1. Hoàn cảnh ra đời của đạo Ixlam
1.1. Bối cảnh xã hội
1.2. Tình hình các tôn giáo
1.3. Mohamec khởi nguồn sáng tạo đạo ixlam
2.
Nhũng yếu tố dẫn đến thành công
3.
Giáo nghĩa cơ bản
3.1. Cương lĩnh, tín ngưỡng của các tín đồ hồi
giáo
3.2. Nghĩa vụ tôn giáo
3.3. Thiện hành ( ybad)
4.
Kinh koran
4.1. Lí lịch kinh koran
4.2. Nộii dung
4.3. Ý nghĩa
HỒI GIÁO - IXLAM GIÁO
Kể từ vụ khủng bố kinh
hoàng ngày 11/09 tại Mỹ đến nay. Hầu như không có ngày nào mà tin tức thời sự
không nói về người Hồi Giáo. Ngày nào, tuần nào cũng có người ôm bom liều chết,
hành động đó là đúng hay sai, một cái chết dũng cảm hay cái chết mù quáng? Thế
giới Hồi Giáo có ảnh hưởng gì trong tình hình thế giới ngày nay. Đạo Hồi có
nguồn gốc như thế nào? Ai là người sáng lập? đối tượng thờ của họ là ai? Tác
giả xin nêu ngắn gọn một vài mốc dưới đây để giúp hiểu hơn về đạo Hồi Giáo.
Tại sao gọi là đạo Hồi?
Tên gọi đạo Hồi xuất phát từ việc một
bộ tộc ở Trung Quốc đã theo đạo Ixlam. Bộ tộc đó tên là Hồi Hột. Kể từ đó người
Trung Quốc và một số quốc gia gọi đạo mà người Hồi Hột theo là đạo Hồi. Như vậy
thì gọi đạo Hồi là ko đúng, phải gọi là đạo Ixlam mới chính xác.
Sơ nét về tiên tru
Mohammed (Môhamet)
Mohamed là người sáng lập ra đạo
Ixlam, ông sinh năm 570 trong một gia đình quý tộc sa sút ở Mecca , bán đảo A rập
Mohamed xuất thân trong gia tộc
Casimu ở Mecca
, tuy gia tộc có quyền thế nhất định nhưng chỉ ở vào địa vị thứ đẳng.
Ông nội của Môhamet là Abdah
Muttalib, là người quản lý thánh điện Mecca
rất có uy tín.
Cha của ông là Abdubla là một thương
nhân nghèo. Trước khi Môhamed ra đời thì cha ông đã chết trên dọc đường buôn
bán.
Lên sáu tuổi thì mất mẹ, ông được ông
nội nuôi dưỡng, hai năm sau ông nội cũng qua đời. Môhamed được người bác là Abu
Talib đem về nuôi.
Trong thời gian sống với bác mình,
Môhamed từng phải đi chăn gia súc, tham gia vào đội quân buôn bán ở các vùng
như Xyri…
Đặc biệt là đến khi 25 tuổi, Môhamed
làm thuê cho một bà góa giàu có ở Mecca
là Khadidja, ông thay bà đi buôn bán ở Xyri. Khi trở về được bà yêu quý và lấy
làm chồng. Từ đó cuộc sống của ông khấm khá lên.
Bối cảnh xã hội lúc bấy
giờ (Bán đảo A rập)
Xã hội A rập lúc này có những bước
ngoặt lớn, trình độ phát triển trên bán đảo không đồng đều:
Miền Nam bán đảo có điều kiện tự nhiên
và khí hậu rất thích nghi với sản xuất nông nghiệp.
Miền Bắc đã xuất hiện một số tiểu
vương quốc nhưng sau đó đã trở thành phiên thuộc của đế quốc Bigiăngtin và
Batư.
Miền Trung trình độ phát triển kém xa
Miền Nam
và Miền Bắc, kinh tế chăn nuôi du mục là cơ sở.
Trước khi Ixlam ra đời, tín ngưỡng
trên bán đảo là tín ngưỡng đa thần , thông qua nghi lễ để cúng tế các thần bảo
hộ của bộ lạc (Kabah).
Bên cạnh đó thì đạo Cơ Đốc và Do Thái
đã sớm truyền vào bán đảo A rập.
Trước khi đạo Ixlam ra đời, trên bán
đảo A rập đã hình thành phái Hanif có khuynh hướng thờ một thần, phản đối
sùng bái thờ thần tượng, nhưng ko có giáo lý và nghi thức hoàn chỉnh, chỉ chú
trọng tu luyện cá nhân, sống theo chủ nghĩa cấm dục. Sự tồn tại của nó đã gián
tiếp thúc đẩy sự ra đời của Ixlam giáo.
Môhamet và quá trình lập
đạo
Tương truyền khi ông bốn mươi tuổi (năm
610) , Môhamet đã một mình vào trong hang nhỏ ở núi Xira ngoại thành Mecca tu luyện và trầm
ngâm suy tưởng. Trong một đêm thánh Allah đã cử Thiên Sứ Yibrail truyền đạt
thần dụ và lần đầu “khải thị” cho ông về kinh Côran.
Ông trở thành “Thánh Thụ Mệnh”.
Từ đó về sau ông xưng mình là tiếp thụ “sứ mệnh” của “chân
chủ” và bắt đầu truyền đạo Ixlam (Ixlam dịch từ tiếng A rập tức là
“thuận tòng” tức là thuận theo, nghe theo ý chỉ của Chân chủ).
Ban đầu ông bí mật truyền đạo, chỉ có
bạn bè thân thích trở thành những tín đồ, nhưng về sau ông đã chuyển qua giảng
đạo công khai.
Ông khuyên mọi người từ bỏ sùng bái
đa thần, thờ hình tượng, đồng thời cũng từ bỏ thuyết Tam Vị Nhất Thể của Cơ Đốc
Giáo. Yêu cầu mọi người thờ Thánh Allah độc nhất, cũng không ngừng tuyên giảng
về ngày phán xét cuối cùng và sống lại sau khi chết. Điểm này Môhamed mâu thuẫn
vì thực tế Thánh Allah mà ông thờ cũng chính là Thiên Chúa của Đạo Cơ Đốc và
Yavê hay còn gọi là Yavê Thiên Chúa của đạo Do Thái. Vì lý do này mà một số nhà
tôn giáo học cho rằng ba tôn giáo trên cùng chung một Chủ Thờ.
Hoạt động sáng lập đạo của Môhamed
gặp phải sự phản ứng của các giai tầng trong xã hội. Tuy giáo lý nhất thần của
đạo ko làm ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của tầng lớp quý tộc, nhưng trước mắt
lại đe dọa tới đặc quyền và thu nhật kinh tế của quý tộc Corai nắm quản Kabah.
Họ không chấp nhận một người xuất thân và quyền thế không lấy làm hiển hách như
Mohamed lại đứng đầu trong tôn giáo. Do vậy đã có những đợt truy kích và
bức phạt tới Mohamed và Muslim.
Trong hoàn cảnh khó khắn như vậy ở Mecca , các tín đồ chủ
yếu là dân nghèo và nô lệ. Đặc biệt là vào năm 619, sau khi vợ và bác ông lần
lượt qua đời đã làm cho ông mất đi chỗ dựa, cộng thêm với sự bức hại của tầng
lớp quý tộc ở Mecca
.
Năm 622 các muslim và Môhamed đã vượt
ra được khỏi sự bức hại của quý tộc Mecca
đến được Yathrid (Sau đổi tên là Madinah: nghĩa là “vùng đất tiên tri” ).
Đến Madinah: dân cư ở đây chủ yếu
thuộc năm bộ lạc (hai bộ lạc người A rập và ba Do Thái ) trong nội bộ
vẫn ko ngừng tranh chấp lẫn nhau. Họ đều hy vọng nhanh chóng kết thúc chiến
tranh nhưng lại thiếu một người đủ tài để làm trung gian giao hảo giữa
họ.
Họ đã thỉnh cầu Môhamed làm trọng tài
hòa giải giữa các bộ tộc.
Sau khi Môhamed đứng vững ở Madinah
ông đã mở rộng cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự
và tôn giáo.
Trong thời gian này Mohamed đã
ra nhiều quy định để chỉnh đốn đội ngũ Muslim (muslim có nghĩa là anh em)
Ông đề xuất hàng loạt chủ trương cải
cách xã hội, pháp luật và dần dần trở thành một hệ thống giáo quy của đạo.
Để hòa hoãn mâu thuẫn xã hội ông đã
đề xuất chủ trương giảm gánh nặng cho người nô lệ, khích lệ phóng thích nô lệ,
cấm tăng lợi tức hoàng hóa, cứu tế và giúp đỡ người già yếu tàn tật, cô quả,
hiếu kính với cha mẹ.
Và để vững mạnh hơn Mohamed đã tổ
chức võ trang muslim ở Madina, với khẩu hiệu “Chiến đấu vì Đạo của Allah” hơn
thế còn cho phép những người chết trận được trực tiếp bước len Thiên Đàng, bên
cạnh đó ông còn tiến hành các cuộc đấu tranh với quý tộc Mecca.
Đồng thời tiến hành đả kích các tín
đồ Do Thái, tiêu diệt những thế lực xung quanh.
Sau cuộc chiến thanh trừ các thế lực
Do Thái , thực lực của Muslim lớn mạnh hơn bao giờ hết. Năm 628 ông đích thân
thống lĩnh hơn 1000 muslim đi tới Mecca
triều kiến Kabah.
Sau khi tới thì hai bên đã ký hòa ước
Hotapia, đồng ý ngừng chiến trong 10 năm. Trong thời gian này Mohamed đã tập
trung về mọi phương diện như: phái sứ giả đến các bộ lạc khác để truyền đạo,
chinh phạt các bộ lạc của người Do Thái.
Năm 630 , khi một bộ lạc liên minh
với Mohamed đến cầu cứu vì bị một bộ lạc khác liên minh với người Corai tập
kích. Môhamed đã nắm thời cơ này, với lý do là người Corai đã vi phạm hòa ước
Hotapia và đã tiến công Mecca
. Cuối cùng người Corai đã bị khuất phục , thế lực Mecca nhanh chóng tan rã.
Sau khi tiến vào Mecca . Môhamed hô to “Chân lý đã tới
đây rồi, hư vọng đã bị tiêu diệt, hư vọng là quả thật dễ dàng bị tiêu diệt”
(Kinh Koran 17:81). Phá bỏ tất cả các pho tượng trong Kabah chỉ để lại một
tảng đá “đen” để làm thánh vật cho muslim triều bái. Môhamed đã khoan
hồng tha chết cho đại đa số kẻ thù ngày trước của ông sau khi họ đã tôn
thờ đạo Ixlam.
Sau hơn 10 năm cư trú tại Mecca , ông lại trở về
Madina và rất nhiều bộ lạc quy thuận ông.
Mùa xuân năm 632, Mohamed chỉ huy 10
vạn quân tới Mecca, lãnh đạo cuộc triều bái đã được cải cách, phát biểu diễn
thuyết, tuyên bố đã hoàn thành đạo Ixlam, lịch sử gọi là “Từ Triều”. Các nghi
thức mà ông cử hành sau này đã trở thành khuôn mẫu cho các Muslim.
Sau khi lễ bái trở về Madina, không
lâu sau ông mắc bệnh. Ngày 08/06/632 , ông tạ thế, thọ 63 tuổi, an táng tại
Madina.
TÌM
HIỂU KINH KORAN.
Đối với đại khối các dân tộc Ả Rập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Arabic của
kinh Koran là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Koran không hẳn là một cuốn thơ
trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu (poetic rhymed
prose) rất thích hợp với khẩu vị văn chương của những người du mục ở nơi hoang
dã. Chính vì vậy mà kinh Koran đã mau chóng được truyền bá qua truyền khẩu rộng
khắp bán đảo Ả Rập (lớn gấp 8 lần Việt Nam ).
Về phương diện tâm linh, kinh Koran là sự nối kết những dòng tư tưởng về
một tôn giáo độc thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, qua Mai-sen (Moses) qua Jesus
đến thiên sứ cuối cùng là Muhammad. Từ 2000 năm trước Công Nguyên, những người
Ả Rập đã biết đến Thiên Chúa của Abraham mà họ gọi là Allah. Điều đó có nghĩa
là họ đã thờ Allah từ 27 thế kỷ trước khi có Muhammad và đạo Hồi. Qua nhiều thế
kỷ tiếp xúc với văn hóa Do Thái, người Ả Rập đã rất quen thuộc với các nhân vật
của kinh Thánh Cựu Ước. Từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, người Ả Rập tiếp xúc với
những người Ki Tô Giáo thuộc đế quốc Byzantine rộng lớn và từ những nước lân
bang như Syria, Ai Cập và Ethiopia... Mặc dù rất ít người Ả Rập lúc đó theo Ki
Tô Giáo nhưng cũng không cảm thấy xa lạ với Jesus và Gioan Baotixita.
Đọc kinh Koran, chúng ta sẽ thấy những nhân vật quan trọng của hai đạo Do
Thái và Ki Tô được Muhammad thường xuyên nhắc tới. Kinh Koran là một tổng hợp
những kiến thức tôn giáo đã tiềm tàng sẵn trong đại khối các dân tộc Ả Rập. Sự
tổng hợp đó được gọi là Islam, có nghĩa là sự tuân phục tuyệt đối vào Thiên
Chúa. (Islam means the absolute submission to God). Người Trung Quốc phiên âm
"Islam" thành "Hui" (Hồi) và gọi đạo này là
"Hui-jao" tức Hồi Giáo. Kinh Koran trở thành Thánh Kinh (The Holy
Book) hoặc sách Mặc Khải (Book of Revelation) của Hồi Giáo.
Đáng lẽ ra đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi đều cùng thờ chung một Chúa
thì phải có chung một Kinh Thánh duy nhất mới phải. Trong thực tế, mỗi đạo đều
có Thánh Kinh riêng và đạo nào cũng tự cho Thánh Kinh của mình mới là chân lý
tuyệt đối. Cả 3 đạo đều tự cho Thánh Kinh của mình là những "sách Mặc
Khải".
- Kinh Torah (Cựu Ước) được Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Mai-sen khoảng
năm 1250 TCN trên núi Sinai.
- Các sách Tân Ước/Phúc Âm là các sách Thiên Chúa mặc khải cho Thánh Phao
Lô và bốn vị Thánh Sử: Matthew, Mark, Luke và John trong thế kỷ 1.
Kinh Koran là sách Thiên Chúa mặc khải cho tiên tri Muhammad qua trung
gian của thiên thần Gabriel trong 22 năm liên tục (610-632).
Trước khi có kinh Koran, người Ả Rập có mặc cảm là một chủng tộc thiếu
văn hóa và họ tỏ ra trọng nể người Do Thái và Ki Tô. Cho nên, trong ngôn ngữ Ả
Rập có danh từ "Dhimmi" để gọi chung cho Do Thái và Ki Tô. Danh từ
này có nghĩa là "những người có sách Thánh Kinh" (People of the
Books).
Sự xuất hiện kinh Koran vào đầu thế kỷ 7 đã đem lại cho các dân tộc Ả Rập
một niềm tự hào vì từ nay họ có Thánh Kinh viết bằng tiếng Ả Rập. Họ đón nhận
đạo Hồi là đạo của dân tộc chứ không phải là đạo ngoại lai. Kinh Koran và đạo
Hồi là hai yếu tố quan trọng đem lại sự hứng khởi tinh thần và là chất keo văn
hóa nối kết các bộ lạc Ả Rập lại với nhau và biến đại khối Ả Rập thành một lực
lượng chính trị và quân sự hùng mạnh trong nhiều thế kỷ.
I
. Công việc biên soạn Kinh Koran.-
Khác với Cựu Ước được viết theo lối văn lịch sử kinh
Koran được viết theo lối văn kể chuyện thông thường (oral recitation). Tổng
cộng có 114 chương (suras/chapters) gồm 6616 câu thơ (verses).
Sự phân phối các câu thơ trong các chương không đều
nhau. Chương dài nhất có 287 câu thơ, chương ngắn nhất chỉ có 3 câu mà thôi.
Mỗi câu thơ cũng dài ngắn bất thường: Câu thơ dài nhất chiếm tới nửa trang
sách, câu ngắn nhất chỉ có 2 chữ! Phần lớn kinh Koran (85 chương) được Muhammad
viết tại Mecca , còn lại 29 chương viết tại Medina . Muhammad viết
Koran trên lá cọ khô và trên những tấm da súc vật phơi khô.
Sau khi Muhammad chết vào năm 632, phần lớn các bản
chép tay nói trên bị thất lạc hoặc phân tán rải rác nhiều nơi. Mọi người cảm
thấy nguy cơ có thể làm cho cuốn Thánh Kinh của họ bị tiêu vong nếu không gấp
rút sưu tầm và thu hồi các nguyên bản của Muhammad. Sau đó, cần phải có người
tài giỏi biên tập tất cả các nguyên bản thành một cuốn Thánh Kinh duy nhất.
Để đáp ứng nhu cầu của các tín đồ Hồi Giáo, người có
thẩm quyền đầu tiên đứng ra lo việc này là Abu Bakr (632-634). Ông vừa là cha
vợ vừa là người đầu tiên kế vị Muhammad (the first caliph) và cũng là vị vua
Hồi Giáo đầu tiên thống nhất bán đảo Ả Rập để biến nơi này thành điểm xuất phát
bành trướng Hồi Giáo ra khắp thế giới. Abu Bakr giao cho một thanh niên 22 tuổi
tên Zayd đi sưu tầm và gom góp các thủ bản của kinh Koran do Muhammad viết tập
trung tại Medina .
Công việc đang được tiến hành tốt đẹp thì Abu Bakr
qua đời. Các tài liệu do Zayd thu thập đều được chuyển giao cho vị vua Hồi Giáo
kế nhiệm là Umar Khattab. Vị vua này là một nhà quân sự đại tài, chỉ trong 10
năm (634-644) đã mở rộng lãnh thổ của Hồi Giáo ra toàn vùng Trung Đông và Bắc
Phi. Vì quá mải mê lo việc quân sự nên vị vua này đã bỏ quên công việc biên tập
kinh Koran. Hậu quả nghiêm trọng là ở những địa phương khác nhau người ta
truyền miệng những câu thơ của Kinh Koran khác nhau và sự tranh cãi về tính
trung thực của kinh Koran càng ngày càng trở nên gay gắt và hổn loạn. Các cuộc
tranh cãi này đã dẫn đến cuộc "thánh chiến" giữa hai phe Hồi Giáo tại
Nehavand, gây cảnh thịt rơi máu đổ trong 7 năm (650-657).
Vị vua kế nghiệp thứ ba (the third caliph) là Uthman (644-657) chú tâm đến việc
phục hồi kinh Koran. Năm 652, Uthman giao cho Zayd và 3 người phụ tá nhiệm vụ
biên tập các bản thảo của Muhammad thu hồi được thành một cuốn sách duy nhất.
Sau 5 năm, nhóm biên tập của Zayd hoàn thành nhiệm vụ. Năm 657, tức 25 năm sau
khi Muhammad qua đời, vua Uthman công bố bản kinh Koran do Zayd biên tập và gọi
nó là "MUSHAF" có nghĩa là "Kinh Thánh chính thức của mọi người
Hồi Giáo" (The Official Codex for all Muslims).
Ban biên tập của Zayd chép cuốn Kinh Thánh này thành
4 bản giống nhau để lưu trữ tại 4 thành phố: Medina ,
Basra và Kufa (Iraq )
và tại Damacus (Syria ).
Sau đó, Uthman ra lệnh tiêu hủy toàn bộ các bản viết
tay của Muhammad trên lá cọ và da thú vật. Công việc này tương tự như hành động
của Hoàng Đế La Mã Constantine ra lệnh thiêu hủy toàn bộ các sách thánh kinh và
các di tích thật của Jesus sau Công Đồng Nicaea
năm 325.
Do sự thiêu hủy các bản viết tay của Muhammad theo
lệnh của vua Uthman đã không được thi hành triệt để nên ngày nay người ta đã
thu thập được 5 bản chính viết trên da súc vật:-2 bản hiện lưu trữ tại thư viện
Taskhent ở Uzebekistan.-1 bản lưu trữ tại thư viện Tpokabi Thổ Nhĩ Kỳ.-1 bản
tại bảo tàng viện London.-1 bản mới tìm thấy tại Yemen năm 1979. So sánh các
bản chính nói trên với Kinh Koran do Uthman công bố năm 657, người ta đã phát
giác có nhiều sự khác biệt. Các học giả nghiên cứu về Hồi Giáo xác nhận: Việc
Uthman ra lệnh tiêu hủy các bản viết tay của Muhammad là một tổn thất hết sức
nặng nề cho Hồi Giáo. Năm bản viết tay trên da súc vật mà ngành khảo cổ đã thu thập
được cũng đủ xác minh một sự thật đáng buồn: Zayd và ban biên tập của ông ta có
thể đã không thu thập đầy đủ các thủ bản của Muhammad, khi chép lại có thể đã
bỏ sót một số câu thơ của kinh Koran và cuối cùng không có gì bảo đảm là Zayd
và ban biên tập đã không tự ý sửa đổi Kinh Koran theo ý riêng của mình.Tuy
nhiên, hầu hết các tín đồ Hồi Giáo hiện nay đã không nêu lên những vấn đề nói
trên. Họ vẫn tin rằng bản kinh Koran bằng tiếng Arabic do vua Uthman công bố
năm 657 là kinh Koran do Thiên Chúa Allah mặc khải cho Muhammad.
Các mô hình sinh hoạt của
các tín đồ Hồi Giáo đã được hình thành do hai yếu tố chính: Trước hết, do các
tín lý giáo điều đã được vạch ra trong kinh Koran và sau đó là do các phong tục
tập quán trong nếp sống du mục lâu đời của người Ả Rập. Người ta có thể liệt kê
khoảng 15 mô hình sinh hoạt như sau:
1. Vai trò ưu thắng của nam giới trong xã hội.
Trong xã hội Hồi Giáo, đàn
ông luôn luôn được coi là chủ gia đình và là người chính yếu kiếm tiền nuôi vợ
con và mọi thân nhân lệ thuộc (the main wage-earner). Tuy nhiên, mức độ ưu
thắng của đàn ông cũng còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi quốc gia vì
ngày nay Hồi Giáo đã trải rộng khắp nơi trên thế giới. Tại Afganistan, quyền ưu
thắng của đàn ông gần như tuyệt đối vì luật pháp cho phép đàn ông đánh đập đàn
bà công khai trên đường phố trong khi tại Thổ Nhĩ Kỳ quyền bình đẳng nam nữ đã
được luật pháp tôn trọng.
2. Ngôn ngữ Arabic và các chuyển ngữ chính thức trong đạo
Hồi.
Các kinh sách quan trọng
nhất của đạo Hồi là Kinh Thánh Koran, các sách giáo lý Sunna, Hadiths và sách
luật Sharia đều được viết bằng tiếng Arabic. Do đó, ngôn ngữ Arabic được coi là
ngôn ngữ chính của đạo Hồi. Các học giả nghiên cứu đạo Hồi và các sinh viên
thần học Hồi Giáo (thuộc mọi chủng tộc) đều phải học tiếng Arabic để nghiên cứu
các kinh sách nguyên bản. Còn lại tuyệt đại đa số các tín đồ Hồi Giáo đều không
biết tiếng Arabic nên phải dùng các chuyển ngữ. Trong thế giới Hồi Giáo có 4
nhóm chuyển ngữ:
1) Tiếng URDU là chuyển
ngữ chung cho các tín đồ Hồi Giáo thuộc các nước Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan .
2) Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là
chuyển ngữ cho các nước Trung Á như Kazakstan, Uzebeikistan, Afganistan...
3) Tiếng Farsi là chuyển
ngữ chung cho các nước Cận Đông như Iran ,
Iraq , Syria ...
4) Các nước khác dùng ngôn
ngữ riêng của mình.
3. Ngày lễ chính trong
tuần.-
Ki Tô Giáo chọn ngày Chủ
Nhật làm ngày lễ chính trong tuần, Do Thái Giáo chọn ngày thứ Bảy (Sabath)
trong khi Hồi Giáo chọn ngày lễ chính trong tuần là ngày thứ Sáu. Cứ đến ngày
thứ Sáu, các đền thờ Hồi Giáo đông nghẹt người. Tại thủ đô Ai Cập có nhiều đền
thờ không đủ sức chứa số lượng tín đồ quá đông đến nỗi cảnh sát phải chặn xe cộ
trên đường phố, trải chiếu trên lề đường và trên cả đường phố để các tín đồ có
chỗ đứng xếp hàng cầu nguyện. Sau khi cuộc cầu nguyện chấm dứt, cảnh sát ra
hiệu cho những dòng xe cộ bắt đầu chuyển bánh đi tiếp!
4. Đền thờ Hồi Giáo.
4. Đền thờ Hồi Giáo.
Đền thờ Hồi Giáo không
phải là nơi để các tu sĩ hành lễ như nhà thờ Công Giáo hoặc các chùa Phật Giáo.
Đền thờ Hồi Giáo chỉ là nơi họp mặt của các tín đồ để cầu nguyện tập thể mà
thôi. Hồi Giáo không có tu sĩ vì họ quan niệm ai cũng có thể nói chuyện trực
tiếp với Thiên Chúa nên không cần qua trung gian của bất cứ người nào khác. Hơn
nữa, khác với Công Giáo, Hồi Giáo không có một "phép bí tích" nào nên
không cần một thứ chức thánh nào (linh mục, giám mục, hồng y...). Hồi Giáo có
nhiều thánh địa nhưng không có giáo đô nên không cần có giáo hoàng.
Hồi Giáo tối kỵ việc thờ ảnh tượng của Chúa và các Thánh nên bên trong và bên ngoài đền thờ luôn luôn trống trơn, không có một hình tượng nào cả. Đền thờ Hồi Giáo cũng tương tự như đền thờ Do Thái Giáo (Sinagogue), cả hai đều được định nghĩa là nơi họp mặt với nhiều dụng đích. (Mosque: Meeting place for general use of the community). Ngoài việc được dùng làm nơi hội họp, đền thờ còn có thể được dùng làm trường học, bệnh viện hoặc nơi tạm trú cho những người tỵ nạn hoặc nạn nhân trong các vụ thiên tai v.v... Đền thờ Hồi Giáo Al-Azhar ở Cairo, thủ đô Ai Cập, từng nổi tiếng là một đền thờ đồ sộ và tráng lệ đã trở thành trường Đại Học đầu tiên của nhân loại vào cuối thế kỷ 10. Tới nay đã trên một ngàn năm, trường đại học này vẫn còn đang tiếp tục hoạt động.
Tất cả các đền thờ Hồi Giáo trên khắp thế giới dù lớn hay nhỏ và dù ở bất cứ nơi nào cũng phải hội đủ các tiêu chuẩn sau đây:
Hồi Giáo tối kỵ việc thờ ảnh tượng của Chúa và các Thánh nên bên trong và bên ngoài đền thờ luôn luôn trống trơn, không có một hình tượng nào cả. Đền thờ Hồi Giáo cũng tương tự như đền thờ Do Thái Giáo (Sinagogue), cả hai đều được định nghĩa là nơi họp mặt với nhiều dụng đích. (Mosque: Meeting place for general use of the community). Ngoài việc được dùng làm nơi hội họp, đền thờ còn có thể được dùng làm trường học, bệnh viện hoặc nơi tạm trú cho những người tỵ nạn hoặc nạn nhân trong các vụ thiên tai v.v... Đền thờ Hồi Giáo Al-Azhar ở Cairo, thủ đô Ai Cập, từng nổi tiếng là một đền thờ đồ sộ và tráng lệ đã trở thành trường Đại Học đầu tiên của nhân loại vào cuối thế kỷ 10. Tới nay đã trên một ngàn năm, trường đại học này vẫn còn đang tiếp tục hoạt động.
Tất cả các đền thờ Hồi Giáo trên khắp thế giới dù lớn hay nhỏ và dù ở bất cứ nơi nào cũng phải hội đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a. Phải có chỗ rửa mặt và
tay chân sạch sẽ trước khi cầu nguyện.
b. Bên trong nhà thờ phải
trống trải để các tín đồ có chỗ xếp hàng cầu nguyện.
c. Mọi đền thờ phải có một
cái hốc khoét sâu vào tường (a niche) để định hướng cho mọi người quay mặt về thánh
địa Mecca khi
cầu nguyện, vì tại đó có nhà của Chúa, tức đền thờ Ka'ba (House of God).
d. Mỗi nhà thờ phải có một
bục cao để IMAM giảng kinh vào ngày thứ Sáu hàng tuần.
e. Không được trang trí
tường bằng tranh ảnh. Chỉ có thể trang trí bằng các hình kỷ hà học hoặc bằng
nghệ thuật viết chữ Ả Rập (Calligraphy) hoặc bằng các hình vẽ nghệ thuật của
hình học (geometrical decorations).
5. Huy Hiệu Hồi Giáo.
-Thường thường, mỗi tôn
giáo đều có một huy hiệu riêng để làm biểu tượng cho tôn giáo của mình. Chẳng
hạn như hình ngôi sao 6 cánh (ngôi sao Đavít) là biểu tượng của đạo Ki Tô, hình
con mắt là biểu tượng của đạo Cao Đài v.v
Huy hiệu của đạo Hồi là
một vành trăng lưỡi liềm, bên trong có hình ngôi sao năm cánh. Tiếng Ả Rập gọi
huy hiệu này là HILAL. ?
Vành trăng lưỡi liềm tượng
trưng cho Âm Lịch Hồi Giáo. Ngôi sao là biểu tượng cho sự tuân theo ý Chúa vì
kinh Koran đã dạy rằng: "Thiên Chúa đã dựng nên các vì sao để hướng dẫn
con người tới cùng đích" (Allah created the stars to guide people to
destination).Mecca – 1850
6. Muezzin.
Mỗi một đền thờ Hồi Giáo
có một người được chỉ định làm nhiệm vụ leo lên tháp cao mỗi ngày 5 lần để kêu
gọi các tín đồ cầu nguyện. Tiếng Ả Rập gọi người đó là Muezzin. Ngày nay, người
ta mắc loa phóng thanh trên tháp cao để kêu gọi tín đồ chứ không dùng Muezzin
như xưa. Tuy nhiên, lời kêu gọi từ xưa đến nay không thay đổi: "Thiên Chúa
là đấng vĩ đại vô cùng. Tôi tin không có Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Tôi
tin Muhammad là thiên sứ của Ngài. Hãy đến cầu nguyện, hãy đến để nhận ơn cứu
chuộc. Thiên Chúa Allah vĩ đại vô cùng. Không có Thiên Chúa nào ngoài
Allah" (God is most great. I bear the witness that there is no God but
Allah.Hasten to prayer. Hasten to salvation. Allah is most great, there is no
God but Allah).
7. Lời cầu nguyện thần chú (The Invocation)
Tiếng Ả Rập BASIMALA có
nghĩa là lời cầu nguyện đặc biệt có tích cách tiên quyết và bắt buộc đối với
mọi tín đồ Hồi Giáo trong suốt cuộc đời. Có thể coi đây là một câu "thần
chú" mà các tín đồ Hồi Giáo thường tự động buột miệng cầu nguyện mỗi khi
bắt đầu làm một công việc gì, chẳng hạn như lúc mở đầu cuộc họp, khi leo lên xe
bus, lúc bắt đầu lớp học, trước mỗi bữa ăn hay trước khi đi ngủ... Trong tất cả
các sách của các tác giả Hồi Giáo, câu thần chú này phải được in ở trang đầu
của cuốn sách. Câu thần chú như sau: "Nhân danh Thiên Chúa đầy lòng thương
xót và nhân từ vô cùng. Chúng con ngợi khen Chúa là chúa tể vũ trụ và sự bình
an. Chúng con dâng lời cầu nguyện Chúa cùng với đấng tiên tri và thiên sứ cuối
cùng của Chúa". (In the name of God, the Compassionate, the Merciful.
Praise be to Allah, Lord of the Universe and Peace. Prayers be upon his final
prophet and messenger).
8. Lịch Hồi Giáo.-
Do Thái và các dân tộc Ả
Rập từ ngàn xưa vẫn quen dùng Âm Lịch. Tuy nhiên, người Ả Rập Hồi Giáo chính
thức mở đầu một kỷ nguyên mới của Âm Lịch Hồi Giáo từ năm 622 (sau Công Nguyên)
là năm Muhammad và cộng đồng Hồi Giáo từ Mecca di cư về ốc đảo Medina. Mỗi một
vòng của mặt trăng xoay quanh trái đất là một tháng, 12 vòng là một năm, tổng
cộng 354 ngày. So với năm dương lịch, mỗi năm của Âm Lịch Hồi Giáo thiếu hụt 11
ngày (365-354 = 11 ngày). Điều khác biệt của Âm lịch Hồi Giáo là không có tháng
nhuận (4 năm một lần) như Âm Lịch của người Trung Hoa. Do đó, sự thiếu hụt giữa
Lịch Hồi Giáo và Dương lịch cứ bị tích lũy mỗi ngày một lớn. Đến nay, sự sai
biệt giữa Âm Lịch Hồi Giáo và Dương Lịch là 42 năm.
Lấy thí dụ điển hình: Năm 2000 Dương Lịch là năm 1420 của Âm Lịch Hồi Giáo. Năm bắt đầu kỷ nguyên Âm Lịch Hồi Giáo là năm 622 AD. Nếu tính theo Dương Lịch thì năm 2000 phải là năm 1378 của Hồi Giáo, nhưng vì năm Âm Lịch Hồi Giáo chỉ có 354 ngày nên số năm của Âm Lịch Hồi Giáo đã bị dư ra 42 năm (1420-1378=42).
Lấy thí dụ điển hình: Năm 2000 Dương Lịch là năm 1420 của Âm Lịch Hồi Giáo. Năm bắt đầu kỷ nguyên Âm Lịch Hồi Giáo là năm 622 AD. Nếu tính theo Dương Lịch thì năm 2000 phải là năm 1378 của Hồi Giáo, nhưng vì năm Âm Lịch Hồi Giáo chỉ có 354 ngày nên số năm của Âm Lịch Hồi Giáo đã bị dư ra 42 năm (1420-1378=42).
9. Hôn lễ Hồi Giáo.
Tại các vùng thôn quê Hồi
Giáo, việc hôn nhân của con cái hầu như đều do cha mẹ quyết định. Tại thành thị
và trong giới học thức, các thanh niên nam nữ thường hẹn hò nhau một cách kín
đáo tại nhà riêng. Nói chung, tại các nước Hồi Giáo hầu như không có cảnh trai
gái tình tự công khai trên đường phố hay tại công viên. Tuyệt đại các tín đồ
Hồi Giáo quan niệm hôn nhân là sự liên kết giữa hai gia đình hơn là sự kết hợp
của hai cá nhân. Do đó, lễ cưới được coi là một sinh hoạt đặc biệt của cộng
đồng (làng, bộ lạc...) nên mọi người trong cộng đồng đều được mời đến nhà chú
rễ ăn một bữa tiệc vui. Trong tiệc cưới, nam nữ phải ngồi riêng.
Trong đạo Công Giáo, hôn
lễ được coi là một phép bí tích nên hôn lễ phải được cử hành tại nhà thờ và do
một linh mục chủ lễ. Trái lại, đạo Hồi không có phép bí tích nên không có một
nghi lễ tôn giáo nào dành cho hôn nhân. Các lễ cưới đều diễn ra tại nhà riêng
một cách đơn giản trong im lặng.
10. Tang lễ Hồi Giáo.
Trong đạo Hồi, không có
một nghi lễ tôn giáo nào cho việc mai táng người chết. Các xác chết không được
đưa đến nhà thờ, chỉ cần người nhà tắm rửa xác chết sạch sẽ, bọc xác bằng vải
trắng, cho vào hòm đem chôn. Luật Hồi Giáo cấm thiêu xác chết vì họ tin rằng
xác loài người sẽ sống lại trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng. Thân nhân người chết
phải tự chế cảm xúc, không được gào thét quá đáng vì làm như vậy là không tin
vào lòng nhân từ vô cùng của Thiên Chúa và không tin xác loài người sẽ sống
lại. Sự chết chỉ là tạm thời, sự sống mới là vĩnh cửu!Khi đặt người chết xuống
huyệt, phải quay đầu người chết về hướng Thánh địa Mecca .
11. Chuỗi hạt Subha.
Allah là Thiên Chúa Duy
Nhất (Allah is The Unity God) nhưng Muhammad đã ca ngợi Allah bằng 99 tên khác
nhau trong kinh Koran: Đấng Hằng Sống (The Everliving) Đấng Tự Hữu (The
Self-Subisting), Đấng Tối Cao (The Most High) Đấng Thông Biết Mọi Sự (The
All-Knowing), Đấng Toàn Năng (The Almighty), Đấng Tạo Hóa (The Creator), Đấng
Lòng Lành Vô Cùng (The Merciful, The Compassionate) Đấng Nhìn Thấy Mọi Sự
(All-Seeing Deity) Đấng Biết Mọi Sự Hữu Hình và Vô Hình (The Knower of The Seen
and Unseen) v.v...
Các tín đồ Hồi Giáo phải
học thuộc 99 tên của Thiên Chúa. Để giúp tín đồ đếm đủ 99 tên này, giáo phái
Sufis đã sáng chế ra chuỗi hạt SUBHA vào thế kỷ 14. Chuỗi hạt này tương tự như
chuỗi hạt Mân Côi (Rosary Beads) của Công Giáo. Chuỗi hạt của Công Giáo có 50
hạt, chuỗi hạt của Subha chỉ có 33 hạt mà thôi. Tuy nhiên, mỗi khi lần hạt
Bubha, các tín đồ phải lần hạt liên tiếp 3 lần cho đủ 99 tên của Thiên Chúa
(33x3=99).
12. Chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống của các tín
đồ Hồi Giáo đã được qui định một cách chặt chẽ trong kinh Koran:
- Tuyệt đối cấm uống rượu,
dù là rượu nhẹ. Ngay cả trong trường hợp bị bệnh cũng không được uống thuốc có
pha rượu. Do luật cấm nghiêm ngặt này nên hầu hết các tiệm bán rượu của người
ngoại quốc trong các nước Hồi Giáo thường bị các tín đồ cực đoan đốt phá bình
địa.
- Tuyệt đối cấm ăn thịt
heo.
- Cấm ăn huyết của mọi
sinh vật.
- Cấm ăn thịt các súc vật
đã chết một cách tự nhiên.
- Các tín đồ chỉ được ăn
thịt được sản xuất theo đúng luật Hồi Giáo gọi là HALAL MEAT: Người giết súc
vật phải giết nó khi còn đang sống và khi giết nó phải cầu nguyện nhân danh
Chúa. Sau khi xẻ thịt súc vật phải rửa thịt cho sạch máu.Tại Mỹ và Canada ,
các tiệm bán thịt theo luật Hồi Giáo đều có treo bảng với hàng chữ HALAL Meat.
13. Đặt tên cho con.
Các tín đồ Hồi Giáo trên
khắp thế giới thường đặt tên con bằng tên của giáo chủ Muhammad, các vị vua
(Caliphs) kế vị Muhammad như Abu, Umar, Uthman và Ali, các cháu ngoại của
Muhammad là Hasan và Husayn hoặc bằng các tên ghép với tên Allah của Thiên Chúa
như: Abdallah (tôi tớ của Thiên Chúa/Servant of God) Abdul-Rahman (Tôi tớ của
Đấng Nhân Lành vô cùng/Servant of the All-Merciful). Các cô con gái thường được
cha mẹ đặt theo tên các bà vợ nổi tiếng của Muhammad như Khadija, Aisha hoặc
tên con gái của Muhammad là Fatima .
14. Thiên đàng nhục dục của kinh Kroan và tinh thần tử đạo của thanh niên Hồi Giáo
14. Thiên đàng nhục dục của kinh Kroan và tinh thần tử đạo của thanh niên Hồi Giáo
Không có một tôn giáo nào
mô tả Thiên Đàng là một khu vườn với những lạc thú vật chất và nhất là những
lạc thú nhục dục tuyệt đỉnh với những cô gái trinh đẹp tuyệt vời và trẻ mãi không
già... như trong kinh Koran. Người ta gọi Thiên Đàng của Hồi Giáo là Thiên Đàng
của lạc thú (The Paradise of Delights) hoặc Thiên Đàng của Kinh Koran (The
Koranic Paradise).Kinh Koran (47:15) cho biết trên thiên đàng có những con sông
với những dòng nước nguyên chất (rivers of purest water) những con sông sữa
tươi không bao giờ hư (rivers of milk for ever fresh) và những con sông mật ong
trong sạch nhất (rivers of clearest honey). Chương 56:16-39 mô tả thiên đàng là
những khu vườn lạc thú (garden of delights) và mọi người lên thiên đàng đều trở
thành những thanh niên trẻ mãi không già (Immortal Youth). Điều đặc biệt nhất
là trên thiên đàng Hồi Giáo có các cô gái trinh đẹp tuyệt vời với những cặp mắt
đen huyền vô cùng quyến rũ (the dark-eye houris).Thiên Chúa Allah đã phán rằng:
"Ta đã tạo ra các cô trinh nữ tuyệt vời đó, giữ cho họ mãi mãi trinh trắng
với tình yêu nồng nàn để làm phần thưởng cho những ai làm việc phải" (We
created the hourist and made them virgins, loving compassion, a reward for
those on the right hand - Koran: surah 56).Hầu hết các thanh niên Hồi Giáo
cuồng tín đều ước mơ sớm được lên thiên đàng lạc thú. Con đường ngắn nhất và
bảo đảm nhất để họ đạt được mục đích này là sẵn sàng tử đạo trong các cuộc
thánh chiến (Jihad). Kinh Koran hứa rằng: "Những ai bị giết vì Chúa đều
được vào thiên đàng lạc thú" (As for those who are slain in the cause of
God, He will admit them to the Paradise of Delight). "Đừng bao giờ nghĩ
rằng những người bị giết vì Chúa sẽ chết. Họ sẽ sống mãi, không có gì phải sợ
hãi hoặc hối hận, hãy vui hưởng các hồng ân của Chúa. Chúa không bao giờ từ
chối phần thưởng dành cho các tín đồ của Ngài" (Never think that those who
were slain in the cause of God are dead. They are alive and well provided for
by the Lord. Have nothing to fear or to regret, rejoicing in God's grace. God
will not deny the faithful their reward - Koran 3:169).
Tên khủng bố Atta là phi công chủ chốt lái máy bay lao vào tòa cao ốc ở New York ngày 11-9-2001 đã tắm rửa sạch sẽ và nai nịt hạ bộ của y cẩn thận trước khi thi hành công tác khủng bố này. Y đã chuẩn bị sẵn sàng để đi vào thiên đàng lạc thú với những người đẹp muôn đời của y.
Tên khủng bố Atta là phi công chủ chốt lái máy bay lao vào tòa cao ốc ở New York ngày 11-9-2001 đã tắm rửa sạch sẽ và nai nịt hạ bộ của y cẩn thận trước khi thi hành công tác khủng bố này. Y đã chuẩn bị sẵn sàng để đi vào thiên đàng lạc thú với những người đẹp muôn đời của y.
15. Những ngày lễ hội quan trọng nhất trong năm.
a. Lễ hội chấm dứt mùa
chay Ramadan (The end of Ramadan).
Mùa chay kham khổ của các
tín đồ Hồi Giáo trên toàn cầu kéo dài ròng rã suốt tháng 9 Âm lịch. Ngày 1
tháng 10 Âm lịch Hồi Giáo là ngày vui nhất trong năm của người Hồi Giáo, cũng
tương tự như tết Nguyên Đán của người Trung Hoa và Việt Nam.
b. Lễ Mừng Sinh Nhật của
giáo chủ Muhammad (Mawlid). Giáo phái Sunni (chiếm 80% tổng số tín đồ) mừng
sinh nhật của Muhammad vào ngày 12 tháng 3 Âm lịch, giáo phái Shiite (chiếm
12%) mừng sinh nhật vào ngày 17-3 Âm lịch Hồi Giáo, tức sau 5 ngày. Các quốc
gia công nhận đạo Hồi là quốc giáo coi ngày lễ này như ngày quốc khánh, khắp
nơi trong cả nước tưng bừng treo cờ, kết hoa và chăng đèn tương tự như Lễ Noel
tại các nước Ki Tô Giáo Tây Phương.
c. Lễ Mừng Muhammad lên
trời (Miraj). Giáo phái Sufis tin rằng Muhammad đã lên trời cả hồn và xác như
Jesus. Lễ Miraj cũng tương tự như Lễ Thăng Thiên (Ascension) của Ki Tô Giáo. Cả
hai vị giáo chủ nầy đều được tin rằng đã lên trời tại Jerussalem. Jesus đã tự
mình bay lên trời, còn Muhammad được thiên thần Gabriel trao cho một con ngựa
thần có cánh (Buraq) chở ông bay về trời. Giáo phái Sufis Thổ Nhĩ Kỳ thường tổ
chức các cuộc hòa nhạc kích động và các cuộc khiêu vũ tưng bừng để mừng lễ này.
d. Lễ hội Ashura kích động
hận thù của giáo phái Shiite.- Vào ngày 10 tháng Giêng năm 680, cháu ngoại của
Muhammad là Husayn (con trai của Ali và Fatima )
bị triều đại Ummayad (theo giáo phái Sunni) sát hại. Giáo phái Shiite chọn ngày
này làm lễ kỷ niệm gọi là Ashura, tương tự như Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good
Friday) của Ki Tô Giáo.
Đây là ngày kỷ niệm mang
đầy kịch tính nhằm gây xúc động tột độ nơi các tín đồ. Ở khắp nơi diễn ra những
cảnh tượng quân Ummayads hành hạ Husayn và cuối cùng Husayn bị chém đầu . Các
tín đồ khóc sướt mướt, đồng thời la hét nguyền rủa quân Ummayads. Buổi lễ được
kết thúc bằng một đám rước khổng lồ với chiếc đầu giả của Husayn. Lễ Hội Ashura
gây xúc động nhiều nhất là ở Iran
và Ấn Độ (New Delhi ).
Iraq
có 60% tín đồ theo giáo phái Shiite nhưng bị Saddam Hussein theo giáo phái
Sunni đàn áp. Từ 1979, chế độ Saddam đã sát hại nhiều trăm ngàn tín đồ Shiite
cực đoan theo báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Houston Chronicle,
Sunday May 18-2003, page 23A).
Nguồn
gốc
Đối với người ngoài, đạo Hồi giáo ra
đời vào thế kỷ thứ 7 tại bán
đảo Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad
nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael .
Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất
(tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên
Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên
Kinh
Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael
Điều đầu tiên chúng ta nên biết và
hiểu rõ về Islam là từ “Islam” có nghĩa là gì. Tên Islam không được đặt theo
tên người như trong trường hợp Cơ đốc giáo, được đặt tên theo Giê-su, Phật giáo
được đặt tên theo Đức phật Gotama, đạo Khổng được đặt tên theo Khổng Tử, và chủ
nghĩa Mác được đặt tên theo Các Mác.
Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến
sự ra đời của hồi giáo
Hồi giáo (tôn giáo của tộc
người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam (theo tiếng Ảrập
nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ
thứ VII. Ảrập Xêut là quê hương của Hồi giáo. Hồi giáo ra đời do hàng loạt
nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ
công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung cận
Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong
kiến thần quyền do đó cần một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa
thần tồn tại ở đó từ trước.
Sự ra đời và phát triển
của Hồi giáo
Sự ra đời của Hồi giáo gắn
liền với tên tuổi một người nổi tiếng là giáo chủ Mohammed (Mahomet). Mâohammed
(570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca .
Tục truyền rằng khi
Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào trong một hang nhỏ ớ núi Xira,
ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng. Trong một đêm thánh Allah
(Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên
“khải thị” cho ông chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh”
và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu truyền
đạo. Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và họ trở
thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng
mở rọâng tới quần chúng ở Mecca
nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau
đổi thành Madinah – Thành phố tiên tri). Ơû đây ông phát động và tổ chức quần
chúng đấu tranh và cuộc cách mạng của ông giành được thắng lợi. Sau đó ông tổ
chức vũ trang cho các tín đồ (Muslim) và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và
đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca.
Cùng với việc mở rộng phạm
vi truyền đạo Mohamet còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các
thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo. Có thể nói cuộc cách mạng do
Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với
nhau. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới thống nhất trên
bán đảo Ảrập.
Hiện nay trên thế giới có
khoảng 900 triệu tín đồ Hồi giáo có mặt ở hơn 50 quốc gia trên khắp các châu
lục nhưng tập trung chủ yếu ở các nước Ảrập (trừ Li băng và Ixraen) và chiếm
đại đa số ở các nước như Iran, Irắc, Pakistan, Apganistan, Thổ Nhĩ Kỳ… và một
số nước vùng Trung Á và cả ở Đông nam Á (chủ yếu ở Inđonesia). Một số quốc gia
tự coi mình là quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên Hồi giáo ở các quốc gia khác nhau
nên đã phân chia thành các hệ phái khác nhau nhưng về cơ bản không đối lập
nhau.
2. Nội dung cơ bản của Hồi
giáo
Giáo lý
Tuy cùng một hệ thống nhất
thần của các
tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh
hưởng tư tưởng của Cơ đốc giáo và Do Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã
thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước). Không như những tôn giáo bạn, đạo
Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an,
gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là
một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.
Người Hồi giáo tin tưởng
các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam
đến Jesus xuyên qua Noah,
Abraham,
Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ
không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên
Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh
lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.
·
Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến,
nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là
một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo
thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Qur'an đã phán:
Allah là Đấng Tạo Thiên
Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính
Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật." (trích 6:101)
·
Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi
của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ
Allah.
Sự khác nhau giữa Cựu Ước,
Tân Ước và Thiên Kinh Qur'an trên quan điểm Đấng Toàn Năng như sau:
Cựu Ước:Thiên Chúa sáng tạo con người theo
hình ảnh mình.
Tân Ước:Ta và Cha ta là một.
Thiên
Kinh Qu'ran:Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi.
Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với
Ngài.
Đạo Hồi không có Mười Điều
Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:
1.
Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
2.
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3.
Tôn trọng quyền của người khác.
4.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5.
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
6.
Cấm ngoại tình.
7.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10.
Hãy khiêm tốn
(*) Trường hợp đặc biệt
được phép giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc
chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo.
Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân
đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân
để trừ hại cho dân lành.
Ngoài ra tín đồ Hồi giáo
có một số luật lệ:
·
Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca,
nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo
cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt
hành hương.
·
Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt
tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
·
Nghiêm cấm uống rượu
và các thức uống lên men.
·
Nghiêm cấm cờ bạc.
·
Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi
cưới hỏi.
·
Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ
theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì
ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
·
Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan
để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh
sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm
thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng
không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ
em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
·
Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi
giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của
Allah Đấng Toàn Năng
Năm điều căn bản của đạo
Hồi:
1.
Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa
Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là
thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là
vị sứ giả cuối cùng của Ngài
2.
Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi
hoàng hôn và tối.
3.
Bố thí.
4.
Nhịn chay tháng Ramadan.
5.
Hành hương tại Mecca .
Trên phương diện khoa học
nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền
tảng có sẵn của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Hồi giáo
là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ. (thật ra đạo Islam
không dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo như đã
nêu, và việc gọi đạo Islam theo cái tên đạo Muhammad là hoàn toàn sai bởi vì
Thiên Sứ Muhammad không phải là người sáng lập Người chỉ là người được Allah
lựa chọn ban cho lời mặc khải của Ngài rồi truyền đạt lại cho người khác.)
Tuy nhiên, với những tín
đồ Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng Đế tạo ra,
và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt;
còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người "thuật nhi bất tác", thuật
lại cho mọi người những mặc khải của Thượng Đế mà thôi. Trong quan niệm của các
tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Muhammad. Với họ, con người đầu tiên do
Thượng Đế tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và ngay từ thuở hồng
hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người
mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Sở dĩ Adam và
loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng Đế cai quản các loài thảo cầm ở
nhân gian. Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế tự do ý chí nên vấn đề nảy
sinh từ đây. Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời
bỏ Thượng Đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên và cũng là
Thiên Sứ đầu tiên, lìa trần, con cháu ông, không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu
vào con đường tối. Do thế mà Thượng Đế lại phải gửi xuống nhân gian những vị
Thiên Sứ mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước
Muhammad, đã có hằng trăm ngàn Thiên Sứ giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó
có Noah, Abraham (Ibrohim), Moses (Musa), David (Dawud) và Jesus (Ysa)... Tuy
nhiên, một là do loài người u mê chưa tỉnh ngộ, hai là do sự ngoan cố, tự cao,
tự đại của con người, mà chính đạo vẫn bị bóp méo như thường. Rốt cuộc, đến thế
kỷ thứ 7, Thượng Đế khải thị cho Muhammad, và biến ông trở thành vị Thiên Sứ
hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những Thiên Sứ tiền nhiệm. Do đó mà đạo của
Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia.
Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Muhammad
đều là kẻ tà giáo. Như đã thấy ở trên, Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái
Giáo, và Jesus Christ (Ysa) cử xuống cho Cơ Đốc Giáo, đều có vị trí Thiên Sứ
trong Hồi giáo. Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một.
Nói về Hồi giáo, chúng ta vẫn thường hay nhắc Thánh Allah, nhưng gọi như thế là
sai, vì Allah trong tiếng Arab mang nghĩa là Thượng Đế. (Những tín đố Cơ Đốc
người Arab khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah). Thượng Đế dĩ nhiên
phải cao hơn Thánh và là duy nhất, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn
không có khái niệm Thánh. Người Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo cũng được tín
đồ Hồi Giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The
Book). Kinh Thánh Cơ Đốc cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta
coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Koran.
Giáo lý của Hồi giáo
Đặc điểm giáo lý của Hồi
giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức tạp và nghiêm khắc thậm
chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành
một chuẩn mực pháp lý của xã hội. Trong Hồi giáo khó thấy ranh giới giữa cái
thiêng và cái tục.
Giáo lý cơ bản của Hồi
giáo là Kinh Coran (Coran theo nguyên nghĩa tiếng Ảrập là “tụng đọc”) vì đó là
những lời nói của Môhamet được ghi lại và những lời này do thánh Allah thông
qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho Mohammed. Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển,
114 chương hơn 6200 tiết (là những đoạn thơ). Nội dung Kinh Coran vô cùng phong
phú đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi và
những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những
chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức… Giáo lý Hồi giáo gồm
các điểm cơ bản sau:
+ Allah là đấng tối cao
sinh ra trời đất.
+ Allah là đấng tối cao
sinh ra muôn loài trong đó có con người.
+ Con người là bình đẳng
trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau giữa những con người
.
+ Số phận con người có
tính định mệnh và do Allah sắp đặt.
+ Tín đồ Hồi giáo phải
luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì phải kiên nhẫn chịu đựng,
phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của
Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến.
+ Về y lý: khuyên bảo con
người phải giữ gìn sức khỏe.
+ Những lời khuyên về đạo
lý:
·
Tôn thờ thần cao nhất là Allah.
·
Sống nhân từ độ lượng.
·
Thưởng phạt công minh, trừng phạt chủ yếu đối với kẻ thù.
·
Thánh chiến là thiêng liêng và bắt buộc.
·
Kiên định và nhẫn nại trong mọi thử thách.
·
Tin vào định mệnh và sự công minh của Allah.
·
Cấm một số thức ăn: thịt heo, rượu bia và các chất có men.
(Heo là con vật gắn với khởi nguyên: phát triển là nhờ chăn nuôi).
·
Trung thực.
·
Không tham của trộm cắp
·
Làm lễ và tuân thủ các nghi lễ Hồi giáo.
Tín ngưỡng Hồi giáo
Xét về niềm tin, tín đồ
Hồi giáo tin vào Alah, sứ giả Mohammed, thiên sứ, thiên kinh, hậu thế.
- Tin vào Alah: Đây là một
nội dung quan trọng của tín điều cơ bản. Theo Hồi giáo, Alah là vị thần duy
nhất trong vũ trụ, tự sinh ra và bất tử. Alah sáng tạo thế giới, và là chúa tể.
Hồi giáo không thờ ảnh tượng của Alah vì họ quan niệm Alah toả khắp nơi, không
một hình tượng nào đủ để thể hiện Alah.
- Tin vào sứ giả Mohammed:
Giáo lý Hồi giáo cho rằng Allah từng cử nhiều sứ giả đến các dân tộc khác nhau
trong những thời kỳ nhất định để truyền đạt ngôn luận của Allah cho con người.
Có đến 5 sứ giả. Trong đó Mohammed là sứ giả cuối cùng mà Allah chọn lựa. Đây
cũng là sứ giả xuất sắc nhất. Chỉ có Mohammed là được nhận những ngôn luận của
Allah một cách đầy đủ nhất.
- Tin Thiên kinh: Allah
từng trao thiên kinh cho các sứ giả trước Mohammedû, mỗi người một bộ. Nhưng
những bộ ấy không đầy đủ, bị thất lạc hoặc bị người đời sau giải thích sai
lệch. Chỉ có bộ thiên kinh mà Allah truyền cho Mohammed là bộ kinh điển cuối
cùng nhưng đầy đủ nhất. Đó là kinh Coran. Vì vậy, kinh Coran dưới mắt người Hồi
giáo làø bộ kinh điển thần thánh duy nhất.
- Tin vào Thiên sứ: Thiên
sứ do Allah tạo ra, là một loại linh hồn, vô hình trước con người, không có
tính thần. Mỗi thiên sứ có một nhiệm vụ. Trong Thiên sứ cũng có sự phân chia
cao thấp. Cao nhất là thiên sứ Gabrien. Con người không phải phủ phục trước
thiên sứ.
- Tin vào hậu thế: Sẽ có
ngày tận thế. Trong ngày ấy, mọi sinh linh sẽ kết thúc để rồi tất cả sống lại
nhận sự phán xét của Allah. Dựa vào hành vi của mỗi người mà Allah quyết định:
thiên đường dành cho người thiện, địa ngục là nơi của kẻ ác.
Nghĩa vụ Hồi giáo
Hệ thống nghĩa vụ của tín
đồ Hồi giáo rất rộng và chi tiết, dựa trên cơ sở kinh Coran và sách Thánh huấn.
Các tín đồ có 5 nghĩa vụ
chủ yếu. Đó là niệm, lễ, trai, khoá, triều. Đây là 5 trụ cột của Hồi giáo, tạo
nên sườn cốt cho đời sống của người Hồi giáo.
- Niệm: tín đồ phải thường
xuyên tụng niệm thành tiếng tín điều cơ bản (Vạn vật không phải là Chúa, chỉ có
Chân chúa; Mohammed là sứ giả của Chúa).
- Lễ: tức là lễ bái. Các
tín đồ mỗi ngày hành lễ 5 lần (sáng, trưa, chiều, tối, đêm). Thứ 6 hàng tuần
thì làm lễ tại thánh đường 1 lần vào buổi trưa. Trước khi làm lễ, tín đồ phải
rửa mặt, tay chân, quỳ xuống, hướng về đền Kabah để cầu nguyện.
- Trai: tức là trai giới.
Tháng 9 theo lịch Hồi là tháng trai giới của Hồi giáo. Trong tháng này mọi tín
đồ không ăn uống, quan hệ tính dục từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn,
trừ một số trường hợp đặc biệt. Kết thúc tháng này là lễ Phá bỏ sự nhịn đói,
các tín đồ sẽ cùng nhau cầu nguyện, sau đó tặng quà cho nhau, và bố thí.
- Khoá: các tín đồ có
nghĩa vụ đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Sự đóng góp đó có thể là tự
nguyện, nhưng cũng có khi là bắt buộc dựa vào tài sản của tín đồ (khoảng 1/40 tài
sản).
- Triều: Các tín đồ có
nghĩa vụ hành hương về Mecca
ít nhất 1 lần trong cuộc đời, để triều bái Kabah trong tháng 12 theo lịch Hồi
(hành hương Haji). Cuộc lễ triều bái kéo dài trong 10 ngày. Ngày cuối cùng tín
đồ sẽ hiến lễ là một con cừu hoặc lạc đà, hoặc một con vật có sừng. Triều bái Mecca trong dịp này là
chính triều. Còn phó triều thì diễn ra trong thời gian bất kỳ của năm và ít
nghi lễ hơn.
Ngoài ra, Hồi giáo còn có
nhiều quy định cụ thể về hành vi của tín đồ trong các mối quan hệ xã hội.
Tổ chức Hồi giáo
Thánh đường Hồi giáo là
nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các tín đồ. Thánh đường gồm có Đại
Thánh đường và Tiểu Thánh đường. Trong Thánh đường có bài trí đơn giản, không
bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền
thuyết là của giáo chủ Môhammet đã dùng nó để đi truyền đạo.
Hệ thống chức sắc gồm có
Giáo chủ (Mufty), phó giáo chủ (Naib Mufty), Giáo cả (Ha Kim), phó giáo cả
(Naib Ha Kim), Imân, Khatib, Tuan, Bilat, Slak, HaDji.
ĐIỂM LẠI VÀI NÉT VỀ XUNG ĐỘT GIỮA
PALEXTIN VỚI IXRAEN
Mối hiềm khích xung đột giữa người
Arập với người Do Thái có lịch sử lâu đời, phức tạp, xoay quanh vấn đề quan
trọng nhất : mảnh đất hiện nay người Ixraen ở có phải là của họ hay là của
người Arập Palextin ? Ngoài ra nó cũng liên quan đến tôn giáo, đến việc người
Do Thái bị người theo đạo Ki Tô ở nhiều nước hắt hủi, xua đuổi.
Cách đây 5000 năm, người Do Thái được
gọi là người Hêbrơ (Hebrew). Theo Kinh Thánh, khi bộ lạc này đang sống du mục
trên bán đảo Arập thì được Thượng Đế trao cho mảnh đất Canaan – phía Tây giáp
Địa Trung Hải, phía Đông giáp sông Gioocđan và Biển Chết, phía Bắc giáp dãy núi
Hecmôn biên giới với Libăng; phía Nam giáp bán đảo Sinai. Về sau xứ Canaan được gọi là Palextin; người Arập sống ở đây được
gọi là người Palextin. Vào khoảng giữa thiên niên kỷ III và II trước công
nguyên (tr. CN) người Do Thái đến Canaan định
cư. Năm 1710 tr. CN, do nạn đói, họ tạm lánh sang Ai Cập. Năm 1251 tr. CN họ
trở về Canaan lúc này đã bị người Philistin
chiếm. Hai bên đánh nhau, người Do Thái thắng và xây dựng vương quốc Do Thái ở Canaan . Tại đây có cả người Arập sống chung, nhưng người
Do Thái chiếm đa số trong suốt 1600 năm (1000 tr. CN - 636). Thời kỳ 1000 - 597
tr. CN, vương quốc Do Thái phát triển phồn vinh, tuy có những thời gian bị
người Asua, Babylon, Ba Tư, Hy Lạp, Ai Cập và La Mã xâm lược. Vương quốc thời
vua Solomon (1000 tr. CN) có địa giới như trong hình 1.
Năm 168 tr. CN, đế quốc La Mã chiếm
nước này trong 6 thế kỷ và đổi tên là Palextin Giuđêa (Judea Palestine) theo
cách gọi của người Philistin. Người Do Thái bắt đầu phân tán sống lưu vong ở
nhiều nước khác. Sau khi đạo Ki Tô ra đời, người Do Thái bị các tín đồ Ki Tô
giáo nhiều nơi hắt hủi xua đuổi, họ lại về Palextin định cư.
Năm 637, người Arập chiếm xứ
Palextin. Trong 1300 năm tiếp sau, tiếng Arập và đạo Islam (Hồi giáo) chiếm ưu
thế ở xứ này, nhưng người Do Thái vẫn tồn tại như một dân tộc thiểu số; quan hệ
giữa 2 dân tộc này không căng thẳng. Thời gian 1099-1291, xứ Palextin bị Thập
tự quân Ki Tô giáo chiếm; họ ngược đãi, tàn sát người Do Thái ở đây nhưng vấp
phải sự chống đối của người Arập và Do Thái. Năm 1291, người Mameluk theo đạo
Islam đánh đuổi Thập tự quân rồi cai trị Palextin. Từ năm 1517, xứ này bị đế
quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ cai trị trong 4 thế kỷ; người Do Thái tiếp tục bị
ngược đãi. Tuy vậy họ vẫn tiếp tục từ châu Âu, chủ yếu từ Nga, di cư về
Palextin. Thời gian 1880-1914 có 60 nghìn người Do Thái đến đây; họ mua đất của
người địa phương với giá cực cao để sống trên mảnh đất Kinh Thánh nói là của
họ. Năm 1909 họ xây dựng một thành phố mới là Tel Aviv. Năm 1914 ở Palextin có
500 nghìn người Arập và 90 nghìn người Do Thái.
Thời kỳ thuộc Anh (năm
1920)
Năm 1917, sau khi thắng cuộc chiến
tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, nước Anh chiếm vùng Trung Đông, trong đó có xứ Palextin.
Trong Tuyên ngôn Balfour, Anh hứa ủng hộ lập nhà nước của người Do Thái trên xứ
này; điều đó đã kích thích chủ nghĩa Phục quốc Do Thái (Zionism, đòi lập nhà
nước Do Thái) phát triển. Tổ chức Zionism đưa lên Hội nghị Hoà bình Pari (từ
tháng 1 đến 6.1919) bản đồ yêu cầu lãnh thổ của họ, nhưng bị bác bỏ. Năm 1920
Hội Quốc Liên thừa nhận Anh được quyền uỷ trị xứ Palextin. Người Do Thái khắp
nơi đẩy mạnh di cư về đây. Thời gian 1920-1925, Quỹ Dân tộc Do Thái chi 1 triệu
đồng bảng Ai Cập mua đất vùng thung lũng Jezreel để định cư. Năm 1928 xứ
Palextin có 590 nghìn người Arập và 150 nghìn người Do Thái.
Lo ngại trước dòng người Do Thái đến
ngày một tăng, từ năm 1920 người Arập ở Palextin bắt đầu tấn công họ; người Do
Thái tổ chức tự vệ. Cảnh sát Anh ngăn cấm hai bên đánh nhau, nhưng không thành
công, vì hai cộng đồng này sống xen kẽ nhau.
Sau năm 1917, người Do Thái ở châu Âu
ủng hộ cách mạng Nga, vì thế họ bị xua đuổi, tàn sát ngày một nhiều, nhất là
sau khi Hitle lên cầm quyền ở Đức (1933). Họ phải di cư sang các nước khác.
Chỉ trong 3 năm kể từ 1933, người Do
Thái ở Palextin đã tăng từ 230 nghìn lên 400 nghìn, bằng 1/3 số người Arập, và
đến năm 1940 đã gần bằng nhau, tuy người Do Thái có rất ít đất (xem hình 3).
Người Arập càng tăng cường tấn công người Do Thái và phá ruộng vườn nhà cửa của
họ. Cảnh sát Anh ngăn cấm và đàn áp các cuộc xung đột, nhưng bị người Arập đánh
trả.
Năm 1937, Chính phủ Anh kiến nghị
tách Palextin ra làm 2 nước, một của người Arập, một của người Do Thái, riêng
hành lang từ Jerusalem đến Jaffa sẽ do Anh kiểm soát. Người Do Thái miễn cưỡng
tán thành, người Arập phản đối đề nghị này. Xung đột leo thang; người Do Thái
kháng cự ngày càng mạnh và dần dần thắng thế.
Sở hữu Do Thái, năm 1947
Tháng 11.1947, Đại Hội đồng Liên Hợp
Quốc (LHQ) quyết định tách Palextin thành 2 nhà nước, một của người Arập, một
của người Do Thái, lập Liên minh Kinh tế 2 nước này, theo đó Jerusalem là khu
vực quốc tế và vẫn có một số khu định cư của người Do Thái nằm trong vùng đất
chia cho người Arập, nghĩa là vẫn sống xen kẽ nhau. Người Do Thái tán thành,
người Arập phản đối quyết định trên. Tháng 5.1948, quân đội Anh rút khỏi
Palextin.
Ngày 14.5.1948, nhà nước Ixraen của
người Do Thái tuyên bố thành lập. Quân đội Ai Cập, Gioocđani, Xyri và Libăng
lập tức tiến công Ixraen, nhưng vấp phải sự chống trả mạnh. Năm sau, Ixraen ký
hiệp định ngừng bắn riêng với các nước Arập; theo đó, Gioocđani chiếm phía Tây
sông Gioocđan, Ai Cập chiếm dải Gaza; không bên nào bảo đảm sự tự trị của người
Palextin. Thời gian 1951-1956, các nhóm khủng bố Palextin được các nước Arập
giúp đỡ ra sức tấn công Ixraen. Liên Xô tăng cường ảnh hưởng tại Trung Đông
bằng việc viện trợ quân sự cho các nước Arập. Mỹ cũng thay dần vai trò của Anh,
Pháp tại vùng này và viện trợ mạnh cho Ixraen. Tháng 10.1956, Ixraen xâm phạm
vùng Sinai của Ai Cập. Quân đội Anh, Pháp can thiệp giúp Ixraen. Ngày 6.11, LHQ
tổ chức ngừng bắn giữa hai bên dưới sự giám sát của Lực lượng Khẩn cấp LHQ.
Năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palextin
PLO ra đời với nòng cốt là lực lượng Phata của ông Arafat, nhằm đấu tranh chống
lại sự chiếm đóng của Ixraen. Trụ sở của PLO mới đầu đặt ở Gioocđani, nhưng sau
một cuộc nội chiến đẫm máu, PLO bị trục xuất, phải chuyển sang Libăng, rồi các
nước Arập khác. Năm 1974, LHQ công nhận PLO là đại diện của nhân dân Palextin.
Tháng 5.1967, theo yêu cầu của Ai
Cập, Lực lượng LHQ rút khỏi Sinai. Sau đó Ai Cập chiếm dải Gaza và phong toả cảng Akaba của Ixraen. Ngày
5.6.1967, Ixraen tiến hành cuộc “Chiến tranh 6 ngày”, chiếm dải Gaza, bán đảo
Sinai sát kênh đào Suez, khu Đông Jerusalem, cao nguyên Golan của Xyri và vùng
Bờ Tây sông Gioocđan. Cuộc chiến kết thúc ngày 10. 6 theo các thoả thuận ngừng
bắn do LHQ thu xếp. Ixraen chiếm được một vùng đất rộng của các nước đối địch.
Ngày 6.10.1973, Ai Cập và Xyri tấn
công Ixraen. Quân đội Ixraen phản công thắng lợi, vượt qua kênh Suez . Ngày 24.10, hai bên
ngừng bắn và Lực lượng Gìn giữ Hoà bình LHQ tiến vào khu vực này. Theo Hiệp
định ký ngày 18.1.1974, Ixraen rút quân ra khỏi bờ Tây kênh Suez . Tháng 11.1977, Tổng thống Ai Cập Sadat
thăm Jerusalem .
Ngày 26.3.1979, Ai Cập và Ixraen ký Hoà ước kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài
30 năm. Năm 1982, Ixraen trả lại bán đảo Sinai cho Ai Cập.
Để trả đũa các phần tử khủng bố người
Libăng, tháng 3.1978 Ixraen tấn công nước này. Về sau, tuy Ixraen có rút quân
ra khỏi Libăng nhưng vẫn giúp đỡ các lực lượng vũ trang Ki Tô giáo ở đây chống
lại các nhóm vũ trang đạo Ixlam.
Tháng 6.1981, máy bay Ixraen ném bom
phá huỷ Lò phản ứng nguyên tử của I-rắc ở gần Bátđa. Một năm sau, Ixraen lại
tiến vào Libăng, phá trụ sở của PLO, khiến PLO phải chuyển sang nước khác. Quân
Ixraen tiến vào Tây Beirut
sau khi Tổng thống mới bầu của Libăng là Bashir Gemayel bị ám sát ngày
4.9.1982. Năm 1988, PLO tuyên bố thành lập nhà nước Palextin độc lập trên Bờ
Tây sông Gioocđan và dải Gaza
(bị Ixraen chiếm từ 1967). Ixraen và Mỹ phản đối tuyên bố này. Người Palextin
nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Ixraen. Bạo lực lại leo thang.
Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh (đầu
1991), tháng 9.1993, PLO tuyên bố thừa nhận quyền tồn tại của Ixraen và Ixraen
thừa nhận PLO là đại diện của người Palextin. Ngày 13.9, hai bên ký thoả thuận
về quyền tự trị có hạn chế của người Palextin ở vùng Bờ Tây và dải Gaza . Ngày 25.7.1994,
Ixraen và Gioocđani ký tuyên bố chấm dứt chiến tranh 46 năm giữa 2 nước. Được
Tổng thống Mỹ Clinton đạo diễn, ngày 23.10.1998, lãnh tụ Palextin Arafat và Thủ
tướng Ixraen Netanyahu ký thoả thuận, theo đó, Ixraen đồng ý trả thêm đất Bờ
Tây cho Palextin theo chính sách “đổi đất lấy hoà bình”. Ngày 24.5.2000, Ixraen
rút quân khỏi Libăng. Tháng 6.2001, Sharon
(theo đường lối cứng rắn) làm Thủ tướng Ixraen. Người Palextin tăng cường đánh
bom tự sát giết dân thường Do Thái. Ixraen đánh trả bằng vũ khí hiện đại và bao
vây trụ sở làm việc của ông Arafat. Hai bên đều có thương vong, phía Palextin
chết nhiều hơn. Tháng 6.2003, Tổng thống Mỹ G.W.Bush gặp Sharon và Thủ tướng Palextin Abbas, đưa ra
sáng kiến “Lộ trình Hoà bình” khu vực Trung Đông, ủng hộ việc thành lập nước
Palextin độc lập. Tuy lãnh đạo hai bên thoả thuận ngừng bắn, nhưng các phần tử
quá khích của hai bên vẫn tiếp tục chiến đấu theo kiểu “hòn đất ném đi, hòn chì
ném lại”.
Sau khi ông Arafat qua đời, trong
cuộc bầu cử ngày 9.1.2005, ông Abbas theo đường lối ôn hoà lên lãnh đạo Cơ quan
Quyền lực cao nhất của Palextin. Dư luận thế giới hoan
nghênh kết quả này. Với cố gắng của ông Abbas, tình hình căng thẳng ở Trung
Đông đang giảm đi rõ rệt. Palextin và Ixraen bắt tay nhau. Hy vọng về nền hoà
bình lâu dài trên mảnh đất Palextin đang nhen lên mạnh hơn bao giờ hết, mối
hiềm khích lịch sử giữa 2 dân tộc Arập và Do Thái có vẻ như đang đi đến hồi
kết. Tuy vậy, quá trình này sẽ lâu dài và vô cùng gian nan, vì còn phụ thuộc
vào Mỹ và nhiều thế lực khác. Khó khăn nhất là ông Abbas chưa kiểm soát được các
lực lượng vũ trang Palextin quá khích; rất có thể họ bất ngờ phá hoại mọi cố
gắng của ông.
Khánh thành thánh đường Hồi giáo lớn
nhất Việt Nam
tại Đồng Nai
Thánh đường Hồi giáo được
xây dựng với diện tích 3.500m2, trong đó hội trường có đủ chỗ cho khoảng 500
tín đồ cầu nguyện. Nguồn kinh phí xây dựng hơn 2,8 tỷ đồng…
Ngày 15/1, tại xã Xuân Hưng, huyện
Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) khánh thành thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam . Hơn 6.000
tín hữu đạo Hồi từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước, An Giang, thành
phố Hồ Chí Minh tham dự lễ cầu nguyện. Thánh đường Hồi giáo được xây dựng lại
trên cơ sở giáo đường cũ, với diện tích 3.500m2, trong đó hội trường
có đủ chỗ cho khoảng 500 tín đồ cầu nguyện. Nguồn kinh phí xây dựng hơn 2,8 tỷ
đồng từ sự đóng góp của các tín hữu và tài trợ của Hội trăng lưỡi liềm đỏ Arập.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có hơn 1.900
tín đồ Hồi giáo, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc với
1.730 tín đồ./.
Đạo Hồi tại Việt Nam
Theo một số tài liệu thì Othman bin Affan, vị khalip thứ ba của của đạo Hồi,
đã cử tín đồ đạo Hồi đại diện đầu tiên đến Trung Hoa và một số quốc gia ở Đông
Nam Á vào thời kỳ nhà Đường
ở Trung Quốc vào khoảng năm 650.
[cần dẫn nguồn] Có
lẽ trong những năm đầu tiên sau khi đạo Hồi khai sáng, thương nhân Ả Rập đi đường
biển đã dừng chân tại vương quốc Champa trên đường đến Trung Quốc. Tuy
nhiên chứng cớ trong văn tịch chỉ có từ thời nhà Tống. Điều
này cho biết người
Chăm bắt đầu tiếp nhận đạo Hồi từ cuối thế kỷ 10 sang đầu thế kỷ 11[9][10],
bên cạnh tôn giáo chính là Ấn Độ
giáo và một thiểu số theo đạo Phật. Số tín đồ tăng dần qua liên hệ với vua Hồi xứ Malacca nhưng
phải đến thế kỷ 17 sau khi Champa bị Đại Việt
thôn tính thì đạo Hồi mới trở nên thịnh hành với người Chăm[11].
Vào giữa thế kỷ 19, nhiều tín đồ đạo Hồi người Chăm đã di cư từ Cao Miên
vào vùng Đồng bằng sông Mekong,
phát triển cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam. Điều này lý
giải vì sao các tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam
tập trung chủ yếu từ miền Trung đổ vào miền Nam Việt Nam .
Hiện nay, những người theo đạo Hồi
ở Việt Nam
được xem là cô lập với thế giới Hồi giáo. Mệnh lệnh từ Ả Rập thậm chí
còn không đến được với những người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo tại Việt Nam . Thậm chí,
một số tài liệu còn công bố rằng: một vài tín đồ Hồi giáo Việt Nam cầu nguyện
đến Ali và nghĩ ông là
"con của Chúa"[12][13].
Chủ yếu, các liên hệ với thế giới Hồi giáo Ả Rập của các tín đồ Việt Nam chủ yếu thông qua Malaysia
hoặc Indonesia .
Sự thiếu liên hệ trực tiếp với thế giới Hồi giáo Ả Rập, cùng với việc thiếu các
cơ sở giáo dục Hồi giáo, khiến cho đạo Hồi ở Việt Nam trở nên kém phát triển.
Tháng 1 năm 2006, một Thánh đường Hồi giáo lớn tại Việt Nam được xây dựng lại
trên nên giáo đường cũ tại xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đã được mở cửa, dựa trên sự đóng góp
một phần từ Hội trăng lưỡi liềm đỏ của tiểu vương quốc ả rập thống nhất Abu
Dhabi - UAE. Đây được xem là một trong những sự liên hệ trực tiếp trở lại của
tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam
với thế giới Hồi giáo Ả Rập.
Tình hình tự do tôn giáo trên Thế
giới và ở Việt NamBản tường trình của tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ”
về hiện tình tự do tôn giáo trên thế giới:Ngày 23 tháng 10 vừa qua tổ chức ”Trợ
giúp các Giáo Hội đau khổ” đã công bố bản tường trình về hiện tình tự do tôn
giáo trên thế giới. Đây là lần thứ 8 tổ chức công bố kết qủa các nghiên cứu và
tin tức liên quan tới tình hình tự do tôn giáo. Bản tường trình năm 2008 dài
600 trang và liệt kê danh sách 60 quốc gia vẫn tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo.
Bản tường trình đã được dịch ra 7 thứ tiếng khác nhau và được giới thiệu đồng
loạt tại Italia, Pháp, Tây Ban Nha và Đức.Buổi họp báo giới thiệu bản tường
trình về hiện tình tự do tôn giáo trên giới hôm 23 tháng 10 vừa qua tại Roma do
bà Paola Rivetta điều hợp. Trong số các người tham dự có Linh Mục Joaquin
Alliende, Giám đốc tổ chức ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ”, Linh Mục Bernardo
Cervellera, Giám đốc hãng thông tấn Asianews và hai nhà báo Camille Eid và
Marco Politi.
Trong số 13 nước bách hại tự do tôn
giáo trầm trọng có 10 nước Á châu là Arập Sauđi, Yemen, Iran, Turkmenistan,
Pakistan, Trung Quốc, Bhutan, Myanmar, Lào và Bắc Hàn. Ngoài ra có 15 nước Á
châu trên tổng số 24 nước giới hạn tự do tôn giáo, trong đó có Việt Nam.Ngỏ lời
trong dịp này Linh Mục Alliende ghi nhận sự kiện số các quốc gia vi phạm quyền
tự do tôn giáo gia tăng trên thế giới. Nhưng việc tự do sống lòng tin tôn giáo
vẫn luôn luôn là thước đo quyền tự do và công lý, cũng như tình hình dân chủ
của một quốc gia. Cha Cervellera, thuộc Hiệp Hội Truyền Ggiáo Nước Ngoài
Milano, gọi tắt là PIME, Giám đốc hãng thông tin Asianews, thì ghi nhận rằng
cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay khiến cho các chính quyền tây âu coi việc
bênh vực và bảo vệ các quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, là
hàng thứ yếu. Bên cạnh các thái độ bạo lưc bất khoan nhượng tôn giáo thường có
các lý do chính trị nữa, chẳng hạn như trong trường hợp của Ấn Độ. Tại đây các
nhóm quyền bính muốn duy trì các thành phần thuộc giai tầng thấp kém hơn trong
tình trạng nô lệ để tiếp tục khai thác bóc lột họ trên bình diện kinh tế. Thí
dụ điển hình thứ hai là Trung Quốc, nơi nhà nước cộng sản lo sợ các vị lãnh đạo
tôn giáo có thể hướng dẫn cuộc phản kháng của xã hội chống lại các lạm dụng của
chế độ độc tài đảng trị.
Tuy nhiên trong năm thê thảm vì các cuộc bách hại tôn giáo này, người ta cũng thấy ló rạng một ánh sáng tích cực: đó là vai trò của dư luận công cộng gia tăng mạnh mẽ. Dân chúng tại nhiều nơi đã xuống đường biểu tình phản đối ngọn đuốc Thế Vận Hội Băc Kinh, một ngọn đuốc vấy máu của người dân Tây Tạng. Họ cũng biểu tình phản đối các cuộc đàn áp tàn bạo của nhà nướcMyanmar chống lại các tăng ni phật
tử, sinh viên học sinh và dân chúng.
Tuy nhiên trong năm thê thảm vì các cuộc bách hại tôn giáo này, người ta cũng thấy ló rạng một ánh sáng tích cực: đó là vai trò của dư luận công cộng gia tăng mạnh mẽ. Dân chúng tại nhiều nơi đã xuống đường biểu tình phản đối ngọn đuốc Thế Vận Hội Băc Kinh, một ngọn đuốc vấy máu của người dân Tây Tạng. Họ cũng biểu tình phản đối các cuộc đàn áp tàn bạo của nhà nước
Nhà báo Camille Eid, người Libăng, đã
đề cập đến tình hình bách hại các kitô hữu và các tôn giáo thiểu số tại Irak.
Mặc dù có các áp lực của Tây Âu tình hình đã không khả quan hơn. Ông tố cáo
chiến dịch cưỡng bách kitô hữu bỏ gia cư làng mạc và thành phố của họ. Nhà báo
Marco Politti, chuyên viên các vấn đề Vaticăng của nhật báo ”Cộng Hòa”, đánh
giá cao công việc của tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ trong việc thu thập
các chứng cớ liên quan tới các vi phạm quyền tự do tôn giáo trong các năm qua.Bản
tường trình năm 2008 cho thấy tình hình bách hại tự do tôn giáo gia tăng một
cách tồi tệ tại Á châu. A Rập Sauđi là quốc gia tuyên bố mình hoàn toàn hồi
giáo, vẫn tiếp tục cấm mọi biểu lộ lòng tin công khai không phải là hồi giáo,
cấm mang sách Kinh Thánh, thánh giá, tràng hạt và cầu nguyện giữa nơi công
cộng.Tại Bhutan tuy Hiến Pháp cho tự do tôn giáo, nhưng lại có khoản cấm chiêu
dụ tín đồ. Ngoài ra chính quyền chỉ thừa nhận Phật giáo là quốc giáo và ngăn
cấm các tôn giáo khác. Nhà nước không chỉ ngăn cấm không cho các thừa sai không
phải là phật giáo vào Bhutan ,
mà cũng hạn chế hay không cho phép xây cất các nơi thờ tự không phải là phật
giáo. Năm 2005 nhà nước Bhutan
thiết định rằng luật Phật giáo được áp dụng cho tất cả mọi người không phân
biệt tôn giáo. Nhà nước cấm Giáo Hội Công Giáo cử hành thánh lễ hay cầu nguyện
công khai, và không cấp chiếu khán cho các linh mục xin vào Bhutan . Được
phép dâng thánh lễ tại tư gia, nhưng việc từ chối cấp chiếu khán cho các linh
mục khiến cho phép này trở thành vô hiệu. Thế rồi mọi công dân đều bị bắt buộc
phải mặc y phục như chủng tộc Ngalop trong các bàn giấy công, trong các tu
viện, trường học và trong các lễ nghi chính thức.
Bên Iran Hồi giáo Shiít và chính
quyền là một. Chỉ có 3 tôn giáo thiểu số được nhà nước hồi công nhận là Kitô
giáo, Do thái giáo và đạo Zoroastro. Các tôn giáo thiểu số khác kể cả hệ phái
hồi Sunnít, Hồi Ahmadi và Ba Hai cũng bị kỳ thị và thường phải gánh chịu nhiều
bạo lực. Họ phải sống trong tình trạng tư pháp bấp bênh, trong khi các nhóm
được thừa nhận thì sống trong tình trạng ”được che chở” và tất cả chỉ là các
”dhimmi” tức các công dân hạng hai, thường bị chèn ép bất công, thiếu các quyền
lợi phát xuất từ sự tự do tôn giáo đích thật và bị bó buộc phải ủng hộ chính
sách của nhà nước hồi. Giáo Hội công giáo đông phương Armeni và Canđê và Giáo
Hội công giáo Latinh tương đối được tự do làm việc phụng tự, nghĩa là có các
nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo, nhưng không thể bầy tỏ lòng tin bên
ngoài các nơi thờ tự và cộng đoàn của mình. Mọi diễn tả bề ngoài và mọi hoạt
động truyền giáo đều bị cấm ngặt và bị ghép tội chiêu dụ tín đồ. Cả khi tổng
thống Ahmadinejad có khoe rằng thiểu số kitô được hưởng bình quyền như tín hữu
hồi, nhưng các cộng đoàn kitô phải sống tình trạng ”ghetto”.
Tại Pakistan tuy Đảng Nhân Dân có khuynh hướng đời và hòa hoãn đã
thắng cử, nhưng trong hai năm qua các vụ tấn công các nhóm tôn giáo thiểu số
gia tăng. Chúng thường có hình thái “fatwa”, tức án lệnh của tòa án hồi giáo có
quyền kết án tử cả các tín hữu không theo Hồi giáo. Các vụ tấn kích vũ trang các
nơi thờ tự hay bắt cóc tín hữu các tôn giáo thiểu số cũng gia tăng. Một trong
những dụng cụ người hồi hay lạm dụng để thanh toán tư thù là luật phạm thượng
đối với Kinh Coran, có thể bị kết án tù chung thân, và nói phạm thượng tới
Mahomet, có thể bị kết án tử hay tù chung thân. Ngoài ra còn có luật ”Hudood”
phạt đánh đòn hay ném đá các tội ngoại tình, cờ bạc và uống rượu. Rất nhiều
kitô hữu và tín hữu các tôn giáo thiểu số khác đã là nạn nhân của các luật bất
công này.
Bên Ấn Độ các nhóm ấn giáo cuồng tín ngày càng gia tăng các cuộc bách
hại các kitô hữu, đặc biệt trong bang Orissa. Nhưng hiện nay phong trào bách
hại cũng lan sang các bang khác như Madhya Pradesh, và cả Kerala ở miền nam Ấn
nữa. Trong bang Orissa từ cuối tháng 8 vừa qua đã có hơn 60 kitô hữu thiệt
mạng, 18.000 người bị thương, 5.000 căn nhà bị đốt cháy, hàng chục nhà thờ và
các trung tâm bác ái xã hội bị phá hủy, và hơn 50.000 tín hữu phải chạy trốn
vào rừng hay tới các trại tị nạn.
Tại Trung Quốc nhà nước cộng sản tiếp tục bách hại các Giám Mục,
Linh Mục Tu sĩ nam nữ và giáo dân thuộc Giáo Hội thầm lặng hiệp nhất với Đức
Giáo Hoàng và Giáo Hội hoàn vũ. Các Giám Mục Linh Mục tu sĩ và chủng sinh thuộc
Giáo Hội công khai được nhà nước thừa nhận và cho tự do hoạt động cũng chịu
nhiều sách nhiễu, và phải thường xuyên học tập, vì đa số các Giám Mục đã xin
hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Chính quyền Bắc Kinh cũng bách hại đã man các
tăng ni phật tử và nhân dân Tây Tạng.
Tại Bắc Hàn nhà nước cộng sản Bình Nhưỡng vẫn cấm đạo nghiêm ngặt. Người
dân chỉ được phép tôn sùng hai cha con Chủ tịch nước là Kim Nhật Thành và Kim
Long Nhật. Các kitô hữu và phật tử phải đăng ký trong các tổ chức do nhà nước
kiểm soát. Những người không chịu đăng ký bị đàn áp dã man. Từ khi chế độ cộng
sản nắm quyền tại Bắc Hàn hồi năm 1953 đến nay khoảng 300 ngàn tín hữu công
giáo đã biến mất, cũng không còn linh mục và tu sĩ, vì các vị đã bị sát hại
trong các cuộc bách hại. Nhà nước Bắc Hàn chia xã hội thành 51 giai tầng khác
nhau. Các tín hữu không chịu gia nhập các tổ chức tôn giáo do nhà nước điều
khiển thuộc các gia tầng thấp nhất và thường xuyên bị áp bức.
Tại Lào, tuy hiến pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng sắc
lệnh ban hành năm 2002 bắt buộc mọi hoạt động tôn giáo phải có phép của nhà
nước. Chính quyền Lào đặc biệt đàn áp các kitô hữu Hmong. Hồi cuối tháng 7 năm
ngoái 2007 đã có 13 tín hữu bị sát hại và các cuộc lùng bắt kitô hữu có sự tham
dự của cả 200 binh sĩ cộng sản Việt Nam nữa.
Tại Myanmar tình hình tự do tôn giáo năm 2007 đã trở nên tồi tệ chưa
từng thấy. Trong hai tháng 8 và tháng 9 năm ngoái hàng ngàn tăng ni đã xuống
đường biểu tình ôn hòa chống lại các bất công và đường lối chính trị sắt máu
của chế độ quân đội độc tài nắm quyền từ năm 1962 đến nay. Nhưng nhà nước đã
tàn sát các tăng ni và những người biểu tình. Ủy Ban Quân Quản cầm quyền từ năm
1988 tới nay mà không có Hiến Pháp. Tự do tôn giáo không được luật lệ nào bảo
vệ, và chính quyền kiếm soát nghiêm ngặt mọi nhóm xã hội và tôn giáo để đừng ai
nói tới dận chủ và các quyền con người.
Tại Việt Nam chính quyền cộng sản liên tục tìm mọi cách hạn chế
các quyền tự do, ăn cướp đất đai tài sản của các tôn giáo, sách nhiễu, gây khó
dễ, kỳ thị đàn áp, vu khống mạ lị các vị lãnh đạo tôn giáo, hành hung và bắt
giam các tín hữu và đả thương cả nhà báo quốc tế. Điển hình như trong vụ Tòa
Khâm Sứ và Thái Hà trong các tháng qua, đã được các báo đài quốc tế rộng rãi
đưa tin.
Bên Indonesia và Phi Luật Tân, các nhóm du kích quân hồi giáo cũng
tấn công các kitô hữu, bắt cóc và sát hại các thừa sai kitô.
Tại Nigeria bên Phi châu, tuy Hiến Pháp thừa nhận quyền tự do tôn giáo
nhưng từ năm 2000 12 trên tổng số 36 tiểu bang toàn nước đã áp dụng luật Sharia
của Hồi giáo cho cả các tín hữu thuộc các tôn giáo khác. Các hành động kỳ thị
tôn giáo và bất khoan nhượng thường xảy ra trong các bang có đông dân theo Hồi
giáo: các giáo sư và sinh viên kiô bị vu khống nói phạm thượng chống Hồi giáo
và phải bỏ trường. Chính quyền cũng cấm xây các nơi thờ tự và nghĩa trang kitô.
Giới trẻ kitô bị cưỡng bách theo Hồi giáo còn những tín hữu hồi theo Kitô giáo
bị đe dọa sát hại. Trong các ngày từ 18 đến 24 tháng giêng năm 2006 các vụ bạo
động đã khiến cho 157 tín hữu thiệt mạng.
Tại Sudan sau khi Hiến Pháp tạm thời và Hiến Pháp cho miền Nam Sudan
được chấp nhận năm 2005, có hai hệ thống luật tự do tôn giáo đươc áp dụng cho
hai miền Nam Bắc Sudan .
Trên lý thuyết tự do tôn giáo được bảo đảm cho tín hữu mọi tôn giáo trong 10
vùng miền Nam Sudan. Trong khi tại 16 vùng miền Bắc Sudan mọi người đều phải tuân giữ
luật Sharia của Hồi giáo. Luật này phạt tử hình những ai bỏ Hồi giáo để theo
một tôn giáo khác, chặt chân tay những ai ăn trộm ăn cướp, cấm lấy chồng không
hồi giáo, và đánh đòn những ai uống rượu.
Bên Cuba Hiến Pháp năm 1976 tuyên bố Cuba là quốc gia vô thần và nhà
nước cộng sản hạn chế tối đa việc thực hành đạo. Tuy nhiên cách đây 10 năm
chuyến viếng thăm của ĐGH Gioan Phaolo II (21-25 tháng giêng 1998) đã khiến cho
Cuba
cởi mở hơn với thế giới. Nhưng chế độ vô thần thấm nhiễm tâm thức và cung cách
sống của người dân nhất là giới trẻ, vì thế các tín hữu thực hành đạo cũng ủng
hộ phá thai và ly dị.
Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch xác định tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, tín đồ tôn giáo là lực lượng xã
hội dễ lừa bịp, kích động để tạo dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng chống đối.
Ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam , chủ nghĩa
đế quốc đã tính toán đến âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng
nước ta. Chúng tìm cách mua chuộc, lôi kéo các giáo sĩ, tín đồ các tôn giáo để
thực hiện mục đích chính trị phản động.Khi Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt
Nam (1975), viên Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn - Polga - nói rằng: “Sau khi Mỹ
rút khỏi miền Nam Việt Nam thì lực lượng đấu tranh với cộng sản, chủ yếu là tôn
giáo...”.
Lúc chúng ta bước vào công cuộc đổi
mới, chủ nghĩa đế quốc tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện “diễn
biến hoà bình” đối với Việt Nam .
Các thế lực thù địch tuyên truyền rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang
còn mạnh, chưa thể chuyển hoá ngay được nội bộ. Vì vậy, để làm cho Cộng sản
Việt Nam suy yếu, biện pháp hữu hiệu nhất là dùng vấn đề tôn giáo và dân tộc để
phá hoại an ninh, làm cho Việt Nam suy yếu...”.
Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng
thù địch nhìn nhận tôn giáo ở Việt Nam như một lực lượng chính trị có thể “đối
trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam và đang hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối
trong các tôn giáo cả về tinh thần và vật chất, phục vụ cho âm mưu sử dụng tôn
giáo làm lực lượng thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hoá” nhằm làm thay đổi
thể chế chính trị ở Việt Nam. Chính sự hậu thuẫn này là nhân tố kích động số
phần tử quá khích trong tôn giáo có thái độ thách đố với chính quyền, như:
Chúng có ý đồ thành lập “Uỷ ban liên tôn chống cộng”, lôi kéo tín đồ, tụ tập
đông người, xúi giục biểu tình, gây rối dẫn tới bạo loạn để chờ bên ngoài can
thiệp.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch luôn xác định vấn đề “tự do tôn giáo” là hướng ưu tiên chính trong chính
sách đối với Việt Nam, chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của
Nhà nước. Quốc hội Mỹ đã ra một số nghị quyết và tổ chức nhiều cuộc điều trần
về vấn đề tôn giáo ở việt Nam ;
xếp Việt Nam
vào danh sách các quốc gia “đàn áp tôn giáo”! Gần đây, Uỷ ban Tự do tôn giáo
của Mỹ tiếp tục công bố báo cáo đánh giá tiêu cực về tình hình tôn giáo ở Việt Nam .
Trong khi đó, bọn phản động lợi dụng
tôn giáo trong nước, nhất là số cực đoan, quá khích trong công giáo, phật giáo
Ấn Quang, phật giáo Hoà Hảo,... lợi dụng những diễn biến phức tạp trên thế
giới, hoạt động ngày càng quá khích hơn; câu kết với các thế lực thù địch bên
ngoài lôi kéo, tập hợp tín đồ để kích động biểu tình, gây rối, tạo cớ cho bên
ngoài can thiệp.
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, tập
trung vào một số hoạt động chủ yếu sau đây: Một là, tìm cách ủng hộ và thông
qua các đạo luật mang tính pháp lý nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động
can thiệp, chống phá. Hai là, dung túng, giúp đỡ lực lượng phản động trong tôn
giáo người Việt ở hải ngoại tổ chức hoạt động chống Việt Nam . Ba là, hỗ
trợ, kích động và chỉ đạo các đối tượng cực đoan, phản động trong tôn giáo ở
trong nước tổ chức các hoạt động chống phá.
Các cơ quan đại diện chính thức của
một nước lớn tại Việt Nam có nhiều hoạt động công khai, trắng trợn nhằm ủng hộ
cho các đối tượng cực đoan, phản động trong các tôn giáo. Đại sứ quán của họ
tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại TP.Hồ Chí minh thường xuyên cử người đi các
tỉnh, thành của Việt Nam để “nắm tình hình” sinh hoạt của các tôn giáo, nhưng
thực chất là nhằm trực tiếp tiếp xúc, kích động các chức sắc và tín đồ tôn giáo
gây áp lực đòi thả những tên đội lốt tôn giáo hoạt động chống phá bị ta bắt;
“tiếp sức” cho các đối tượng đang có hoạt động chống đối.
Tình báo của họ thông qua một số chức
sắc tôn giáo cực đoan, ngầm chỉ đạo Nguyễn Văn Lý, Chân Tín, Thích Quảng Độ, Lê
Quang Liêm ra các “lời kêu gọi” phản động để “nắn gân” cộng sản Việt Nam sau
Đại hội X. Nhóm thiên chúa giáo cực đoan liên tục lợi dụng tranh chấp đất đai
để hoạt động đấu tranh chống chính quyền. Đặc biệt, ở một số địa phương từ
tranh chấp đất đai, chúng lợi dụng người cầm đầu tổ chức tôn giáo ở đó để kích
động, xô đẩy giáo dân vào cuộc đấu tranh mang màu sắc chính trị, gây mất ổn
định chính trị, tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp.
Các thế lực thù địch đã chỉ đạo cho
một số đối tượng cực đoan, núp dưới danh nghĩa những nhà truyền đạo, như “mục
sư”, “tình nguyện viên”,... để đi sâu vào nội bộ quần chúng các dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên, nhằm lừa phỉnh, dụ dỗ, xúi giục, kích động các tín đồ bỏ lao
động sản xuất để tham gia hoạt động biểu tình chống đối chính quyền. Được chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hậu thuẫn, bọn phản động trong các tôn
giáo ở Tây Nguyên ra sức lợi dụng việc Đảng và Nhà nước ra thực hiện chủ trương
xoá các tổ chức Tin Lành trái phép để vu cáo chính quyền Nhà nước Việt Nam “Vi
phạm tự do tôn giáo”, kêu gọi “cầu nguyện cho Tin Lành Tây Nguyên”, đồng thời
kích động các hoạt động chống đối.
Hiện nay và trong thời gian tới, chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã, đang và sẽ tăng cường chỉ đạo,
giúp đỡ mọi mặt để phát triển đạo trong các vùng dân tộc ít người, bao gồm cả
phát triển các đạo giáo mới và cả số người theo đạo, biến các tổ chức và
hoạt động tôn giáo thành các tổ chức và hoạt động chính trị chống lại cách mạng
Việt Nam. Chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền để nhân dân thấy rõ âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch.
Khái quát tình hình, thực trạng của tôn giáo
Tình hình, thực trạng
- Từ khi xuất hiện đến nay, tôn giáo
luôn luôn biến động phản ánh sự biến đổi của lịch sử. Một tôn giáo có thể hưng
thịnh, suy vong, thậm chí mất đi nhưng tôn giáo luôn luôn song hành cùng với
đời sống của nhân loại. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội sẽ còn tồn tại lâu
dài.
- Về đánh giá thực trạng của tôn
giáo, có nhiều ý kiến khác nhau. Tựu trung lại có ba ý kiến sau:
+ Tôn giáo đang khủng hoảng, suy tàn:
những người đánh giá theo quan niệm này cho rằng trước sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học và công nghệ.... đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân sẽ
được cải thiện, tôn giáo sẽ bị suy thoái dưới nhiều hình thái khác nhau. Họ cho
rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội không có tương lai
+ Tôn giáo Tây Âu suy tàn nhưng tôn
giáo ở các nước khác đang phát triển: đánh giá này xuất phát từ thực tế tôn
giáo ở Tây Âu. Sự suy giảm biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực thực hành tôn giáo:
đi lễ và tuân thủ một số nghi lễ, niềm tin giảm sút (nhạt đạo thậm chí khô
đạo). Tuy nhiên cũng có người chỉ thừa nhận sự suy giảm ấy chỉ diễn ra ở trung
tâm châu Âu. Trong khi đó tôn giáo ở các nước khác ngoài châu Âu, đặc biệt là
các nước đang phát triển
+ Tôn giáo, tín ngưỡng đang phục hồi
và phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, châu lục: cách đánh gia này được nhiều
người thừa nhận. Thực tế là trong mấy thập kỷ gần đây, tín ngưỡng, tôn giáo
đang phục hồi và phát triển ở nhiều quốc gia, châu lục. Số lượng tín đồ hiện
nay chiếm khoảng 3/4 dân số trên thế giới (có số liệu là 5/6).
Nguyên nhân
Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng
tôn giáo là một điều không đơn giản. Tuy nhiên có thể nêu lên một số nguyên
nhân chủ yếu sau:
- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính
trị, xã hội ngày càng gay gắt: chiến tranh lạnh kết thúc nhưng hoà bình không
đến với nhân loại, trên thế giới hiện nay đang xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột
về chính trị, kinh tế, xã hội và cả quân sự. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng
lớn giữa các quốc gia trên thế giới và khu vực.
- Trật tự thế giới đang xáo trộn, khó
định trước: thế giới hai cực được thay bằng thế giới đơn cực do Mỹ chi phối và
đang tiềm ẩn sự ra đời của trật tự thế giới đa cực với các cường quốc có tiềm
lực mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự...
- Khủng hoảng niềm tin vào mô hình xã
hội tương lai: từ khi xã hội có giai cấp và nạn bóc lột giai cấp, con người đã
ước mơ về một xã hội bình đẳng, công bằng, tự do và bác ái... tôn giáo chính là
sự phản ánh nguyện vọng ấy của nhân dân dù đó là sự phản ánh một cách hư ảo.
Khi chủ nghĩa xã hội hiện thực xuất hiện, sự hướng về thiên đường đã chuyển
sang hướng về chủ nghĩa xã hội, góp phần tạo ra sự suy giảm của tôn giáo. Tuy
nhiên, khi chủ nghĩa xã hội hiện thực bị sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô trong khi
chủ nghĩa tư bản không phải là lý tưởng mà con người vươn tới nên con người có
thể đi tìm chỗ dựa tinh thần nơi tôn giáo
- Những hậu quả tiêu cực của sự phát
triển của khoa học và công nghệ mới: Cuối thế kỷ XX, nhân loại có những thành
tựu kỳ diệu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên sự phát triển ấy
cũng để lại những hậu quả nặng nề mà nhân loại đang phải gánh chịu. Đó là sự
suy thoái về môi trường, sinh thái như phá rừng, ô nhiễm, tầng ôzôn bị thủng,
trái đất nóng dần lên... bên cạnh đó là các bệnh dịch mới xuất hiện (AIDS,
SARS...) làm cho tiên tri về “nạn hồng thủy”, “ngày tận thế”...lại có dịp phát
triển, làm xuất hiện nhiều tôn giáo mới...
Những xu thế chủ đạo của đời sống tôn giáo
Các diễn biến trên thể hiện sự phức
tạp tromg đời sống tôn giáo với nhiều xu thế diễn ra đan chéo rất khó phân định
ngay trong bản thân từng tôn giáo. Tuy nhiên có thể quy vào 4 xu thế sau đây:
Xu thế toàn cầu hóa
- Toàn cầu hóa là sự mơ tưởng của tất
cả các tôn giáo dù là những tôn giáo thế giới có bề dày lịch sử lâu đời hay chỉ
là những hiện tượng tôn giáo mới ra đời gần đây. Chẳng hạn như đạo Cao Đài ở
Việt Nam ,
ngay từ khi mới ra đời đã tuyên bố sẽ là tôn giáo của nhân loại.
- Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng
sự tồn tại và phát triển của một tôn giáo phụ thuộc vào sự bành trướng của một
thế lực chính trị có trong tay một tiềm lực kinh tế nhất định.
- Trong thời đại ngày nay, vấn đề toàn
cầu hoá tôn giáo chủ yếu phụ thuộc vào chính sách bá quyền của một số cường
quốc, muốn gắn vấn đề nhân quyền với tự do tôn giáo cho từng quốc gia, dân tộc,
tộc người để tìm cách can thiệp vào các nước không chịu đi theo con đường mà
các cường quốc đã vạch ra cho họ
- Tính toàn cầu hóa dẫn đến sự có mặt
của hầu hết các tôn giáo lớn nhỏ trong một quốc gia. Từng tôn giáo đều muốn và
cố gắng có mặt trên khắp địa cầu.
Xu thế đa dạng hóa
- Từ xu thế toàn cầu hóa dẫn đến xu
thế đa dạng hóa trong tôn giáo. Điều này phản ánh được nguyên tắc của thời đại:
thống nhất trong đa dạng.
- Ngày nay, dân trí được nâng cao,
không gian xã hội của cá nhân đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, của khu vực.
Con người không chỉ tiếp cận với các tôn giáo truyền thống mà còn với các tôn
giáo khác. Sự tiếp cận ấy không hề thụ động mà còn có sự phê phán, tiếp thu. Từ
đó dẫn đến sự phân hóa tín đồ các tôn giáo thành 3 loại: khô đạo, nhạt đạo, đậm
đạo và nảy sinh hiện tượng song hành tôn giáo trong một con người. Nghĩa là một
cá nhân cùng một lúc theo nhiều tôn giáo khác nhau, ngay cả ở những nước vốn có
truyền thống độc thần. Trong điều kiện đó từng tôn giáo cũng có sự phân rẽ
thành các giáo phái, thậm chí có giáo lý xa lạ với giáo lý ban đầu. Nội bộ các
tôn giáo bị phân rẽ thành 3 bộ phận: bộ phận toàn thống, bộ phận bảo thủ cực
đoan, bộ phận ôn hòa.
Xu thế thế tục hóa
- Hướng chủ yếu của xu thế này là
những hành vi nhập thế của mọi tôn giáo bằng cách tham gia vào những hoạt động
trần tục phi tôn giáo như xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế… nhằm góp phần cứu
nhân độ thế.
- Xu thế thế tục hóa cũng biểu hiện
trong cuộc đấu tranh của bộ phận tiến bộ trong từng tôn giáo muốn xóa bỏ những
điểm lỗi thời trong giáo lý, những khắt khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự
đoàn kết giữa các tín đồ các tôn giáo khác nhau.
- Xu thế thế tục hóa biểu hiện ở vai
trò của tôn giáo bị giảm sút, đặc biệt là ở các nước công nghiệp, nhất là ở các
cư dân thành thị và tầng lớp thanh niên. Họ cho rằng cuộc sống bản thân được
quyết định chủ yếu là là tự thân, ít phụ thuộc và không phụ thuộc vào thần
linh.
- Xu thế thế tục hóa còn biểu hiện ở
chỗ con người dường như ra khỏi tôn giáo. Một số tín đồ vẫn tiến hành những
nghi lễ và cầu xin, có khi còn hành hương nhưng lại không hẳn theo giáo lý hay
giáo luật đã được định sẵn.
- Xu thế thế tục hóa cũng có mặt
trái, thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một
số tổ chức tôn giáo nhằm bảo vệ trực tiếp hay gián tiếp quyền lợi của các thế
lực chính trị phản động.
Xu thế dân tộc hóa
- Biểu hiện của xu thế này là hướng
trở về với tôn giáo truyền thống, phổ biến ở các nước đang phát triển, lan rộng
sang cả châu Âu. Các tôn giáo dân tộc không có tính phổ quát nhưng lại gắn chặt
và bền vững với từng dân tộc.
- Hiện nay có hiện tượng các tôn giáo
được truyền bá một cách nhanh chóng sang các quốc gia khác với nhiều cách thức
khác nhau vì vậy tôn giáo dân tộc hay tôn giáo truyền thống được coi là một thứ
vũ khí để bảo vệ bản săùc của dân tộc trước sự uy hiếp của các tôn giáo thế
giới, thường được các thế lực chính trị sử dụng như một phương tiện để đồng hóa
văn hóa, đồng thời là chỗ dựa để để các tôn giáo ngoại sinh được dân tộc hóa.
Tóm lại: Bốn xu thế trình bày ở trên
trong thực tế đan quyện vào nhau, xu thế nọ là hệ quả của xu thế kia, ta chỉ có
thể phân tích rành rẽ trong từng trường hợp ở từng thời điểm, từng nơi cụ thể.
Nhưng trong các xu thế ấy thì hiện nay xu thế thế tục hoá là nổi trội hơn cả và
biểu hiện của nó rất phong phú và rất đa dạng.
THIÊN CHÚA ALLAH CỦA ĐẠO HỒI
Năm 610, tại thành phố Mecca thuộc xứ Arabia
(Ả-rập), một thương gia trạc tuổi 40 tên là Muhammad Abdallah bỗng nhiên cảm
thấy mình có sứ mạng của một vị thánh tiên tri (prophet) tương tự như Isaiah,
Jeremiah hoặc Ezekiel của đạo Do Thái. Vốn là một người thuộc bộ lạc
Quraysh (Qu-rê) theo đạo cổ truyền Ả Rập, Muhammad (Mu-ha-mét) thường cùng gia
đình hay bạn bè leo lên núi Hira để cầu nguyện trong tháng Ramadan, tức tháng 9
hàng năm theo lịch Ả Rập. Trong tháng này, người Ả Rập thường cầu nguyện
từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn và thường làm những việc phúc đức như
săn sóc kẻ bệnh tật, bố thí thức ăn cho người nghèo. Bộ lạc Quraysh, cũng
tương tự như bộ lạc Bedouin hay các bộ lạc cổ Do Thái, sinh sống chủ yếu bằng
nghề du mục. Đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên, bỗng nhiên bộ lạc này bỏ hẳn
nghề du mục và chuyển sang nghề buôn bán. Sự thành công rực rỡ trên
thương trường của bộ lạc Quraysh đã biến Mecca
thành một trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất tại vùng Arabia .
Kinh thánh Koran kể rằng: Bộ lạc Quraysh đã trở thành giàu có vượt xa mọi
mơ ước hão huyền nhất của họ (They were rich beyond their wildest dream).
Một thế kỷ sau, tức vào thời Mahummad, dân Quraysh mãi mê chạy theo bạc tiền,
chỉ lo làm giàu bằng đủ mọi thủ đoạn và hoàn toàn vứt bỏ mọi giá trị của tôn
giáo cổ truyền Ả Rập. Xã hội Ả Rập trở nên hỗn loạn và phân hóa. Muhammad
tự cảm thấy cần phải có một giáo lý tôn giáo mới để thống nhất các dân tộc Ả
Rập thành một cộng đồng vững mạnh. Mộng ước của Muhammad đã thành công
vượt xa sự dự tưởng của mọi người: Chỉ trong một thời gian gần một thế
kỷ, giáo lý Hồi Giáo của Muhammad đã bành trướng thành một đế quốc rộng lớn,
trải dài từ Hy Mã Lạp Sơn đến chân núi Pyrénées thuộc miền Nam Châu Âu!
Trọng tâm tín ngưỡng của đạo Hồi là Thiên
Chúa. Tiếng Ả Rập "Allah" có nghĩa là Thiên Chúa Cao Cả (The
High God). Trước khi có đạo Hồi, phần đông người Ả Rập đã chịu ảnh hưởng
đạo Do Thái Nguyên Thủy của Abraham (A-bờ-ra-ham). Do đó, người Ả Rập đã
sẵn có từ lâu ý niệm về Thiên Chúa (God/Allah).
Sử gia Sezonenos, người Palestine
theo đạo Kitô sống trong thế kỷ 5, đã viết: Người Ả Rập ở Syria và nhiều
nơi khác thuộc Bắc Phi thường tự xưng là những tín đồ đạo chính thống của
Abraham (The authentic religion of Abraham). Trong số 3 người thân cận
cộng tác với Muhammad lập ra đạo Hồi có Waraqua theo đạo Kitô và Zayd theo đạo
Do Thái Mai-sen.
Theo kinh sách Hồi Giáo, vào năm 610, Zayd và
Muhammad lên núi Hira cầu nguyện nhiều tháng. Tháng thứ bảy, trong lúc Zayd
đang cầu xin Thiên Chúa ban ơn mặc khải thì vừa lúc Muhammad tỉnh giấc mơ sau
lúc ngủ mê. Muhammad kể cho Zayd biết một thiên thần đã hiện ra và ra
lệnh cho ông ta phải thuật lại các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Sau 3 lần từ
chối, cuối cùng Muhammad phải tuân lệnh Chúa kể lại cho mọi người biết các điều
Chúa phán dạy cùng ông. Đó là sự mặc khải (revelation) của Thiên Chúa dành
riêng cho một mình tiên tri Muhammad được biết mà thôi.
Muhammad bắt đầu viết sách kể lại giấc mơ của mình
như sau: Chúa phán: "Hãy kể lại mọi sự nhân danh Đấng Quan
Phòng của con, đấng đã tạo dựng loài người từ những tế bào mầm sống. Hãy
kể lại, vì Đấng Quan Phòng của con là Đấng Trọn Tốt, Trọn Lành là Đấng đã dạy
loài người biết xử dụng ngòi bút và đã dạy loài người biết được những điều nó
không biết".
Trước Muhammad, lời của Thiên Chúa (Word of God) chỉ
được truyền xuống thế gian bằng tiếng Hebrew là ngôn ngữ cổ Do Thái. Từ thế kỷ
2 TCN, xứ Syria phát triển mạnh về kỹ thuật và thương mại trong toàn vùng
Địa Trung Hải tạo thành một ngôn ngữ phổ thông mới được xử dụng trong nhiều
quốc gia, đó là ngôn ngữ Aramic. Vào thời của Jesus, dân Do Thái không còn nói
tiếng Hebrew nữa mà xử dụng tiếng Aramic của Syria làm ngôn ngữ chính. Do đó,
các Lời Chúa được "trực tiếp truyền xuống" thế gian qua miệng của
Chúa Jesus bằng tiếng Aramic . Đến thế kỷ 7, với sự xuất hiện của kinh Koran,
lần đầu tiên các Lời Chúa được truyền xuống thế gian bằng tiếng Ả Rập!
Chữ Koran phiên âm từ tiếng Ả Rập "Quran" có nghĩa là sự thuật lại
(Recitation).
Theo Muhammad thì ông được diễm phúc đón nhận sự mặc
khải của Thiên Chúa lần đầu tiên trong lúc ông cầu nguyện cùng với Zayd trong
một hang đá rồi ông có ý định nhảy từ trên núi cao xuống vực sâu để tự
tử. Bỗng nhiên thiên thần Gabriel hiện ra dưới hình thức một người đàn
ông lơ lửng trước mặt. Thiên thần can ngăn không cho Muhammad tự tử và
nói: "Hỡi Muhammad, ngươi là tông đồ của Thiên Chúa. Ta là
thiên thần Gabriel đây". Muhammad ngạc nhiên, đứng ngây ra ngắm nhìn
vị thiên thần sáng như một vầng hào quang. Chỉ trong thoáng chốc,
Muhammad không dám nhìn nữa và quay mặt lại thì thiên thần đã biến
mất"! (A life of Muhammad - p. 106).
Sau biến cố trên, Muhammad chạy về nhà kể lại câu
chuyện cho vợ nghe. Vợ ông là bà Khadija lớn hơn ông 15 tuổi và cũng là
một thương gia khét tiếng giầu có tại Mecca
thời đó. Muhammad coi vợ gần như một bà mẹ, ông năn nỉ bà che chở và
khuyên bảo. Bà Khadija vội vàng dẫn chồng đến nhà Waraqua là anh họ
(cousin) của bà. Waraqua, vốn theo đạo Kitô và rất thông thạo về kinh
thánh Tân Ước. Waraqua nói cho vợ chồng Muhammad biết rằng: Muhammad đã
nhận được ơn mặc khải từ Thiên Chúa của Abraham, của Moses và của Jesus.
Muhammad đã được chọn làm đặc sứ thiêng liêng (the divine envoy) của Thiên Chúa
ở nơi các dân tộc Ả Rập.
Từ đó, Muhammad bắt đầu viết ra những điều mà ông
cho là "được Thiên Chúa mặc khải", nói đúng ra là kể lại "những
lời của Chúa" đã nói riêng với ông, cũng tương tự như Kinh Thánh của đạo
Do Thái ghi lại những "lời Chúa" đã "nói riêng" với Abraham
hoặc Moses! Tuy nhiên, khác với Moses được Thiên Chúa mặc khải một lần
duy nhất trên núi Sinai, Muhammad được Thiên Chúa mặc khải liên tục suốt 23
năm! Điều đó có nghĩa là Muhammad đã viết kinh Koran trong 23 năm ròng
rã, phần lớn dưới dạng ca vè. Năm 1988, nhà văn Anh gốc Ấn Salman Rushdie
đã viết cuốn tiểu thuyết mỉa mai đạo Hồi và gọi kinh Koran là "Những vần
thơ của quỉ" (Satanic Verses). Đọc kinh Koran, người ta sẽ có cảm
tưởng như đọc nhật ký vì các đoạn sách đều được ghi rõ ngày tháng. Chúng ta có
thể dễ dàng theo dõi các diễn tiến tư tưởng của Muhammad và cũng dễ dàng kiểm
chứng các sự kiện lịch sử liên quan đến giáo lý đạo Hồi. Kinh Koran đề
cập đến rất nhiều đề tài, nhưng cũng giống như đạo Do Thái và đạo Kitô, trọng
tâm của kinh Koran nói về Thiên Chúa, thiên đàng, hỏa ngục, ngày tận thế và sự
phán xét cuối cùng của Thiên Chúa đối với người sống và kẻ chết .
Muhammad bắt đầu giảng đạo cho dân tộc Quraysh ở Mecca . Công việc
giảng đạo của ông tương đối dễ dàng vì không phải chứng minh sự hiện hữu của
Thiên Chúa. Vào thời đó, hầu hết các dân tộc Ả Rập đều tin có Thiên Chúa
tương tự như niềm tin của các tín đồ đạo Do Thái và đạo Kitô. Do đó, đối
với người Ả Rập, không có vấn đề vô thần (atheism). Trong kinh Koran, khi
Muhammad nói đến các kẻ không tin Chúa (unbelievers) là có ý nói đến những kẻ
vô ơn Chúa (one who is ungrateful to God) chứ không có ý nói đến những kẻ vô
thần. Điều quan trọng nhất của đạo Hồi là hoàn toàn vâng phục theo ý của
Chúa. Mọi ý của Chúa đều đã được Muhammad viết ra trong kinh Koran.
Trong thực tế, vâng theo ý Chúa là vâng theo mọi điều trong kinh Koran! Kinh
Koran xác định: Tín đồ Hồi Giáo là người hiến trọn đời mình cho Thiên chúa
(Muslim was one - man or woman - who has surrendered his or her whole being to
God).
Cũng tương tự như đạo Do Thái và đạo Kitô, người Hồi
Giáo tin có quỉ Satan, tiếng Ả Rập gọi là Shaitan. Nhưng khác với hai tôn
giáo trên, kinh Koran khẳng định Satan là con quỉ biết phục thiện và sẽ được
Thiên Chúa tha tội vào ngày phán xét cuối cùng!
Khác với Kitô Giáo là một tôn giáo rất sợ khoa học,
đạo Hồi quan niệm mọi sự trên thế gian đều là những dấu hiệu (signs) của Thiên
Chúa. Họ khuyến khích nghiên cứu khoa học để tìm hiểu những tín hiệu
(messages) của Thiên Chúa tiềm ẩn trong mọi dấu hiệu đó. Người Hồi Giáo
rất hâm mộ khoa học vì họ tin rằng khoa học là phương tiện tốt nhất giúp con
người khám phá thế giới và vũ trụ để hiểu biết thêm về quyền năng của Thiên
Chúa.
Hồi Giáo phủ nhận Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô Giáo
và coi đạo Kitô là "ngụy Thiên Chúa Giáo". Vì đạo này không
thật sự tôn thờ Một Thiên Chúa Duy Nhất theo đúng ý nghĩa của Nhất Thần Giáo
(Monotheism). Kinh Koran khẳng định chỉ có Một Thiên Chúa là đấng tối
thượng, duy nhất, sinh ra từ không và là nguồn gốc mọi vật (Allah is the
ultimate and unique reality. He is the One God. The Eternal, the
Uncaused Cause of all being - Koran: 112).
Quan niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi tương đồng với
quan niệm về Thiên Chúa của đạo Do Thái. Muhammad coi thuyết Thiên Chúa
Ba Ngôi của Ki Tô Giáo là một sự nhục mạ Thiên Chúa (blasphemous) và coi giáo
điều "Chúa Cha đẻ ra Chúa Con" là chuyện bậy bạ nhảm nhí. Do
đó, Muhammad viết rõ trong kinh Koran: "Thiên Chúa không đẻ con và cũng
không được ai đẻ ra. Không có gì có thể so sánh được với Thiên Chúa"
(He begets not and neither is he begotten. There is nothing that could be
compared to Him - Koran 112).
Hồi
Giáo thù ghét đạo Kitô nhưng lại rất tôn trọng đức Jesus. Họ không tin
Jesus là Kitô (Chúa Cứu Thế) mà chỉ coi Jesus như một tiên tri của Thiên Chúa
tương tự như Abraham, Moses, Ismael, Isaac, Jacob. Họ cũng không tin
Jesus là người đã lập ra đạo Kitô. Đối với Hồi Giáo, tất cả các thánh
tiên tri, kể cả Jesus, đều là các tín đồ Hồi Giáo (muslims) vì họ là những kẻ
hoàn toàn vâng theo ý Thiên Chúa.
Kinh
Koran (2:135-136) viết: "Abraham là tín đồ Hồi Giáo đầu tiên biết
phục tùng Thiên Chúa. Đức tin của chúng ta là đức tin của Abraham.
Chúng ta tin Thiên Chúa và tin những gì Chúa đã phán truyền cho Abraham,
Ismael, Isaac, Jacob và con cháu của các ngài. Chúng ta tin những gì
Thiên Chúa đã xác minh với Moses và Jesus". (Abraham had been the
first muslim to surrender to God. Ours is the creed of Abraham. We
believe in God and in that which has been bestowed upon Abraham, Ismael, Isaac,
Jacob and their descendants, and that which has been vouched to Moses and
Jesus).
Muhammad
viết kinh Koran từ năm 610. Hai mươi năm sau, tức vào năm 630, Muhammad
trở thành giáo chủ kiêm thủ lãnh toàn thành phố Mecca . Ông xử dụng nơi đây làm thánh
địa bành trướng đạo Hồi. Năm 632, sau một cơn bệnh bất ngờ, Muhammad từ
trần trước sự ngỡ ngàng của đông đảo tín đồ. Zayd là một tín đồ đạo Do
Thái và là bạn chí cốt của Muhammad được tôn lên làm giáo chủ kế nhiệm.
Trên
phương diện lý thuyết, mọi tôn giáo đều khuyên con người làm lành lánh
dữ. Trên thực tế, Hồi Giáo cũng như Kitô Giáo đã bị lạm dụng và trở thành
một tôn giáo hiếu chiến. Hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc gia Hồi Giáo
đã trở thành các thần chiến tranh (Warlords). Nạn đa thê là chuyện phổ
biến trong các nước đạo Hồi. Phụ nữ bị coi là những công dân hạng hai nếu không
muốn nói là những nô lệ tình dục. Bọn đàn ông quyền thế và giàu có thường
lập các cung viện (harems) chứa nhiều gái đẹp để tha hồ hành lạc. Việc
sát hại các bé gái sơ sinh (female infanticide) được coi là chuyện thông thường
và gần như đã trở thành tục lệ. Phụ nữ mỗi khi bước chân ra khỏi nhà bị
bắt buộc phải dùng mạng vải che mặt. Tục lệ này khởi đầu từ lúc Muhammad
lên làm giáo chủ, các bà vợ của Muhammad dùng mạng che mặt để biểu lộ địa vị
(status) của họ. Sau này, tục lệ che mạng đã trở thành một khổ hình cho
các phụ nữ Hồi Giáo.
Trong
tác phẩm A History of God, (trang 162), tác giả Karen Amstrong nhận định:
"Hồi Giáo ngày nay bắt đầu tranh luận về bản chất của kinh Koran. Ý
nghĩa của bản văn này có thực là những lời của Thiên Chúa không? Nhiều
người Hồi Giáo nhận ra kinh Koran là nhảm nhí cũng như những người Kitô coi
chuyện Ngôi Lời Nhập Thể (nhập tràng) là nhảm nhí vậy." (Now muslims would
begin to debate the nature of the Koran: in what sense was the text really the
words of God? Some muslims found Koran as blasphemous as those Christians
who had been scandalized by the idea that Jesus had been the Incarnate Logos).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét