáo lớn gọi là đạo Bàlamôn. Như vậy, đạo Bàlamôn là một tôn
giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.
Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brama.
Trong giáo lí của đạo Bàlamôn có một nội dung rất quan trọng, đó là
thuyết luân hồi. Về mặt xã hội, đạo Bàlamôn cũng là công cụ đắc
lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ[lsvm;86].
Đạo Bàlamôn đã truyền bá rộng
rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ. Đến khoảng thế kỉ VI TCN, ở Ấn Độ
xuất hiện một tôn giáo mới là đạo Phật. Đạo Bàlamôn bị suy thoái
trong một thời gian dài.
Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo): Sau một thời gian hưng
thịnh, đến khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy sụp ở Ấn Độ. Nhân tình
hình đó, đạo Bàlamôn dần dần phục hưng đến khoảng thế kỉ VIII, IX
đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng
bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ… từ đó đạo Bàlamôn được gọi
là đạo Hinđu, trước đây ta hay gọi là Ấn Độ giáo.
Kinh thánh của đạo Hinđu ngoài
các tập Vêđa và Upanisat còn có Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana và
Purana. Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái là phái thờ thần Siva và
phái thờ thần Visnu. Sau khi phục hưng, đạo Hinđu được các vương công
Ấn Độ ra sức ủng hộ, do đó đã xây dựng nhiều ngôi chùa nguy nga và
ban cấp cho rất nhiều ruộng đất, có khi lên đến hàng nghìn làng.
Về tục lệ đạo Hinđu cũng hết
sức coi trọng sự phân chia đẳng cấp. Đến thời kì này, do sự phát
triển của các ngành nghề, trên cơ sở bốn đẳng cấp cũ (varna) đã
xuất hiện rất nhiều đẳng cấp nhỏ mới gọi là jati.
Trong suốt chiều dài lịch sử,
từ thời kì đạo Phật thịnh hành, đạo Bàlamôn- đạo Hinđu là tôn giáo
chủ yếu ở Ấn Độ. Tôn giáo này còn truyền bá sang một số nước Đông
Nam Á, đặc biệt là Campuchia thời Ăngco về trước.
Đạo Phật (Buddhism): là tôn giáo thế
giới xuất hiện sớm nhất đã và đang đóng vai tro quan trọng trong lịch sử các
dân tộc châu Á. Quê hương của đạo phật là một sứ sở nhỏ ở Đông Bắc Ấn Độ. Từ
khi xuất hiện (vào thế kỉ VI TCN) cho đến nay đạo phật đã được truyền bá tới
hầu hết các nước Đông Á và Đông Nam Á. Tuy nhiên, chính tại quê hương của đạo
Phật, số phật tử chỉ chiếm tỉ lệ chưa đến 1%,đạo Phật suy dần ở Ấn Độ, nhưng
lại được phát triển ở phần lớn châu Á và đã trở thành quốc giáo của một số nước
như: Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia
Đạo
Giaina (Jainism): Đạo Giaina hay còn gọi là đạo thiền do Mahavina sáng lập
vào thế kỉ VI TCN, cùng thời với sự ra đời của đạo Phật. Về sự tích ra đời và
giáo lý cơ bản, đạo Jiraina khá giống đạo Phật. Giaina giáo đặt biệt đề cao
Ahimsa ( không mưu hại sinh linh) và sống theo chủ nghĩa khổ hạnh
Đạo
xích (Skhism): Đạo xích ra đời trên cơ sở kết hợp đạo Hinđu và đạo hồi.
Người đứng đầu tôn giáo này là pháp sư Guru. Trong lịch sử đạo xích chỉ mình
Guru. Guru thứ 10 thành lập một đạo quân tôn giáo để chống lại sự đàn áp của
Hồi giáo. Trong mấy thế kỉ tồn tại,tính đồ đạo xích thường bị lợi dụng (người
Anh, các thế lự phản động…), gây nhiều hoạt động khủng bố ám sát v.v…
1.2.4. Nghệ
thuật
Thời cổ trung đại, Ấn Độ đã có
một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc bao gồm nhiều mặt, trong đó
nổi bật nhất là các ngành kiến trúc điêu khắc. Thời Harappa, nhà
cửa chỉ mới xây bằng gạch, đến thời vương triều Môrya, nghệ thuật
kiến trúc đá mới phát triển mà các công trình tiêu biểu là cung
điện, chùa, tháp, trụ đá…[lsvm ,80].
Đến thời Xutan Đêli và thời
Môgôn, cùng với việc đạo Hổi trở thành quốc giáo,ở Ấn Độ xuất
hiện nhiều công trình kiến trúc mới
xậy dựng theo kiểu Trung Á và Tây Á. Đó những nhà thờ Hồi
giáo, cung điện, lăng mộ mà đặc điểm chung của kiến trúc này là mái
tròn,cửa vòm, có tháp nhọn. Công trình tiêu biểu nhất của thời Môgôn
là lăng TajMahan được xây dựng vào cuối thế kỉ XVII.
Về nghệ thuật tạo hình, vì đạo
Phật trong thời kì đầu phản đối việc thờ thần tượng và hình ảnh,
nên nghệ thuật tạc tượng bị hạn chế trong một thời gian dài. Mãi
đến khi Phật giáo Đại thừa ra đời, chủ trương đó mới thay đổi, do
vậy tử thế kỉ I về sau, tượng Phật mới được tạo nên ngày một
nhiều, trong đó tiêu biểu nhất là pho tượng bằng đá ở Ganđara [ ,81].
Ngoài tượng Phật còn có các
tượng thần đạo Hinđu như tượng thần Visnu, thần Siva… Các tượng thần
đạo Hinđu thường được thể hiện dưới hình tượng nhiều đầu nhiều mặt
nhiều tay và nhiều khi có hình thù rất đáng sợ.
Nói chung nghệ thuật tạo hình
Ấn Độ phần lớn nhằm vào chủ đề tôn giáo, nhưng vì bắt nguồn từ
thực tế nên tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ, ví dụ tượng nhiều
tay nhiều đầu là phỏng theo tư thế của các đội múa trong chùa và
cung đình.
1.2.5. khoa
học kĩ thuật
Trong quá trình đấu tranh
cải tạo thiên nhiên, phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội Ấn Độ truyền thống,
nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật đã ra đời. Tuy nhiên, ngay từ đầu, các
ngành khoa học mới như: thiên văn, toán học, y dược… đều bị ràng buộc hết sức
nặng nề bởi các quan niệm tôn giáo.
Ngoài các ngành nói trên, người
Ấn Độ còn nhiều hiểu biết về các môn Hóa học, Sinh học, Nông học…
do đó đã phục vụ đắt lực cho các lĩnh vực khoa học khác và các
nghề thủ công như luyện thép, nhộm, thuộc da…
1.3.
Qúa trình lang tỏ và thâm nhập của văn hóa Ấn Độ đến với khu vực Đông Nam Á
Chính người Ấn Độ đã biết
đến Đông Nam Á từ rất sớm. Sử thi Ramayana của Ấn Độ đã nói tới xứ Java và Sumatra . Arhasatra do Kautylia soạn thảo bắt đầu từ thế
kỉ IV TCN đã nói tới xứ đất vàng (Suvarnabhumi), Đảo vàng (Suvarnadvipa), để
chỉ miền đất Đông Nam Á phía Đông Ấn Độ. Tài liệu thời muộn hơn
Sasanavamsaappadipika cũng cho biết vua Asoka (thế kỷ III TCN) đã cử tới ba
đoàn truyền giáo do các vị cao tăng Gavampti, Sona và Utara đi truyền bá Phật
giáo đến xứ đất vàng (Suvarnabhumi) tức đến Thatin và vùng Nam sông Sittang (Myanmar).
Tại lưu vực sông Mê Nam ,
người ta đã tìn thấy bằng chứng về điêu khắc và kiến trúc kiểu Phật giáo
Amaravati. Có thể kể thêm những hiện vật tìm thấy ở Óc Eo (Nam Bộ, Việt Nam),
tượng Phập ở Đồng Dương (Quảng Nam), ở Sumatơra… tóm lại có nhiếu bằng chứng
cho thấy có sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á từ những thế kỷ TCN.
Nguyên nhân thúc đẩy sự
lan rộng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ đến Đông Nam Á nói chung và Chămpa nói
riêng, trước hết là do sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng của cơ tầng văn hóa
nông nghiệp cổ xưa, sự giống nhau về phong tục tập quán, văn hóa dân gian, các
di tích khảo cổ. Tiếp đó là do nhu cầu tìm sản vật địa phương và địa bàn buôn
bán mới. Việc các lái buôn Ấn Độ thi nhau tìm vàng ở vùng này đã đẩy nhanh tốc
độ giao lưu giữa hai khu vực. Hơn nữa, sự phát triên giao lưu nói trên lại được
điều kiện vật chất kỹ thuật cho phép,đó là nhờ tiến bộ của kỹ thuật hàng hải.
Như vậy, một nền kinh tế đang
phát triển mở rộng và tìm kiếm thường xuyên thị trường xa, cùng với nó là sự
phát triển là của hàng hải là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự lan rộng của
văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á.
Một nguyên nhân đáng kể nữa
là do sự phát triển cao của văn hóa Ấn Độ, của các tôn giáo nhất là Phật giáo.
Nhờ tinh thần truyền giáo và không có thành kiến chủng tôc, Phật giáo đã mở
đường cho người người Ấn Độ đến Đông Nam
Á. Các tôn giáo khác cũng phát triển thuận lợi ở “vùng đất mới”. Dần dần cản
trở tâm lý đối với việc “xuất dương” mất đi và trong số những người Ấn Độ đến
Đông Nam Á giai đoạn đầu người ta còn thấy có cả các tu sĩ Bàlamôn.
Như vậy, nguyên nhân chính
của việc truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài là do hoạt động của các thương
nhân, thủy thủ và sự truyền bá tôn giáo ở miền ngoại Ấn và sự tăng trưởng giao
lưu kinh tế đã kéo theo việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ với Đông Nam
Á, trong đó có Champa
Ở những nơi thuận lợi, từ các tổ chức kinh tế
sơ khởi đã hình thành quốc gia chính trị có tổ chức. Các quốc gia Đông Nam Á
loại này được các học giả phương tây gọi là các quốc gia “Ấn Độ hóa”.
Vậy thực chất của của công
cuộc “Ấn Độ hóa” là gì? Đây không phải là một cuôc xâm lược bằng vũ lực để
chiếm đất đại, di dân lập ấp, mà đó là một sựu thâm nhập hòa bình không có kế
hoạch vạch ra từ đầu. Các quốc gia “Ấn Độ hóa”
đó lại không lệ thuộc gì đến Ấn Độ, mà chỉ duy trì các mối liên hệ văn
hóa và văn minh chung, quan hệ bình đẳng đối với Ấn Độ. Tuy nhiên, kết quả của
sử thâm nhập đó hết sức lớn: đó là sự truyền bá rộng rãi của văn minh Ấn Độ
sang khu vực Đông Nam Á, nói chung Champa noi riêng gớp phần đẩy mạnh quá trình
lan tỏ của chế độ công xã nông thôn và quá trình hình thành xã hội có giai cấp
và nhà nước đầu tiên ở đây. Đồng thời, ảnh hưởng đó còn tiếp tục tồn tại trong
suốt chiều dài lịch sử của các nước Đông Nam Á nhất là Champa.
Chương II: Dấu ấn của văn
hóa Ấn Độ trong văn hóa Chămpa
2.1. Ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Chămpa – những biểu hiện
2.1.1.
Tôn giáo, tín ngưỡng
Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo
lớn trên thế giới, trong đó quan trọng nhất là Bàlamôn về sau là Hinđu giáo và
Phật giáo. Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo xích. Bàlamôn
giáo sớm được truyền bá vào Đông Nam Á- Chămpa một thời kì dài độc tôn làm quốc
giáo. Người Ấn Độ dù là tăng lữ hay thương nhân cũng mang đến Đông Nam Á trước
tiên là tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Có
lẽ sự truyền bá tôn giáo là phương tiện thuận lợi nhất để cảm hóa hóa văn hóa
với bản địa.
Nếu
như ở Ấn Độ Bàlamôn chia ra thành bốn
đẳng cấp rất chặt chẽ, thì Champa chế độ đẳng cấp này rất mờ nhạt. Vì Bàlamôn
giáo không những là quốc giáo mà còn là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, tôn
giáo của đẳng cấp trên. Do vậy, Bàlamôn giáo chỉ ảnh hưởng trong cung đình,
dòng dõi quý tộc mà thôi.
Champa tiếp nhận tư tưởng Bàlamôn giáo của
Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng địa phương làm cho sắc thái của tôn giáo có sự
biến sắc rõ ràng.
Trong ba vị thần tối cao của Bàlamôn giáo là
Braman, Siva, Visnu, thì thần Siva được coi trọng hơn cả, thể hiện qua vị trí
nơi đặt tượng thần, thường là gian điện chính, nơi trung tâm, điều này thấy rõ
ở các đền tháp Champa.
Đồng
thời thần Siva cũng được hòa với tín ngưỡng cổ truyền của người Chăm. Họ tạc
những ngẫu tượng Linga – Siva hoặc kết hợp thần Siva và vợ là Uma ngẫu tượng
Siva – Uma vừa có râu vừa có vú.
Đạo phật du nhập vào Champa vào thế kỉ IX, X
thuộc dòng Đại thừa. Nhiều chùa phật ra đời cùng những văn bia nói về giáo lý
nhà Phật. Điều đáng chú ý là các đền chùa Ấn giáo, Phật giáo điều được vua ban
cả một vùng đất rộng bao quanh, có nô lệ dân thường phục vụ, vào khoảng thế kỉ
VI, Hồi giáo cũng được du nhập nhưng không phát triển. Trong nhân dân tín
ngưỡng cổ truyền còn lại trong tục thờ Linga (dương vật), Yoni (âm vật) và
lưỡng thần Linga – Yoni. Ngoài ra kết hợp với việc thờ vợ Xiva, người Chăm dựng
lên tục thờ thánh mẫu Yan Pu Nagara. Người Chăm cũng giữ tục thờ tổ tiên. Đối
với người chết thì thường hỏa táng, lấy tro xương bỏ vào một cái vò bằng đất nung,
đậy chặt và ném xuống biển khi vua chết, vợ thường bị hỏa táng theo. Trong sinh
hoạt thường ngày, người Chăm thường ở nhà sàng, quan và dân đều chảy chiếu trên
sàng để ngủ, đi chân đất. Giày dép chỉ
giành cho vua quan. Trang phục đơn giản, thường lấy vải quấn quanh mình “nam nữ
đều quấn ngang tấm vải cát bối từ lưng xuống đến chân gọi là can man”. Họ cũng
rất thích trang sức các loại hoa tay, dây chuyền, vòng tay. Hôn nhân một vợ một
chồng phổ biến. Có tục “ nữ đi hỏi rễ”, người làm mối thường là một Bàlamôn.
Tháng tám là mùa cưới.
Tôn giáo Ấn Độ ảnh hưởng
khá mạnh mẽ ở Chămpa từ niềm tin, tư tưởng, tư duy về kĩ thuật, đến trang phục
đời thường. Dĩ nhiên cũng bị dân gian hóa nhiều nên trở thành bản sắc riêng của
Champa.
Bên cạnh niềm tin
vào các vị thần Ấn Độ, người Chămpa còn thờ phụng nhiều vị thần khác có nguồn
gốc siêu nhiên hay những công thần khai quốc. Việc nhân thần hóa được thờ
phượng cùng với các thần linh Ấn Độ là điều hiếm hoi chỉ thấy ở Champa.
Như thế ta có thể suy luận rằng sự
xâm nhập khá sớm của văn hóa Ấn Độ - Tôn giáo tín ngưỡng đã để lại những dấu ấn
hết sức sâu sắc trong nền văn hóa Chămpa và cả tộc người Chăm ở Việt Nam hiện nay.
2.1.2.
Chữ viết
Ấn Độ là một quốc gia có chữ viết
ra đời từ rất sớm. Chữ viết đầu tiên Ấn
Độ sáng tạo từ thời văn hóa Harappa , đên
khoảng thế kỉ V TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một loại chữ khác Kharosthi. Đây là một
loại chữ phỏng theo chữ viết vùng Lưỡng Hà. Sau đó lại xuất hiện chữ Brami, một
loại chữ được sử dụng rộng rãi. Các loại văn bia của Asoca đều viết bằng loại
chữ này. Trên cơ sỡ chữ Bram người Ấn Độ lại đặt ra chữ Davanagari có cách viết
đơn giản thuận tiện hơn. Đến nay ở Ấn Độ và Nêpan vẫn dùng loại chữ này
[lsvmtg,73]. Như vậy, nền văn minh Ấn Độ đã sáng tạo ra ít nhất là bốn loại
chữ viết khác nhau để sử dụng cho việc ghi chép và lưu trữ thông tin hàng ngày.
Đối với Chămpa cũng vậy, chữ viết
cũng là một nhu cầu bức thiết hàng đầu, không chỉ là cần phải ghi lại những
giấy tờ mệnh lệnh, “công văn” của nhả nước, mà còn phải nghi chép kinh kệ để
đọc, ghi chép những biên kê những đều cần thiết khi giao dịch… Chămpa sớm tiếp
xúc với nền văn minh Ấn Độ, nên đã tiếp nhận được văn tự Ân Độ ngay từ những
ngày đầu lập quốc. Ban đầu cư dân Champa chưa có chữ viết, họ học chữ cổ Ấn Độ
chủ yếu là chữ phạn, Sanskrit. Một đặc
điểm nổi bậc của chữ viết Chămpa là khắc trên bia đá, nội dung bia kí thường
phản ánh việt dâng tế thần linh, tường thuật lại những biến cố đã xảy ra đối
với vương triều, ca ngợi công đức của thần linh và bật minh vương tiền nhiệm.
“Bia
vào loại nhất là bia Võ Cạnh ở Nha Trang, thuộc một xứ ở Nam Champa và việc đoán định niên
đại dù có đẩy muộn cũng phải coi là cuối thế kỉ III (J.Filiozat 1968). Đây là
một tâm bia “khổng lồ” cao 2m50 , khắc chữ trên 2 mặt liền, không phân biệt AB,
dài khoảng 15 dòng mỗi dòng có 5 đến 6 chữ khoảng 30 âm tiết, chữ cổ, văn cồ
song đã khá hoàn chỉnh, cho biết về một triều vua Sri Mara, tôn thờ Hinđu giáo,
tin vào sự phù du của cuộc sống trần gian, vui vì việc thiện, phân phát của bố
thí cho mọi người”[l.ninh,19].
Sự biến đổi từ dạng trên các văn minh
từ bia Võ Cạnh (Nha Trang) đến Hòn Vụt (duy xuyên) diễn ra hấu như đồng thời
với các diễn biến lịch sử ở Ấn Độ. Điều này cho thấy vẫn có một mối liên hệ
mật thiết, giao lưu thường xuyên và liên tục giữa Champa và Ấn Độ.
Sau thế kỉ XV, người Chămpa không viết chữ
lên bia đá nữa mà viết trên những vật liệu khác như giấy, tre, vải, da…
Nói đến chữ viết Chămpa là nói đến chữ Akhar
Thrah, một loại chữ được dùng phổ biến cho đến ngày này vẫn còn lưu truyền.
Từ chữ Akhar Thrah, người
Chămpa đã biến hóa thêm nét thành nhiều chữ viết khác nhau, có chức năng sử
dụng vào những mục đích khác nhau.
Đó là :
Akhar Yok : chữ bí ẩn
Akhar Atwơr : chữ treo, chữ tắt.
Akhar Kalimưng : chữ con nhện,
chữ thấu.
Ngoài ra còn có chữ chỉ thấy trên bia kí là
:
Akhar Hayap
Akhar Rik
Tất cả các kiểu chữ và
biến thể Akhar (chữ viết) đó điều bắt nguồn từ một trong những chữ viết ở miền Nam Ấn
Độ thuộc hệ văn tự Brami.
Qua những lần biến thể chữ
viết ngày càng phù hợp với âm tiết của tiếng Champa . Sự tiếp nhận văn tự Ấn Độ
để tạo nên Akhar Thrah là một bước phát triển mới của lịch sử ngôn ngữ Champa.
Bởi vì, người Ấn Độ nếu không có sự hướng dẫn cần thiết sẽ không đọc được Akhar
Thrah.
Trên cơ sở chữ phạn và lấy
dạng nét cong của chữ phạn, người Chăm đã xây dựng thành một hệ thống văn tự
Chăm cổ để ghi chép tiếng nói của mình, gồm 16 nguyên âm, 31 phụ âm, khoảng 32
dấu âm sắc và chính tả [cnvm,65].
Như vậy thông qua di tích,những
hiện vật nhất là bia kí là những bằng chứng đầy thuyết phục về những dấu ấn rất
sâu đậm và rất xưa của chữ viết Ấn Độ đối với chữ viết Chămpa.
2.1.3 Văn học
Ấn Độ có hai bộ sử thi rất đồ sộ
Mahabharata và Ramayana. Hai bộ sử thi này được truyền miệng từ đầu thiên niên
kỉ I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các thế kỉ đầu công nguyên thì
được dịch ra tiếng Sanskrit [VDN,75].
Người Chămpa đã đón nhận hai bộ sử thi theo
cách tư duy của họ và phù hợp với tâm lí của cộng đồng. Văn học Champa khá phát
triển với nhiều thể loại phong phú như : Thần thoại, sử thi, truyện cổ, thơ ca,
văn xuôi, văn vần…
Thơ ca Chămpa rất dồi dào âm điệu, nội dung
trữ tình và thường là thơ lục bát gieo vần lục tứ và bát lục. Bên cạnh văn học
viết, văn học dân gian của người Chăm cũng khá phát triển dưới nhiều thể loại
và phản ánh nhiều nội dung về tâm lí dân tộc và các khía cạnh xã hội.
Đặc điểm của văn học thành
văn của Chămpa là phản ánh thời cuộc, khắc họa nhiều mặt của đời sống xã hội,
ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình yêu gia đình và quê hương. Nhưng các tác phẩm có
giá trị cao về nghệ thuật và nội dung thường khuyết danh người sáng tác. Điều
này, nói lên các tác phẩm đó là do quá trình sáng tác của cả cộng đồng và qua
các thế hệ nối tiếp cùng tham gia sáng tác.
Những bản trường ca
anh hùng cũng khá phong phú, được sáng tác liên tục, phổ biến rộng rãi và lưu
truyền đến ngày nay. Bên cạnh việc tiếp nhận văn học Ấn Độ trực tiếp vào những
thời điểm Hindu giáo ảnh hưởng sâu sắc. Sau này, dòng chảy của văn học Ấn Độ
vẫn đến được với Chămpa qua trung gian là Malaysia , một quốc gia cũng ảnh
hưởng văn minh Ấn Độ.
Dĩ nhiên khi đến Chămpa,
những dòng tư tưởng cũng có khác để phù hợp, với cuộc sống và sinh hoạt Chămpa.
Đó là những thể loại văn học dân gian, với những bài hát lễ, hát giao duyên,
những kinh văn, bài xướng ca được biểu diễn vào dịp lễ quan trọng liên quan đến
Hindu giáo.
Qua sự phát triển của văn học
Chămpa, ta có thể thấy nền văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng rất nhiều và sâu sắc vào
các thể loại sáng tác của văn hóa Chămpa, đặt biệt là hai bộ sử thi Marabharata
và Ramayata.
2.1.4.
Nghệ thuật:( kiến trúc và điêu khắc)
Thời cổ trung đại Ấn Độ đã có
một nền nghệ thuật phong phú đặc sắc, bao gồm nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất
là ngành kiến trúc, điêu khắc. Thời Harappa, nhà cửa chỉ mới xây bằng gạch, đến
vương triều Morya nghệ thuật kiến trúc đá mới bắt đầu phát triển mà các công
trình tiêu biểu là cung điện, chùa tháp, chùa tháp, trụ đá (Vũ Dương Ninh 80).
Khi các tôn giáo Ấn Độ, vượt biên giới qua các
eo biển mà truyền qua Tích Lan, Java, Cao Miên, Thailand, Mianmar, Tây Tạng,
Khotan, Turkestan, Mông Cổ, Trung Hoa thì nghệ thuật Ấn Độ cũng lan tràn theo
vào các xứ đó. Chămpa cũng đón nhận dòng chảy của nền văn minh Ấn Độ từ biển
đông. Một điều dễ nhận thấy kiến trúc đi cùng với tôn giáo. Hầu hết, các công
trình kiến trúc ở Chămpa đều phục vụ cho nhu cầu tôn giáo, dù cho những tác
phẩm điêu khắc, kiến trúc đạt được giá trị mỹ thuật cao so với đương đại
cũng đều nói lên đề tài tôn giáo.
Tiêu biểu cho kiến trúc Champa là Tháp chăm,
nhất là vùng phía Nam, có ít nhiều mang dáng vẻ Ấn Độ và Chămpa khiến nhiều
người lầm tưởng đó là Tháp của Khơme. Tuy nhiên, tháp Chăm có dáng dấp độc đáo
hơn nó không giống hoàn toàn với bất kỳ tháp Hinđu giáo ở bất cứ nơi nào. Đó là
tháp xây bằng gạch khổ lớn trên nền sa thạch hồng và đá granit xanh, nhiều tháp
không xây ở chỗ quá cao mà ở giữa đồng quê, gần nơi ở của dân. Có thể nói
Chămpa là bật thầy về kĩ thuật chế tác gạch, trải qua bao thế kỉ, những Tháp
gạch Chămpa vẫn còn tươi rối, màu sắc ánh hồng, vàng, kết dính với nhau kì lạ
mà nhiều nhà khoa học còn chưa thể giải mã hết được.
Tháp Chămpa thường gồm 3
tầng, tầng trên cùng là đặt các vị thần quốc giáo, tầng giữa thường diễn tả
hoạt động sống của cung đình, tầng đề là tầng âm chỉ gia cố nền móng cho vững
chắc không có trang trí.
Mỗi một ngôi tháp chỉ có
một lối vào chính cũng là vị trí đặt các nhân thần (Vua được thần thành hóa),
đồng thời là thực hành các nghi lễ chính thức vào những ngày lễ trong đại của
Bàlamôn giáo. Các mặt còn lại đều là cửa giả và đóng kín.
Hình thể của một tháp
Chămpa bao giờ cũng thu nhỏ dần khi càng lên cao. Trên chóp đỉnh thường đặt một
Linga. Người Champa đã tiếp thu kĩ thuật xây dựng tháp từ Ấn Độ, nhưng qua bàn
tay kĩ sư Chămpa các khối tháp trở nên hài hòa, cứng rắn, mạnh mẽ, dễ gần gũi
nhưng đầy bí hiểm. Quan sát tháp ở bất cứ vị trí đâu và vào lúc nào cũng
thấy nét uy nghiêm tráng lệ.
Về nghệ thuật điêu khắc: các tượng Visnu, Siva
điêu khắc Ấn Độ đã ảnh hưởng đến điêu khắc Cha8mpa ở nhiếu góc độ khác nhau.
Điều đó thấy rõ qua phong cách tượng Phật Thích Ca, Quan âm… và các tượng Hinđu
giáo (thần Siva, Visnu, Brama…) pho tượng Phật Thích Ca ở Đông Dương là một kiểu Phật Ấn Độ phong cách Amaravati
đang được trưng bài ở bảo tàng Madras. Tượng phật Quan âm ở Mỹ Đức lại mang
phong cách Gupta. Song có những đặt điểm nhân chủng Malay – polimesien. Địa bàn
Champa là nơi tìm thấy dấu ấn của giáo phía Siva nhiều hơn cả
Ngoài ra, nghệ thuật âm nhạc, nhảy múa của
Chămpa cũng khá phát triển mang đậm dấu ấn của nghệ thuật Ấn Độ. Hiện nay còn
để lại nhiều nhạc cụ như đàn tì bà 5 dây, sáo, trống các loại. những bức phù
điêu trên đá mô tả những vũ nữ đang nhảy múa rất đẹp [CNVM,66]
Tóm lại, qua nhiều thế kỉ tồn tại và phát
triển nghệ thuật Chămpa đã xây dựng cho mình một nền nghệ thuật kiến trúc, điêu
khắc đặc sắc, mang nhiều dấu ấn của nghệ thuật Ấn Độ cũng giống như nhiều nước
Đông Nam Á đương thời
2.2 Yêu tố bản địa trong quan hệ văn hóa Chămpa - Ấn Độ
Theo các nhà nghiên cứu, ảnh hưởng của nền văn
minh Ấn Độ tới Đông – Nam Á chủ yếu là sự bành trướng của một nền văn hóa có tổ
chức, dựa trên quan điểm Ấn về vương quyền người Ấn không hề tiến hành ở Đông –
Nam Á một cuộc xâm lăng vũ trang nào và không hề thôn tính tên tuổi một quốc
gia hoặc mộ đô thị nào. Các vương quốc “Ấn Độ hóa” chỉ có những quan hệ về mặt
truyền thống với các triều vua Ấn Độ, mà không lệ thuộc về chính trị. Điều này
khác hẳn sự bành trướng bằng bạo lực, bằng chinh phục của người Trung Hoa. Vì
thế, những nước mà Ấn Độ “chinh phục” được một cách hòa bình và bằng những ảnh
hưởng văn hóa vẫn duy trì được những bản chất của mình và phát huy nó lên
Do thâm nhập chủ yếu qua văn
hóa mà lại bằng những phương thức hòa bình, nên những ảnh hưởng của Ấn Độ đã để
lại những dấu ấn thật sâu sắc đối với vương quốc Chămpa cũng như đối với các
quốc gia cổ đại khác ở Đông – Nam Á. Thế
nhưng, những ảnh hưởng của Ấn Độ chưa bao giờ xóa bỏ những truyền thống văn hóa
tốt đẹp vốn có của những cư dân bản địa. Trái lại chính những truyền thống bản
địa đã tạo điều kiện cho những ảnh hưởng Ấn Độ phát triển phù hợp trên mảnh đất
mà chúng bén rễ.
Những bằng chứng về khảo cổ học
cũng như dân tộc học cho ta biết, khi người Ấn tới, nhiều tộc người ở Đông –
Nam Á, trong đó có những cư dân Chămpa ,đã sống trong một xã hội tiền nhà nước,
nghĩa là trong xã hội đã có một tầng lớp tù trưởng lớn hay những thủ lĩnh lớn.
những người Ấn chắc hẳn đã tìm cách bén rẽ vào tầng lớp xã hội “bên trên” này
của Champa ở giai đoạn đầu khi họ tới đây.
Cũng như ở những quốc gia khác
trong khu vực Đông - Nam Á, vì tiếp nhận những yếu tố văn hóa Ấn Độ để phục vụ
cho vương triều, nên vua chúa và tầng lớp trên của Chămpa đã làm cho những ảnh
hưỡng Ấn Độ nhanh chống bén rễ vào trùm lên khắp các lĩnh vực văn hóa cung
đình.
Cũng vì nhằm mực đích phục vụ
vương triều nên các vua chúa Chămpa đã phải nhanh chống biến cải những ảnh
hưởng của Ấn Độ cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước và dân chúng của những quốc
gia mình. Dù có nhiều nét chung đến mấy đi nữa thì đối với Chămpa, văn hóa Ấn
Độ vẫn cứ là từ bên ngoài vào và có nhiều điều xa lạ đối với văn hóa truyền
thống của Chămpa. Vì vậy, nếu không có sự thay đổi thì những yếu tố Ấn Độ khó
có thể nhập được vào mảnh đất Chămpa. Người đầu tiên phải làm công việc này
không phải là ai khác mà chính là vua chúa và tầng lớp trên của triều đình
Chămpa. Nhờ vậy mà chỉ sau một thời gian ngắn, những cái vỏ , những hình thức
biểu hiện của Ấn Độ đã nhanh chóng được khuôn vào những nôi dung truyền thống
bản địa và gớp phần đẩy những nội dung đó lên một cấp độ cao hơn
Với tâm bia kí Đông Yên Châu (Quảng Nam –
Đà Nẵng) thế kỉ IV – V, Chămpa là quốc gia đầu tiên ở Đông – Nam Á đã dựa trên
văn tự Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của mình. Từ đó trở lên đi, ở Chămpa bên
cạnh chữ Phạn, đã tồn tại và phổ biến chữ viết của người Chăm. Sau nhiều lần
cải tiến từ dạng chữ nét cong sang chữ nét vuông đến chữ nét cuốn, văn tự Chăm
ngày một hoàn hảo để trở thành dạng chữ viết phổ biến của người Chăm hiện nay
Cũng ngay từ thế kỉ IV–V, bia Đông Yên Châu
cho chúng ta biết, bên cạnh các vị thần Ấn Độ các vua chúa Chămpa còn duy trì
tín ngưỡng bản địa – thờ thần rắn. Bên cạnh thờ thần rắn các vị thần bản địa
cũng dần dần đẩy lên ngang tầm với các vị thần tối thượng Ấn Độ và nhâp váo cái
vỏ của thần thoại Ấn Độ. Hiện tượng thờ thần vua ở Chămpa chỉ là một hình thức
cao hơn của tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Chăm . khi
những tôn giáo của Ấn Độ ngự trị trong triều đình Chămpa, tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên không những không mất đi mà còn được đẩy lên cao tới tầm tôn giáo.
Các vua chúa Champa đã tiếp thu
khái niệm “vua là hiện thân của thần linh trên mặt đất” của Ấn Độ. Nhưng việc
thần hóa vua ở Chămpa đã nhập luôn vào tục thờ cúng tổ tiên truyền thống. Vì
vậy nếu như ở Ấn Độ vua chỉ được thần hóa trong quan niệm, thì ở Chămpa, vua
còn được nhập thân vào vị thần tối thượng và được thờ phụng như thờ vị thần tối
thượng.
Do việc thờ hòa nhập vào với tục
thờ vua và tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên nên chức năng của các thánh đường
Chămpa phải chuyển thành chức năng của đền lăng. Mà một khi chức năng của nội
dung thay đổi thì các hình thức thể hiện nội dung đó cũng phải biến đổi theo.
Chính vì thế, tuy vân trung thành phỏng theo mô hình và các đề tài Ấn Độ,tháp thờ,
các hình tượng thờ phụng hay nói một cách khác là nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc cổ của Chămpa vẫn có sắc thái riêng, vẻ đẹp riêng chư không giống hệt
những nguyên mẫu của Ấn Độ.
Vì trước khi ảnh hưởng của Ấn Độ
tới, ở Chămpa chưa có truyền thống xây dựng đền tháp mang tính biểu tượng sâu
sắc và bằng vật liệu bền và chưa quen với việc thể hiện các hình tượng lên trên
mặt đá một cách gợi cảm như của Ấn Độ, nên người dân Chămpa đã tiếp nhận triệt
để nghệ thuật kiến trúc và điêu khác của người Ấn. Thế những, nếu ở Ấn Độ kiến
trúc là cái nền cho những hình chạm khắc dày đặc thể hiện những câu chuyện thần
thoại, thì ở Chămpa, các hình chạm khắc chủ yếu lại được thể hiện trên các đài
thờ đặt trong lòng tháp – nơi thờ tự, chứ mặt ngoài của kiến trúc chỉ được
trang trí vứ phải bằng các loại họa tiết hoa lá, hính học… Vì vậy, vẻ đẹp của
tháp Chămpa là vẻ đẹp của kiến trúc, ấn tương của tháp Chămpa là ấn tương trang
nghiêm, thành kính - ấn tương của một đền lăng. Vì chủ yêu mang chức năng thờ phụng
dưới dạng đền lăng nên đền tháp Chămpa hầu như không có sự thay đôi về mặt hình
dạng và cấu trúc trong suốt cả nghìn năm tồn tại. Một điều đáng lưu ý nữa ở các
tháp Chămpa là sự trung thành từ đầu tới cuối với chất liệu gạch. Chính hai đặt
trưng vừa nói tên: không thay đổi cấu trúc là hình dáng và sự trung thành với
chất liệu đã khiến các nghệ sĩ Chămpa có thời gian để hoàn thiện kiểu kiến trúc
cũng như kỉ thuật xây dựng. Vì thế mà cho đến nay các tháp Chămpa vẫn là những
mẫu hình tháp gạch chuẩn mực hiếm có cả về kiến trúc lẫn kĩ thuật ở Đông – Nam
Á. Ở các tháp cổ Chămpa, vẻ đẹp của kiến trúc luôn được đề cao chứ không bị các
hình chạp khắc nuốt chửng hoạc mang tính chất đơn điệu khô cứng. vẫn theo một
nguyên mẫu bất biến, nhưng chỉ cần một vài thay đổi nhỏ ở tỷ lệ, ở cửa vòm , ở
cột ốp gạch hoặc ở kiểu dáng của các trana trí thôi là cả một phong cách mới xuất hiện. Đó chính là vẻ đẹp
độc đáo và giá trị nghệ thuật hiếm có của các tháp Chămpa
Ngay từ những thế kỷ đấu công nguyên, nghệ
thuật điêu khắc tôn giáo của Ấn Độ đã du nhập vào Chămpa và được người Chămpa
tiếp nhận. Cũng như Ấn Độ nghệ thuật điêu khắc Chămpa chủ yếu nghệ thuật tôn
giáo phuc vụ cho việc thờ thần linh. Thế nhưng ở Chămpa tôn giáo và vương quyền
gần như hòa quyện vào nhau: tôn thờ thần linh đồng nghĩa với thờ vua. Vì vậy,
nghệ thuật điêu khắc chămpa có thêm một chức năng mới: phụng sự vương quyền và
vì vậy rất được vua chúa và tầng lớp trên coi trọng. Các vua chúa Chămpa thường
xuyên dâng cúng tượng thờ cho các đền tháp và luôn quan tâm tới việc bảo vệ,
gìn giữ các hình tượng thờ cúng. Vì mang thêm chức năng phục vụ vương quyền,
nên mặc dù vẫn tuân theo những cách thức của Ấn Độ. Điêu khắc Chămpa đã nhanh
chóng chuyển sang một hướng mới: tập trung thể hiện các biểu tượng và các hình
ảnh các thần, vì thần chính là vua là các tổ tiên của hoàng gia. Cho nên khắc
với Ấn Độ điêu khắc Chămpa ít mang tính minh họa hay diễn kể các thần thoại và
huyền tích mà tâp trung vào thể hiện các biểu tượng, các hình tượng thờ phụng.
Cũng như kiến trúc, nếu so với Ấn Độ và Inđônêxia cùng thời, điêu khắc Chămpa
nghèo hơn về đề tài cũng như thể loại. Nhưng, cũng chính vì thế mà ở một vài
khía cạnh nào đó, điêu khắc Chămpa có một số sắc thái riêng, một đặt thù riêng
không phải không có giá trị. Cái mạnh đó, vẻ đẹp đó của điêu khắc cổ Chămpa là
phù điêu nổi.
Mỗi hình tượng của điêu khắc
chămpa vừa hiên ra như một tương thờ dưới dạng tượng tròn lại vừa như là cả một
khung cảnh đấy biểu tượng để minh hoa cho hình tượng. Chính vì vậy mà ta thấy
phổ biến nhất trong điêu khắc Champa là những phù điêu nổi cao dượi dạng lá
nhĩ, dưới dạng bia, dưới dạng đài thờ và tượng dưới dạng phù điêu nổi. hầu như
đa số những kiệt tác của điêu khắc Chămpa là những phù điêu nổi cao, như dài
thờ Mỹ Sơn E1, vũ nữ Trà Kiệu, đài thờ Đồng dương, lá nhĩ Pô Klaung ở Giarai…
Cũng như kiến trúc, nếu như trước thế kỉ
VII, điêu khắc Chămpa còn rất gần với các phong cách nghệ thuật của Ấn Độ, thì
bắt đầu từ thế kỉ VII, các nhà điêu khắc Chămpa đã tạo mình phong cách riêng –
phong cách Mỹ Sơn E1. Rồi từ đó trở đi, nghệ thuật điêu khắc Chămpa, tuy vẫn
thể hiện các hình tượng đề tài Ấn Độ, đã theo thời gian liên tục lảm nở ra các
phong cách với những vẻ đẹp riêng: mạnh
mẽ, khỏe khoắn của phong cách Đông dương; trana nhã của phong cách Trà Kiệu;
thô phác và cầu kì của phong cách Tháp Mắm…
Qua những tài liệu thư tịch và bia ký, chúng
ta biết nhiếu phong tục và những quy tắc xã hội của Ấn Độ cũng đã được người
dân Chămpa tiêp thu. Để củng cố vương quyền các vua chúa Chămpa đã tiếp nhận
chế độ đẳng cấp của Ấn Độ. Thế nhưng nếu áp dụng cứng nhắc hệ thống đẳng cấp
như của Ấn Độ thì chắc hẳn sẽ bị bất lợi vì hoàn cảnh xã hội của Chămpa rât
khác so với của Ấn Độ. Cho nên, ở Champa, chế độ đằng cấp gấn như chỉ là cái
hình thức lỏng lẻo. Bia ký cho chúng ta biết không ít trường hợp kết hôn giữa
người của đằng cấp Bàlamôn với đẳng cấp
Ksatris. Cũng các bia ký cho ta biết nhiếu tài liệu nói về vai trò quan trọng của
phục nữ trong cung đình cũng như trong xã hội Chămpa.
Một trong những phong tục mà người dân Chămpa,
chủ yếu là vua chúa, học theo Ấn Độ là tục người sống phải lên giàn hỏa thiêu
chết theo người chết. Nhưng những trường hợp như vậy, theo các sử liệu và bia
ký, rất hiếm có ở Chămpa
PHẦN KẾT LUẬN
Ấn Độ từ xa xưa là
một trong những trung tâm văn minh lớn của thế giới. Văn hóa Ấn Độ
phát triển cao và ảnh hưởng rất sớm ra bên ngoài, trên con đường ảnh
hưởng thì khu vực Đông Nam Á dường như là mảnh đất thích hợp nhất
để nền văn hóa này gieo mầm và nảy nở trên cơ sở kết hợp với nền
văn hóa bản địa. Trong tiến trình đó thì Vương Quốc Champa được xem
là một trong những Vương Quốc tiếp thu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
nhất từ văn hóa Ấn Độ trên tất cả các lỉnh vực.
Về mặt tôn giáo, văn hóa Ấn Độ đã để lại những dấu ấn
sâu sắc trong văn hóa Champa từ niềm tin, tư tưởng, tư duy, kỉ thuật,
đến trang phục đời thường, từ kỉ thuật đúc tượng, tạc tượng đến vị
trí nơi đặt tượng thờ,… Tuy nhiên, bên cạnh niềm tin vào các vị thần
Ấn Độ, người champa còn giữ được những giá trị truyền thống riêng
của mình, đó là tục thờ các vị thần khác có nguồn góc siêu nhiên,
hay những công thần khai quốc. Việc nhân thần hóa được thờ phượng
cùng các thần linh Ấn Độ là điều hiếm thấy chỉ có ở Champa.
Về chữ viết, do sớm tiếp xúc với nền văn minh Ấn Độ, nên
Champa đã tiếp nhận được hệ thống văn tự Ấn Độ ngay từ những ngày
đầu lập quốc. Điều đáng chú ý của chữ viết Champa là trên cơ sở
chữ Phạn và lấy nét công của chữ Phạn Ấn Độ, qua nhiều lần cải
biến người dân Champa đã xây dựng được cho mình một hệ thống văn tự
hoàn chỉnh và được sử dụng phổ biến và rộng rải trong quần chúng.
Và hiện nay trên thế giới chỉ còn người Chăm là sử dụng chữ Akhar
Thrah do họ sáng tạo ra.
Về văn học, trước khi tiếp xúc với văn học Ấn Độ, thì văn
học dân gian ở Champa khá phát triển, như thần thoại, cổ tích,… Tiếp
xúc với văn hóa Ấn Độ, và về sau là văn hóa Malaysia , đã làm cho nền văn
hóa Champa phát triển mạnh mẽ. Dấu ấn của văn hóa Ấn Độ để lại rõ
nét nhất trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana, tuy nhiên những
sáng tác văn học champa về sau vẫn giữ được nét đặt sắc riêng của cư
dân bản địa.
Về nghệ thuật, ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ thể hiện
rõ nhất trong kĩ thuật xây dựng đền tháp, như việc lựa chọn các vật
liệu có tính nâng bền bỉ, các mo6tip, các hình thể tháp. Nét đặt
sắc của đền tháp champa là mang đậm phong cách Ấn Độ. Tuy nhiên, vẫn
có những nét riêng độc đáo chỉ thấy ở champa, đó là các hình chạm
khắc chỉ được thể hiện trên các đài thờ trong lòng tháp – nơi thờ
tự, chứ mặt ngoài của kiến trúc chỉ được trang trí vừa phải bằng
các họa tiết hoa lá hình học,… Vì vậy, vẽ đẹp cua tháp Chăm là vẽ
đẹp của, là ấn tượng của trang nghiêm thành kính – ấn tượng của một
đền lăng.
Còn điêu khắc của các đền tháp Champa, ngoài hình tượng
ngọn lửa ở các góc tháp (như hình tượng rồng chầu ở các ngôi đình
Việt Nam), có nhiều hình tượng trang trí rất sinh động, phổ biến hơn
cả là những nét chạm khắc trực tiếp lên thân tháp, quan cảnh sinh
hoạt, múa hát trong cung đình, các vũ nữ Apsara, các nhân vật trong
sử thi Mahabaharata, hay các thần hộ pháp,…
Tóm lại, trong nhiều thế kỉ tồn tại và phát triển độc
lập, người Champa đã xây dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc, phát
triển huy hoàng, mang đậm dấu ấn của văn hóa Ấn Độ. Một điều không
thể phủ nhận được là, những ành hưởng của văn hóa Ấn Độ, đã góp
phần cực kì quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển của
Vương Quốc Champa. Cũng như một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đầy
bản sắc – văn hóa champa. Ngược lại, chính văn hóa Champa cũng đã góp
phần làm nên sức sống củng như giá trị cho văn hóa Ấn Độ và nền van
minh Ấn Độ ở Champa, cũng như ở các nước Đông Nam Á thời bấy giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Will Durant ( Nguyễn Hiến Lê dịch, 1971), Lịch sử văn minh Ấn Độ,
Nxb Văn hóa.
[2]. Vũ Dương Ninh (2009), Lịch sử
văn minh thế giới, Nxb Giáo Dục.
[3]. Lương Ninh (Chủ biên, 2008), Lịch
sử Đông Nam
Á, Nxb Giáo Dục.
[4]. Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục.
[5]. Vũ Dương Ninh (2008), Một số
chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
[6]. . Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa Đông Nam
Á, Nxb Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
[7]. Lương Ninh (chủ biên) (2003), Lịch
sử văn hóa thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục.
[8]. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1995) , Việt Nam- Đông- Nam
Á: Quan hệ lịch sử văn hóa, Nxb
Chính trị QGHN.
[9]. G.Coedès (2008) , Cổ sử các
quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông, Nxb thế
giới
[10]. Lương Ninh (2004), Lịch sử
vương quốc Champa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét