1. Đặt
vấn đề
Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các phong trào yêu
nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, không ngừng khắp Bắc, Trung, Nam. Đó là các
phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, cuộc vận động chống
thuế Trung Kỳ, cuộc vận động Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa thục, các phong trào Đông
Du, Tây Du do các sĩ phu yêu nước chủ xướng, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt
Nam Quốc dân Đảng tiến hành v.v.. Các phong trào kể trên đều sáng ngời tinh
thần yêu nước, bất khuất, song tất cả đều lâm vào bế tắc và cuối cùng thất bại.
Đó là sự bế tắc và thất bại về đường lối cứu nước. Trong bối cảnh ấy, Nguyễn Ái
Quốc – Hố Chí Minh, đã đáp ứng nhu cầu
lịch sử dân tộc, đưa đất nước đi vào đúng quỹ đạo thời đại mới.
Sau nhiều năm bôn ba ở khắp các châu lục Á, Phi, Âu, Mỹ làm
đủ mọi nghề để kiếm sống, hòa mình trong quần chúng cần lao, trực tiếp chứng
kiến cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận:
“ Ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu nhân dân lao động
cũng bị áp bức, bóc lột rất dã man; các dân tộc thuộc địa đều có một kẻ thù
chung là bọn đế quốc thực dân…. Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một
tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản. Từ đó người đến với chủ nghĩa Mác Lenin, thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam làm nên thắng lợi tháng Tám năm 1945, tuyên
bố độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Cách mạng
tháng Tám thành công đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam: Đất nước
độc lập, nhân dân được tự do sau gần 100 năm thống khổ dưới ách thống trị của
thực dân Pháp. Cuộc cách mạng ấy vượt tầm ảnh hưởng ra khỏi biên giới quốc gia,
trở thành động lực, niềm tin, cổ vũ cho nhân dân các nước thuộc địa đứng lên
giành độc lập. Những đóng góp của người hoàn toàn không dừng lại ở đó. Vậy, trong
những giai đoạn sau những đóng góp của Người là gì? Và sau khi người mất thì
sao? Thực tiễn lịch sử đã chứng minh những tư tưởng của người vẫn được vận dụng
tốt cho đến ngày hôm nay. Một trong những công lao đó là gì? Thể hiện như thế nào?
Một trong những cống hiến to lớn và lâu dài của chủ
tịch Hồ Chí Minh là sự thể hiện qua nhận thức sáng tạo về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2. Nội dung
2.1. Nhận
thức sáng tạo về chủ nghĩa Mác - Lênin
Người nhận thấy được một trong những ưu điểm đặc sắc nhất của lý luận Mác - Lênin là
phép biện chứng. Đó là phép biện chứng của sự phát triển xã hội, là khoa học và cách
mạng của sự phát triển, xóa bỏ trật tự xã hội cũ bất công, tàn bạo và hướng tới
xây dựng trật tự xã hội mới, dân chủ, công bằng và nhân đạo, xứng đáng nhất với
con người - đó là chủ nghĩa cộng sản. Người cũng đặc biệt đề cao học thuyết
cách mạng của Lênin, tính triệt để cách mạng lẫn đạo đức và nhân cách của người
sáng lập ra học thuyết Đảng kiểu mới, lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vĩ đại
nhất trong lịch sử, biến chủ nghĩa xã hội từ một học thuyết lý luận thành một
chế độ xã hội mới.
Người nhận rõ chủ nghĩa Mác - Lênin là biểu hiện và kết tinh
tinh hoa trí tuệ và tư tưởng của thời đại, của văn hoá nhân loại. Song, Người
cũng đặt ra một vấn đề hết sức nghiêm túc về nhận thức khoa học, người đặt vấn đề về sự cần thiết phải vận
dụng quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác để xem xét
sự khác nhau cơ bản giữa kết cấu kinh tế và kết cấu giai cấp - xã hội giữa
phương Tây với phương Đông. Do đó, nếu giải phóng giai cấp và đấu tranh giai
cấp như một đặc trưng nổi bật và là một đòi hỏi bức xúc ở phương Tây tư bản chủ
nghĩa, thì ở phương Đông, trong đó có Việt Nam lại nổi lên đặc trưng khác, đó
là giải phóng dân tộc, là giải quyết mâu thuẫn dân tộc với chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa thực dân xâm lược để giành độc lập, xóa bỏ tình trạng thuộc địa và
phụ thuộc dưới ách đô hộ, thống trị của thực dân.
Đó là lý do giải thích vì sao Người chủ trương đoàn kết tất cả
các giai cấp trong dân tộc để tạo ra sức mạnh giải phóng. Trong khi tin tưởng
chắc chắn rằng, lý luận của chủ nghĩa Mác là đúng đắn không chỉ ở phương Tây mà
còn ở phương Đông, Người còn dự báo rằng, chủ nghĩa cộng sản dễ áp dụng và cách
mạng cộng sản chủ nghĩa dễ thành công hơn chính trong thực tiễn phương Đông,
châu á và Việt Nam. Một trong những cơ sở cho giả thuyết đó là sức đoàn kết dân tộc, truyền thống cộng
đồng đã tỏ ra rất gần gũi với bản chất của chủ nghĩa cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn nêu ra một luận điểm rất khoa
học và sáng tạo, tỏ rõ chính kiến độc lập đầy bản lĩnh của Người. Đó là, muốn
áp dụng chủ nghĩa Mác, áp dụng lý thuyết cộng sản của Mác vào phương Đông và
Việt Nam thì phải xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó
bằng dân tộc học phương Đông bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở
thời mình không thể có được. Người cũng xác định rằng, nhiệm vụ ấy đang đặt ra
về mặt lý luận mà những người cộng sản phải đáp ứng.
Những luận điểm nêu trên được Nguyễn Ái Quốc nói rõ vào năm
1924, đủ thấy tư chất và bản lĩnh sáng tạo của người cộng sản trẻ tuổi vượt
trước thời đại như thế nào. Sau này, Người còn nhìn nhận chủ nghĩa Mác - Lênin
trong dòng chảy của sự tiến hoá tư tưởng, biết thâu tất cả những gì tiến bộ, ưu
tú, tinh hoa của tư tưởng, văn hóa nhân loại để vừa hiểu rõ sự phong phú của tư
tưởng, văn hoá nhân loại, vừa thấy sự phát triển nhảy vọt của những tư tưởng
mácxít vốn không tách rời, không ở bên ngoài mà tổng hợp của toàn bộ những giá
trị tinh hoa đó. Chẳng thế mà, trong khi tin và đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin,
Người vẫn rất trân trọng tư tưởng từ bi, bác ái của đạo Phật, khoan dung văn
hoá cao cả của chúa Giêsu, tinh thần thực tiễn trong Tam dân chủ nghĩa của Tôn
Trung Sơn. Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là khoa học và cách
mạng, mà còn là đạo đức và văn hóa. Người đã từng chỉ rõ, đọc hàng trăm, hàng
nghìn quyển sách Mác - Lênin mà ăn ở với nhau không có tình có nghĩa thì làm
sao gọi là Mác - Lênin được. Người cũng là nhà tư tưởng mácxít nổi bật nhất khi
tiếp cận chủ nghĩa xã hội, tiếp cận nền chính trị của giai cấp công nhân và bản
chất của đảng cộng sản từ góc độ đạo đức học và văn hoá đạo đức. Người nói, chủ
nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đối lập
với tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, chính trị cốt ở đoàn kết và thanh khiết, Đảng
là đạo đức, là văn minh.
Chân lý - một vấn đề của nhận thức luận khoa học - được Hồ Chí
Minh mở rộng sang bình diện đạo đức học. Cái gì tốt cho dân, có lợi cho dân,
cái đó là chân lý. Phục vụ nhân dân, làm công bộc trung thành và tận tụy của
dân là chân lý cao nhất, là một lẽ sống cao thượng nhất.
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đặc biệt chú trọng yêu cầu
sáng tạo, không máy móc rập khuôn, muốn vậy phải hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh và
những điều kiện lịch sử cụ thể. Người căn dặn chúng ta phải chú ý học tập kinh
nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em, nhưng không được sao chép mà
phải có tinh thần độc lập tự chủ. Người nói rõ, ta và Liên Xô rất khác nhau về
trình độ phát triển, về lịch sử và văn hoá.
Nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử đặc thù của Việt Nam là điểm xuất phát về lý
luận và thực tiễn, về ý thức hệ của Hồ Chí Minh. Đó chẳng những là cơ sở để có
những phát kiến sáng tạo, những cống hiến của Hồ Chí Minh về tư tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự cống hiến đặc sắc của Người, góp phần
làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin và kho tàng lý luận cách mạng thế giới.
2.2. Vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản
Bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân và nêu lên
tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải phối hợp chặt chẽ với
cách mạng vô sản ở chính quốc. Nguyễn Ái Quốc là người đã viết tác phẩm lý luận
Bản án chế độ thực dân Pháp rất nổi tiếng vào năm 1925. Tác phẩm này là một
tổng kết lịch sử, một cáo trạng đối với chủ nghĩa thực dân, để sau đó 20 năm,
vào năm 1945, Người viết nên Tuyên ngôn độc lập, khai sinh chế độ dân chủ cộng
hoà của nước Việt Nam độc lập, đồng thời là cáo chung chế độ thực dân ở Việt
Nam sau hơn 80 năm tồn tại của nó.
Người phân tích: Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi
bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô
sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời
cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục
hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt
lại sẽ mọc ra. Cách mạng phải có sự phối hợp ở cả chính quốc và thuộc địa,
giống như một con chim hai cánh, một cánh vỗ ở thuộc địa, một cánh vỗ ở chính
quốc. Sự diễn đạt cụ thể và giản dị trên đây đã hàm chứa tư tưởng về tính triệt
để của cách mạng chống chủ nghĩa tư bản, thực dân và tính tất yếu của sự phối
hợp các phong trào cách mạng thế giới vì mục tiêu giải phóng ở các nước thuộc địa, phụ thuộc
và ở các nước tư bản chủ nghĩa. Đó là biểu hiện lập trường cách mạng triệt để
và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận rõ, đối với những người lao
động và vô sản ở khắp mọi nơi, dù màu da có khác nhau nhưng họ đều có chung một
kẻ thù và cũng có chung một mục tiêu tranh đấu. Đế quốc thực dân ở đâu đâu cũng
là ác quỷ, phải đánh đổ nó đi. Còn anh em vô sản ở đâu đâu cũng là bạn bè, anh
em, đồng chí của nhau. Trên đời này, suy đến cùng, cũng chỉ có hai giống người:
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột.
Người đề cập tới tình hình Đông Dương và những cơ sở cho sự chín
muồi cách mạng ở đó. Đó vừa là những khẳng định khoa học, vừa là những dự báo
chính trị. Người cho rằng người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi
mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức
sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng
gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ ấn Độ chiến đấu
đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương. Theo Người, Đằng sau sự phục tùng
tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ
bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Cho đến khi, Luận cương của Lênin
được Người hấp thụ như tìm thấy cẩm nang đi đường, Người đã xác định rõ ràng
con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản.
2.3. Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công mối
quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai
cấp trên lập trường giai cấp công nhân
Trong những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, không phải tất cả những
người cách mạng và yêu nước đứng trên lập trường cộng sản, đã ý thức đầy đủ và
thật sự quan tâm tới vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
Song, đây lại là vấn đề cốt mà Nguyễn Ái Quốc đặc biệt chú ý, từ khi tham gia
hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp. Người đã thẳng thắn phê phán thái độ thờ ơ
hoặc lãng quên phong trào cách mạng ở thuộc địa và đòi hỏi Đảng Cộng sản phải
xác định rõ trách nhiệm của Đảng đối với việc thúc đẩy và phối hợp hành động
với các phong trào cách mạng ở thuộc địa. Người đã sớm đi đến một kết luận quan
trọng: sự nghiệp giải phóng dân tộc phải đồng thời gắn liền với sự nghiệp giải
phóng giai cấp công nhân và giải phóng xã hội; cả hai cuộc giải phóng đó đều là
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, là sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản. (Các
bản tham luận nổi tiếng của Người tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (17/6 đến 8/7
năm 1924) đã chứng tỏ điều đó).
Những luận điểm sau đây cho thấy tính hệ thống và sự nhất quán
của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc và cách mạng vô sản: “Chỉ có giải
phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng
này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”. “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân trên
thế giới”, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”.
Cái mới và bản lĩnh sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập
dân tộc và cách mạng vô sản là ở chỗ:
- Không tách rời giai cấp khỏi dân tộc.
- Giải phóng dân tộc
trên lập trường giai cấp công nhân, trên nền tảng ý thức hệ của giai cấp công
nhân nên cách mạng giải phóng dân tộc với mục tiêu giành độc lập dân tộc phải
do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cũng
do đó, con đường tiến lên của dân tộc và của xã hội Việt Nam chỉ có thể là con
đường xã hội chủ nghĩa, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội bằng cách
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
2.4. Có lý luận và phương pháp cách mạng đúng
đắn sáng tạo
Nhờ có lý luận và phương pháp cách mạng đúng đắn, Hồ Chí Minh đã
cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân và dân tộc ta đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu
cũ và mới, đưa dân tộc ta vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong của thế giới, xây
dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của nước ta. Tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội cũng có những nét sáng tạo đặc sắc, có giá trị
và ý nghĩa hiện đại, không chỉ với nước ta mà còn đối với các nước xã hội chủ
nghĩa khác trong loại hình “phát triển rút ngắn” và “quá độ gián tiếp”, do bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thực hiện từng bước từ dân chủ nhân dân tới chủ nghĩa xã hội.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh có cả một hệ vấn đề lý luận về
chủ nghĩa xã hội, từ đặc trưng, bản chất, mục tiêu, con đường, phương thức, mô
hình và bước đi cũng như những giải pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong sự kết
hợp giữa tính phổ biến với tính đặc thù, tính giai cấp - dân tộc - nhân dân với
tính thời đại và tính nhân loại trong thế giới đương đại ngày nay.
Hồ Chí Minh đã phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học bằng
cách bổ sung một cách tiếp cận đạo đức học cũng đồng thời là một quan niệm cụ
thể về chủ nghĩa xã hội. Người đã dự cảm từ rất sớm một vấn đề mà ngày nay ta
càng thấy rõ tính hệ trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội: Không
đánh bại chủ nghĩa cá nhân thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Cũng như vậy, không đảm bảo thực hành dân chủ rộng rãi thì không
thể chống được quan liêu, lãng phí, tham ô, tham nhũng. Rõ ràng, chủ nghĩa xã
hội là đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Thành bại của chủ nghĩa xã hội tùy thuộc
vào chỗ, những người xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là đội ngũ tiên phong có
đủ dũng khí và quyết tâm để đánh thắng thứ “giặc nội xâm” mà Người coi là kẻ
thù nguy hiểm nhất hay không? Do đó, chủ nghĩa xã hội không chỉ là kinh tế -
một nền kinh tế phồn vinh, giàu có, một thể chế chính trị dân chủ - pháp quyền,
đảm bảo quyền làm chủ thực chất của nhân dân, một xã hội công bằng, bình đẳng
cho sự phát triển hài hoà cá nhân và cộng đồng, mà còn là một nền tảng đạo đức
trong sạch, thấm sâu vào các quan hệ xã hội lành mạnh, một hệ giá trị văn hoá
nhân bản, nhân đạo và nhân văn, kết hợp được truyền thống, bản sắc dân tộc với
những tinh hoa của thời đại vì độc lập - tự do - hạnh phúc cho mọi con người,
mọi dân tộc.
Sự sâu sắc và tinh tế văn hóa, đặc biệt là văn hóa đạo đức của
Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đem vào tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội một
nhiệm vụ chiến lược - “trồng người”, đào tạo, giáo dục, rèn luyện cán bộ, coi
đó là công việc gốc của Đảng; và thực hành đạo đức cách mạng được Người quan
tâm suốt đời như một chiến lược, cả tư tưởng lẫn hành động. Chiến lược đó là
cốt lõi của chiến lược con người, chiến lược xây dựng, phát triển, đồng thời là
chiến lược bảo vệ chủ nghĩa xã hội, làm cho cách mạng, Đảng cách mạng, người
cách mạng, có sức mạnh tự bảo vệ. Điều đó cho thấy, tư duy chiến lược của Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở tầm thời đại và hiện đại như thế nào, nhất là
đem tư tưởng của Người soi rọi vào tình hình hiện nay cũng như trước những đòi
hỏi mới của thời đại, trong xu thế toàn cầu hoá và trong bối cảnh hội nhập.
Người chỉ rõ, bản chất sâu xa và tính ưu việt nổi bật của chủ
nghĩa xã hội là thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Người khẳng
định, không gì quý bằng dân, không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân,
và dân chủ là quý báu nhất trên đời của dân. Là chủ thể gốc của mọi quyền lực,
nhân dân phải là chủ sở hữu đích thực của dân chủ, phải là chủ xã hội, chủ nhà
nước, kiểm soát được nhà nước của mình và xã hội phải là một xã hội dân chủ.
Người còn nhấn mạnh, thực hành dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khoá vạn năng
để giải quyết mọi khó khăn. Vậy là, Người đã thấy vai trò động lực của dân chủ
đối với tiến bộ và phát triển, đối với chủ nghĩa xã hội.
Lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu
sắc không chỉ khoa học, cách mạng mà còn là đạo đức, là văn hoá, tức là nhân
văn. Người từng nói, chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ là nguồn sức mạnh vô
tận, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận. Phải xây dựng xã hội xã
hội chủ nghĩa sao cho đời sống vật chất ngày càng tăng, đời sống tinh thần ngày
càng tốt, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Tất cả đều nhằm vào hạnh phúc của
nhân dân. Dân chỉ biết đến dân chủ khi dân được ăn no, mặc ấm. Chúng ta tranh
được tự do, độc lập rồi mà dân vẫn cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập
cũng không có nghĩa.
Mấu chốt của xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh là phải
dựa vào dân, đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho
dân. Việc gì có lợi cho dân phải quyết làm cho bằng được. Việc gì có hại tới
dân phải quyết tránh cho bằng được. Quyền làm chủ của dân, hạnh phúc của dân,
sự phát triển tự do, dân chủ, công bằng trong xã hội - đó là những giá trị đảm
bảo cho chế độ phát triển bền vững và chủ nghĩa xã hội thực sự là một xã hội
văn hoá cao, trong đó, con người là con người xã hội chủ nghĩa, nhân dân là chủ
và làm chủ. Trong những tư tưởng hàm xúc đó đã toát lên đầy đủ những vấn đề cốt
yếu về mục tiêu, bản chất, động lực, cách làm và bước đi của chủ nghĩa xã hội.
Đó là chủ nghĩa xã hội Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là một trong
những cống hiến sáng tạo nổi bật của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
2.5. Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một quan hệ biện chứng, thấm nhuần sâu sắc quan điểm
thực tiễn - phát triển và đổi mới.
Những
luận giải cô đọng, hàm xúc của Hồ Chí Minh cho thấy, độc lập dân tộc là tiền
đề, là điều kiện của chủ nghĩa xã hội, đó là nền tảng chính trị, là cơ sở dân
tộc và chủ quyền nhân dân của chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là thước đo dân chủ và
tự do của phát triển xã hội, một xã hội văn minh, hiện đại mà lịch sử tìm thấy
sự biểu hiện tốt nhất ở chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội chính là cách thức
tổ chức xã hội tốt nhất để làm cho Tổ quốc, đất nước, quốc gia trường tồn, con
người cá nhân và cộng đồng xã hội được phát triển tự do, toàn diện mọi khả năng
sáng tạo, được thụ hưởng hạnh phúc vật chất, tinh thần trong một môi trường
lành mạnh, tốt đẹp nhất. Đó cũng chính là hàm ý sâu xa trong một chân lý lớn mà
Hồ Chí Minh nêu ra: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Thực tiễn khẳng định, quan điểm Hồ Chí Minh về giải phóng và phát triển
đã mở ra con đường phát triển tốt đẹp nhất cho dân tộc Việt Nam : Độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đặt nền móng lý luận cho cách
mạng Việt Nam trong thời đại mới, đã tìm thấy con đường phát triển đúng đắn,
hợp lý, có triển vọng nhất, phù hợp với trào lưu tiến hoá chung của nhân loại
và xu thế phát triển của thời đại.
Để tiếp
tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt từng được thử thách của đội tiên phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam
nhất định thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng vĩ đại đã được lịch sử dân
tộc lựa chọn. Cách mạng là sáng tạo, là sự thống nhất biện chứng giữa những quy
luật phổ biến với tính đặc thù của từng dân tộc. Không có mô hình duy nhất
trong thực tiễn cho các quốc gia. Chủ nghĩa giáo điều, dù cũ hay mới, cũng như
chủ nghĩa xét lại đều trái với con đường cách mạng và phát triển Việt Nam.
Quán
triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh “dĩ bất biến ứng vạn biến”, kết hợp nhuần
nhuyễn, khôn khéo và thông minh tính kiên định về nguyên tắc và mục tiêu không
thay đổi với đầu óc uyển chuyển, tinh thần và khả năng thường xuyên đổi mới,
sáng tạo phù hợp, đáp ứng tình hình quốc tế và đất nước giai đoạn đầy biến động
nhanh và khôn lường hiện nay - đó là bí quyết thành công trong sự nghiệp cách
mạng vĩ đại của Đảng ta và dân tộc ta.
Tuy nhiên hiện nay có nhiều nguồn thông tin khác nhau luôn tìm mọi
cách “moi móc chuyện dời tư của ông Hồ”, chống phá nhằm phủ nhận những công lao
cũng như những đóng góp của Người, cũng có một số người luôn đặt
câu hỏi về một số việc mà Bác đã làm, tìm cách chống đối nhằm bôi đen làm cho
một số phần tử không có điều kiện tiếp cận sâu lịch sử dẫn đến hiểu sai sự thật
lịch sử. Theo tôi bất cứ một quốc gia nào
trong quá trình phát triển cũng mắt phải những sai lầm không
tránh khỏi, và nếu là một thực thể sống, là một cá nhân thì càng không thể. Ở Việt Nam
cũng không ngoại lệ, là một quốc gia non trẻ làm sao tránh khỏi sai lầm và
chúng ta là người nghiên cứu lịch sử phải nhìn đúng sự thật một khách quan,
phải vạch ra đúng đâu là công và tội. Tránh hiện tượng nghiên cứu lịch sử theo kiểu “trăm dâu đổ đầu tầm” thì giá trị trí thức sẽ được bảo khoa học.
3.
Kết luận
Tổng
kết hết cuộc đời và những cống hiến của
Chủ
tịch Hồ Chí Minh, qua những phân tích tài liệu trên, ta thấy Bác chỉ có một điểm nổi bật, và dân tộc cũng như lịch sử Việt Nam
cũng chỉ ghi và nhớ một điều: Độc Lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Không có Chủ tịch
Hồ Chí Minh thì Việt Nam không thể thoát ra khỏi nền đô hộ của thực dân Pháp, và các đồng chí của Người đã không thể thực hiện được ý nguyện của ông là thắng
giặc Mỹ, mang lại độc lập, thống nhất và hòa bình cho Việt Nam. Biết bao nhiêu
người yêu nước khác cùng tâm nguyện, cũng đã cống hiến đời mình để chống xâm
lăng, nhưng đều thất bại: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,
Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học ...Chỉ có ông Hồ Chí Minh là
thành công. Và hơn nữa, trong thời đại bây giờ khi nói đến Việt Nam tất cả điều nghĩ đến Hồ Chí
Minh. Không chỉ vậy, rất nhiều tờ báo nổi tiếng thế giới đã lấy chủ đề từ Bác
Hồ Chí Minh của chúng ta như: Tạp chí In Asien của Đức; Tờ The
Straits Times của Singapore ; Tờ Time của Mỹ; Tờ Manila Times; Tờ Tiến
lên của Xri Lanca…Riêng Tạp
chí Time của Mỹ ra đời năm 1923. Trong suốt hơn tám mươi lăm năm kể từ khi ra đời, đã có năm lần hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt
Nam xuất hiện trên trang bìa tạp chí này, trong đó bốn lần là chân dung toàn
mặt bìa, cho thấy mối quan tâm của dư luận Mỹ nói riêng, thế giới nói chung,
đối với cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu của chúng ta, cũng như đối
với quá trình lịch sử của nước Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, Việt Nam còn là chủ
đề xuất hiện trên nhiều số khác của Time.
Sau
tin Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã ra đi mãi mãi, tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn đã
viết: "Con người mảnh khảnh đó với
đôi mắt bốc lửa đã trải qua nhiều nghề nghiệp từ khi còn là người bồi bàn trên
tàu thủy, làm nghề rửa bát, cấp dưỡng, giáo viên, làm ảnh để rồi trở thành nhà
tổ chức không mệt mỏi, vươn lên trên cả những nhân vật đương thời". Trên
các tờ báo lớn của Mỹ, chân dung Hồ Chủ tịch được khắc họa đậm nét.
Ngày
nay, tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trân trọng ghi vào
các bộ đại bách khoa, các bộ từ điển danh nhân lỗi lạc của loài người.
Thật
vậy, Hồ Chí Minh- một vĩ nhân kiệt xuất của nhân loại, Người tìm ra con đường cách mạng đúng đắn nhất cho nhân dân Việt Nam, đã
đóng góp rất nhiều cho tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng dân tộc nói riêng và cho nhân dân lao động thế
giới nói chung. Điều này là sự thật đã được chứng minh chúng ta không thể phủ nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét