PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quan điểm của Mĩ,
Đông Bắc Á được xem là một trong bốn khu
vực địa – chính trị quan trọng để quốc gia này triển khai chiến lược toàn cầu.
Thời kì chiến tranh lạnh, khu vực này là một trong những trọng điểm chính sách
an ninh của Mĩ để ngặn chặn sự lan rộng của “chủ nghĩa cộng sản”. Chiến tranh
lạnh kết thúc, điều đó không đồng nghĩa với việc Mĩ giảm dần ảnh hưởng ở đây mà
sự ảnh hưởng đó ngày càng được được tăng cường. Có nhiều lí do để giải thích
cho sự hiện diện ngày càng tăng ở đây của Mĩ, điều trước hết là Mĩ đang bị
“thách thức” bởi các lực lượng đang trỗi dậy.
Trong khi khu
vực này đang dần trở thành một vành đai trong tổng thể vành đai kinh tế của khu
vực Châu Á –Thái Bình Dương, một khu vực được xem là phát triển năng động nhất
của thế kỉ XXI với sự xuất hiện một số nền kinh tế thần kỳ như Nhật Bản, Nga,
Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và củng là nơi hiện diện nhiều nước lớn trên thế
giới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính việc tập trung nhiều nước lớn tại một
địa điểm là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến an ninh khu vực, quốc
gia nào cũng muốn khẳng định vị thế của mình, do đó thiếu đi một sự liên kết
cần thiết vì lợi ích chung. Bên cạnh đó còn có nhiều vấn đề khúc mắc trong lịch sử còn kéo dài đến hiện
nay cũng làm cho tính liên kết an ninh khu vực yếu đi.
Đề cập đến vấn
đề an ninh, một số nhà nghiên cứu cho rằng, khu vực Đông Bắc Á nói riêng hiện
vẫn tồn tại mần móng của những nguy cơ gây mất ổn định. Thực ra, những cấu trúc
mới của thời kỳ chiến tranh lạnh vẫn còn hiện hữu. Đó là bầu không khí chính
trị căng thẳng kéo dài gây ra bởi các toan tính lợi ích khác nhau từ các bên
tham gia trong tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên. Đi xa hơn là tâm lí e ngại, bởi khả năng tái vũ trang của nước Nhật
hay sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc lục địa cũng như vấn đề eo biển
Đài Loan, hoặc còn nhiều vấn đề tiềm ẩn của sự tranh chấp lảnh thổ giữa các
quốc gia trong khu vực vẫn chưa được giải quyết. Điều đó đã dẫn tới sự phát
triển mất cân bằng trong khu vực trên các lĩnh vực. Có thể nói, nguy cơ gây mất
ổn định nằm ngay trong các xung đột lợi ích gữa các quốc gia trong vùng trên cả
khía cạnh kinh tế lẫn chính trị. Chúng có nguồn gốc lịch sử rõ ràng và hiện hữu
trong các mối quan hệ chằng chịt giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Nga và
Triều Tiên. Nhưng việc thúc đẩy qua trình tìm kiếm một cơ chế an ninh bền vững
ở khu vực Đông Bắc Á cho hiện tại vẫn còn ở phía trước.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực
hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi các nước trong khu vưc thay đổi chính sách
nhằm tăng cường các mối quan hệ song phương, đa phương ổn định để cùng phát
triển. Nhưng những mâu thuẫn có từ quá khứ lịch sử và trở ngại về “lòng tự hào và sự tổn thương dân tộc”[15]
luôn là vấn đề nổi cộm mà các bên cần quan tâm nhằm duy trì an ninh khu vực.
Đây là những nhân tố làm cho an ninh khu vực Đông Bắc Á ngày càng trở nên
bất ổn và tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ mâu thuẫn khi tương quan lực lượng thay
đổi.
Nghiên cứu về đề tài này chúng ta có thể hiểu một phần nào những vấn đề
về an ninh mà khu vực cũng như thế giới đang quan tâm. Để từ đó, có thể nhận
định một cách khách quan tình trạng an ninh khu vực và dự đoán khả năng liên
kết an ninh khu vực trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên thôi thúc nhóm chúng tôi quyết định chọn đề
tài “Những
yếu tố ảnh hưởng đến an ninh khu vực Đông Bắc Á” để làm đề tài nghiên
cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có một số
công trình nghiên cứu có liên quan đến một số yếu tố ảnh hưởng đến an ninh khu
vực Đông Bắc Á, nhưng mỗi một tài liệu có một cách tiếp cận và quan điểm khác nhau như:
TS. Trần Anh Phương, (2007), “Chính
trị khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh lạnh”, NXB Khoa học xã hội.
Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng đánh diển biến một số vấn đề về tình
hình chính trị cơ bản ở khu vực Đông Bắc Á, đồng thời dự báo xu hướng phát
triển tình hình chính trị khu vực một cách khái quát.
GS. TS. Dương Phú Hiệp – PGS. TS Vũ Văn Hà, “Cục diện châu Á Thái Bình Dương”, NXB
CTQG. Tác giả tập trung trình bài một vấn dề lớn của khu vực: phác thảo bức
tranh tổng thể về cục diện khu vực, trong đó đi sâu vào khu vực Đông Bắc Á và
cung cấp một số thông tin, luận cứ khoa học dự báo tình hình phát triển khu vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Phạm Bình Minh, 2010, Cục diện thế giới đến 2020, Nxb CTQG. Cuốn sách có đề cập và tập
trung phân tích, về cục diện khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cùng những mối
quan hệ lớn trong khu vực, trong đó đi sâu và phân tích sự hiên diện của Mỹ với
nhưng liên minh quân sự với Nhật, Hàn.
Trong cuốn Cộng
hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Tác giả
Phạm Quý Long đã khái quát một một cách sâu sắc về đặc điểm của khu vực Đông
Bắc Á, đồng thời tác giả củng đi sâu vào phân tích vấn đề hạt nhân của Triều
Tiên dưới tác động từ bên trong và bên ngoài.
Một số Tạp Chí nghiên cứu về Đông Bắc Á đề cập đến một số vấn đề: tranh
chấp lảnh thổ giữa các nước đặc biệt là mối quan hệ giữa Nhật – Trung Quốc, Nga
– Nhật, Nhật – Hàn tác động mạnh mẻ đến an ninh khu vức với sự nghị kị và tâm
lí e ngại của các nước trong khu vực với Nhât…Nhưng chưa khái quát một cách có
hệ thống nhũng yếu tố làm bất ổn đến an ninh của khu vực.
Nhìn chung các công trình ở trên
nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan đến đề tài này ở nhiều mức độ và khía cạnh
khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về những mâu thuẫn tác
động đến an ninh khu vực Đông Bắc Á. Đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến an
ninh khu vực Đông Bắc Á” của nhóm tôi nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp,
liên kết, xâu chuổi lại các vấn đề của những công trình trước đó nhằm tìm hiểu làm
sáng tỏa tình trạng an ninh ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh khu vực Đông Bắc Á
nhằm góp phần nhìn nhận tình hình an ninh khu vực một cách khách quan.
Thứ hai: Để tích lũy vốn kiến thức, tăng cường sự hiểu biết nhằm bổ trở
cho công tác giảng dạy sau này.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đi sâu vào nghiên cứu cơ
sở lý luận và thực tiễn của những yếu tố tác động đến an ninh khu vực Đông Bắc
Á. Qua đó thấy được sự cần thiết phải liên kết an ninh tạo thành một cộng đồng
Đông Bắc Á phát triển bền vững.
4. Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa các
nước trong khu vực, Vấn đề Đài Loan, Vấn
đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và Liên minh quân sự giữa Mĩ với một số
nước trong khu vực Đông Bắc Á là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến an ninh
của khu vực trong giai đoạn hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Xoáy quanh những vấn đề
tranh chấp lãnh thổ, sự tồn tại những “điểm nóng” , an ninh khu vực…đồng thời
có những nhận định về triển vọng an ninh của khu vực Đông Bắc Á.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu đề tài này nhóm chúng tôi đứng trên lập trường quan điểm của
chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tuởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu chủ yếu là: phương
pháp lịch sử, phương pháp lôgic và phương pháp liên ngành.
Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh,
khai thác thông tin từ mạng và các tài liệu sách, báo, tạp chí…
6. Đóng góp của đề tài.
Đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp hiện trạng vấn đề an ninh của khu vực Đông
Bắc Á và nhu cầu giải quyết an ninh khu vực.
7. Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phục lục và tài liệu tham khảo, đề
tài gồm có 2 chương.
Chương 1: Một số nét về tình hình khu vực Đông Bắc Á hiện nay
Chương 2: An ninh khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh lạnh dưới tác
động của một số thách thức
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Một số nét về tình
hình khu vực Đông Bắc Á
1.1 Đặc điểm khu vực
Đông Bắc Á
Khu vực Đông Bắc Á tuy không còn đặt trong trạng thái căng thẳng và đối
đầu quyết liệt như thời kì cuộc “Chiến tranh lạnh” nhưng vẫn còn nhiều vấn đề
phức tạp và khó khăn tồn tại đến hiện nay mặc dù là mâu thuẩn nó không gay gắt
như thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. Nếu xem xét một cách tổng quát nhất bứt tranh
toàn cảnh về thực trạng tình hình chính trị quốc tế nói chung và khu vực Đông
Bắc Á nói riêng trên nhiều khía cạnh khác nhau trong vòng gần một thập niên
qua, người ta có thể tìm thấy một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Đông Bắc Á là khu vực
rất đặc biệt, một khu vực được xem phát
triển năng động nhất của thế kỷ XXI, nơi hiện diện nhiều nước lớn Nga, Nhật
Bản, Trung Quốc…Xét về địa lý, văn hóa, lịch sử thì khu vực Đông Bắc Á đã từng
là một trong những tâm điểm của chiến tranh thế giới thứ hai nó tồn tại hai
trục tiêu biểu: Phát xít Nhật Bản, phe đồng minh - Trung Quốc và một số nước
Châu Á. Nhật Bản đã gây nhiều đau thương cho các dân tộc Châu Á nói chung và
người dân Trung Quốc nói riêng. Mặc dù giữa các quốc gia Đông Bắc Á về mặt văn
hóa có nét tương đồng, không thể phủ nhận lịch sử văn hóa Trung Quốc có ảnh
hưởng sâu đậm đến các nước như: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản;….Nhưng điều này
không có nghĩa mâu thuẫn giữa các nước sẽ được giải quyết dựa trên sự đồng cảm
về văn hóa.
Nhật Bản cũng đã rất cố gắng trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh
bằng viện trợ ODA, đầu tư ở các nước Đông Bắc Á… nhưng khi Nhật cho phát hành
bộ sách giáo khoa với những trình bày thiếu tôn trọng sự thật lịch sử, cuộc
viếng thăm ngôi đền Yasukami,… và đặc biệt là khi Mỹ và Nhật ký với nhau Hiệp
ước an ninh không thời hạn… phần nào đó làm gia tăng tâm lý nghi ngại của các
nước láng giềng đối với Nhật Bản.
Thứ hai: Khu vực Đông Bắc Á tồn
tại các thể chế chính trị - xã hội khác nhau. Đây là khu vực với số lượng các
quốc gia và vùng lãnh thổ không nhiều song khu vực này đã chứa đựng, hội tụ đầy
đủ những đặc điểm của thời kỳ chiến tranh lạnh, một hệ quả mà không ai muốn nó
xảy ra. Chia cắt hai miền Nam
- Bắc Triều Tiên hay “cơ chế một đất nước hai chế độ” [2;22] như Trung Quốc - Hồng Kông. Nhưng sự tồn tại hai thể chế
chính trị - xã hội lại cùng vận hành cùng cải cách sửa đổi và phát triển, cho
dù đó là TBCN hay CNXH. “Khác với thời kỳ chiến tranh lạnh, mâu thuẫn về ý thức
hệ tư tưởng luôn ở trong tình trạng đối kháng gay gắt, không khoan nhượng giữa
hai cực chính trị đối lập: Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ và vùng Viễn
Đông nước Nga (Liên Xô cũ) là thuộc hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu, còn lại
là Nhật Bản, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên), Hồng Kông và Đài Loan thuộc về hệ thống
TBCN mà Mỹ là cường quốc đứng đầu. Thời kỳ hiện đại đã được thay đổi bằng những
nét mới. Hầu hết các nước cho dù có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nhưng
vẫn cùng nhau hợp tác để phát triển kinh tế, giữ gìn hòa bình, không lấy hệ tư
tưởng để quy chiếu và cản trở quá nhiều như trước kia ” [2, 22].
Chính sự đa dạng chính trị của khu vực với các thể chế chính chính trị -
xã hội khác nhau của một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều
Tiên cũng tạo nên những khó khăn cho sự đồng thuận về những vấn đề tranh chấp
liên quan giữa các nước, hầu hết các
nước đều có mục tiêu đối ngoại riêng. Trung Quốc đang có tham vọng vươn lên
trong vai trò lãnh đạo Châu Á; Nga đang tìm cách trở lại khu vực trong cuộc
cạnh tranh với Hoa Kỳ; Hàn Quốc luôn muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên để có
thể giữ được vai trò độc lập hơn trong ngoại giao khu vực và toàn cầu; Bắc
Triều Tiên là một hình ảnh phản chiếu ngược lại với Nam Triều Tiên Nhật Bản
đang ra sức “trở lại” Châu Á trong cuộc cạnh tranh vai trò lãnh đạo châu lục
này với nhiều nước.
Thứ ba: Chế độ chính trị - xã hội
trong khu vực đa dạng điều tất nhiên cũng sẽ có những khoảng cách lớn về chính
trị. Chính vì lẽ đó mà quá trình thúc đẩy hơn nữa sự hình thành của chủ nghĩa
khu vực được dự báo rằng sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó không loại trừ khả
năng sẽ gặp phải phản đối của Mỹ và các nước Châu Âu trong trường hợp tiến hành
thống nhất về kinh tế trong khu vực Đông Bắc
Á - một khu vực tồn tài quá nhiều nước lớn có nền kinh tế phát triển, là
khu vực được đánh giá là năng động nhất thế giới. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của ba
nền kinh tế Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc được ví như những đầu tàu kéo nền
kinh tế thế giới- có nói quá hay không, xem lại cách dung từ vượt qua cơn bão
suy thoái. Chính ưu điểm này lại là khuyết điểm của nó gây nên tình trạng bất
ổn khu vực. Nó chưa có một liên kết khu vực như ở Châu Âu có liên kết EU. Hiện
nay khu vực Đông Bắc Á đang cố gắng đến hình thành một liên kết khu vực để cân
bằng tình trạng mà người ta thường hay đánh giá đó là: “nóng về kinh tế - lạnh
về chính trị”.
Thứ tư: Khu vực Đông Bắc Á là khu vực xung đột bất ổn nhưng lại là khu vực
thịnh vượng, cùng chung sống. Đông Bắc Á được xem như là một trong những chiến
trường thế giới của sự căng thẳng, bất ổn và thảm họa tiềm tàng: kết cấu quân
sự chính trị thời “chiến tranh lạnh” vẫn tồn tại - vấn đề hạt nhân của CHDCND
Triều Tiên, vấn đề bốn hòn đảo phía bắc Nhật Bản (Habomai, Shikotan, Etorofu,
Kunashir); quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan; vấn đề biển đảo (đảo Điếu
Ngư/Senkaku biển Hoa Đông, đảo Dokdo/Takeshima ở biển Nhật Bản, hay quần đảo
Curin tranh chấp Nga- Nhật) đã khiến cuộc tranh chấp các biển đảo trở nên phức
tạp, căng thẳng, quyết liệt hơn; các mối đe dọa an ninh phi truyền thống (khủng
bố quốc tế tội phạm xuyên quốc qia, an ninh trên biển, thảm họa do thiên tai,
dịch bệnh truyền nhiễm, nạn buôn người) đòi hỏi sự hợp tác toàn khu vực và quốc
tế; phát triển kinh tế, chính trị, quân sự không đồng đều, không cân đối trong
từng nước và giữa các nước trong khu vực, dẫn đến khủng hoảng tài chính kinh
tế, rối loạn chính trị, xã hội, nghiêm trọng hơn làm phá vỡ thế cân bằng chiến
lược. Việc tìm kiếm giải pháp cho những điểm nóng này thuộc sự bế tắc bởi vị
trí địa - chiến lược, địa- kinh tế của Đông Bắc Á được các nước lớn coi là
những tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng và thể hiện quyền lực trong khu vực trước
xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Nhật Bản và Trung Quốc - một là
cường quốc đã được thiết lập và nước kia là cường quốc đang nổi lên; một nước
đang ở trong tình trạng nhiều xáo trộn về chính trị và nước kia tràn đầy sự tự
tin; một nước là đối tác chủ chốt của Mỹ và nước kia là đối thủ tiềm tàng đối
mặt nhau, với những thù địch trước đây đã trở nên sâu sắc hơn bởi những diễn
biến phức tạp hiện nay khi mỗi nước có quan niệm và động thái riêng khi xem xét
lại vấn đề lịch sử.
Ví như bán đảo Triều Tiên bị chia cắt liên tục những cuộc khẩu chiến,
thậm chí “ động thủ ” bằng súng đạn, tên lửa nhỏ lẻ, cục bộ mà có nguy cơ biến
thành một cuộc chiến tranh nóng cục bộ bất cứ nước nào giữa một bên là Hàn Quốc
với sức mạnh kinh tế, quân sự dồi dào và sự ủng hộ của Mỹ, Nhật Bản bên kia là
Triều Tiên với kinh tế nghèo nàn, lực lượng quân sự lạc hậu nhưng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Đông Bắc Á chưa bao giờ là mờ nhạt trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Đặc biệt
với chiến lược “trở lại Châu Á” của Mỹ đưa ra mới đây, năm 2011 khu vực này vẫn
sẽ là chủ đề nóng, nơi giằng xé những lợi ích đồng thời cũng cho các nước lớn
những quân bài mặc cả trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Đồng thời Đông Bắc Á là khu vực được đánh giá là khu vực của hòa bình và
sự phồn thịnh. Hàn Quốc, Nhật Bản trải qua hai giai đoạn phát triển thời kỳ về
kinh tế, là một trong những tiến bộ đáng kinh ngạc của nhân loại, với sức khỏe
và sự giàu có của người dân đang tăng lên với mức tăng không thể tưởng tượng
được cách đây 50 năm. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh
tế lớn thứ hai thế giới tính về tổng sản lượng quốc nội GDP. Nhưng nếu xét thu
nhập đầu người, Nhật vẫn gấp Trung Quốc hơn 10 lần, vì vậy việc kinh tế Trung
Quốc vượt Nhật Bản chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà thôi. Nhưng Nhật Bản cũng
phải nhìn nhận thực tế: dù phát triển về kinh tế, nhưng về chính trị 6 thủ
tướng trong vòng 4 năm, sự bất ổn này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến vai trò của Nhật
Bản trên trường quốc tế.
Sự phát triển của các cường quốc ở khu vực Đông Bắc Á không thể tồn tại
riêng lẻ độc lập, các quốc gia này đều cần đến sự hợp tác của quốc gia kia vì
nền kinh tế khu vực Đông Bắc Á sẽ lèo láy con tàu phát triển của kinh tế thế
giới. Các quốc qia chỉ dừng lại ở hợp tác song phương, đa phương mà chưa thể
nào tiến tới được thành lập một khu vực phát triển kinh tế bền vững, liên kết an ninh bền vững
đều đó cần đến sự hợp tác liên kết thành một khối cộng đồng chung như Châu Âu
đã từng tiến hành.
1.2 Tình hình biến đổi
kinh tế khu vực Đông Bắc Á
Từ sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc thế giới chuyển sang một giai
đoạn mới: xu thế lấy kinh tế làm trọng điểm, xu thế hòa dịu trên quy mô toàn
thế giới. Các nước lớn đều chỉnh mối quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng
mối quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và hướng về lâu dài. Kinh tế Đông Bắc Á
cũng nằm trong cục diện kinh tế sau thời
kỳ “chiến tranh lạnh” và chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa. Đó là một thực tế bởi
trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa và khu vực hóa, xu hướng tự do hóa đầu tư và
mậu dịch trở nên nổi trội đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải phát triển ổn định và bền vững. Hiện nay
ở Đông Bắc Á gần một thập kỉ gần đây, sự
thịnh vượng cũng như sự “ thay đổi ” của nền kinh tế các nước Đông Bắc Á gắn
chặt với những biến động của toàn cầu hóa và khu vực hóa. Sự thành công của
kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, đặc biệt là Trung Quốc…là một minh chứng
cụ thể về những tác động của tình hình thế giới và khu vực. Điển hình là Trung
Quốc, khi giới chuyên gia nhận định: Trung Quốc có đạt được tốc độ tăng trưởng
cao suốt hai thập kỉ qua nếu không có thị trường Hoa Kỳ, EU Hoặc những con rồng
của Châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan có xuất hiện hay không?
Nhưng các nước Đông Bắc Á có một vai trò rất quan trọng trong tiến trinh hợp
tác thúc đẩy kinh tế. Bên cạnh đó, những tác động tích cực của tiến trình liên
kết Đông Á - một nội dung căn bản của
khu vực hóa - cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
Đông Bắc Á, thị trường các nước ASEAN được xem “sân sau quan trọng” cho các nền
kinh tế Đông Bắc Á. Nhờ đẩy mạnh tiến trình liên kết kinh tế Đông Á, các FTA
song phương giữa các nền kinh tế Đông Bắc Á với ASEAN. Bởi vậy, trong tương
lai, ASEAN vẫn là một nhân tố quan trọng, một đối tác lớn có ảnh hưởng đến nền
kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc kể cả Nga trong hiện tại và tương
lai.
Thực chất của các quan hệ kinh tế giữa các nền kinh tế Đông Bắc Á với Mỹ
là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Ở đó hợp tác kinh tế trở thành ưu thế nổi trội
và phụ thuộc lẫn nhau trong tương lai, đồng thời khu vực này ngày càng được
nhận diện như một khu vực của thế giới và có mắt xích đối với Mỹ - một nền kinh
tế hàng đầu của thế giới. Và điều này cũng có nghĩa là khi các đối tác của Đông
Bắc Á “Sổ mũi thì các nền kinh tế ở khu vực này sẽ bị hắt hơi”[19].
Liên kết nội khối Đông Bắc Á đang trở thành một xu thế không thể đảo
ngược. Đó là việc các nước Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc đi đến kí kết Hiệp
định thương mại tự do (Đông Bắc Á), với mục tiêu sớm mở các cuộc thảo luận ở
cấp chính phủ để đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này. Hiệp định này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình liên kết các nền kinh tế lớn trong
khu vực Châu Á, đồng thời nó góp phần đẩy nhanh việc hình thành cộng đồng Đông
Á theo sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama. Sự hợp tác ba bên về
thương mại không chỉ là “chìa khóa” thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Đông Bắc Á,
mà còn là động lực góp phần đẩy nhanh liên kết an khu vực.
Đông Bắc Á là khu vực có mức độ tăng trưởng lớn nhất của thế giới, chiếm khoảng 16% GDP toàn cầu, hơn
70% tổng lượng kinh tế của Châu Á và 2/3 tổng giao dịch thương mại khu vực. Sự
hợp tác thương mại Trung Quốc - Nhật Bản -
Hàn Quốc càng có ý nghĩa hơn với
sự phát triển kinh tế khu vực Đông Bắc Á, sự trỗi dậy Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc được ví như những đầu tàu
kéo nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, dù duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế
song vẫn chưa bền vững. Hiện tại những diễn biến không thuân lợi trên thị
trường tài chính của các nước Đông Bắc Á vẩn làm cho thế giới lo ngại. Sự lúng
túng trong việc xử lý các khoản nợ, thiếu hụt cán cân thanh toán…là những biểu
hiện và hậu quả mà hiện nay các nước này đang gặp phải.
Đông Bắc Á trở thành một trong những trung tâm kinh tế bật nhất của thế
giới, sự thay đổi ngạn ngục cùa các nền kinh tế như:
Trung Quốc - một thế lực kinh tế
đang nổi lên và có vai trò đầu tàu ở khu vực Đông Bắc Á. Quý hai năm 2010, Trung
Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ. Có khả
năng 2020 Trung Quốc chiếm lĩnh vị trí siêu cường thế giới. Khi đó, Trung Quốc
sẽ gia tăng thế lực cạnh tranh lên các đối tác và tác động tích cực đến chiều
hướng phát triển kinh tế ở Đông Bắc Á.
Nếu thời kỳ chiến tranh lạnh trật tự hai cực Xô - Mỹ chi phối thì đến nay
trật tự thế giới đa cực ngày càng định hình rõ ràng. Mỹ từ khi phát động chiến
tranh Irắc, tỉ trọng kinh tế liên tục giảm từ 35% ( 2003) xuống 24% hiện nay.
Trung Quốc ngày càng có điều kiện thuận lợi trỗi dậy. Nhật Bản trở thành một
trong nhiều cực cùng với Mỹ là nền tảng trong mọi chính sách đối ngoại của mình
tỏa ra ngày càng độc lập hơn. Nhật Bản đang điều chỉnh chính sách đối ngoại của
mình đối với các nước trong khu vực, là đối tác thương mại lớn thứ ba của
ASEAN. Đồng thời Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất ở khu vực này.
Về phía Hàn Quốc, sau chiến tranh lạnh, nền kinh tế của Hàn Quốc được
nâng đỡ của Mỹ phát triển một cách nhanh chóng trở thành một đối tác lớn cùng
với Nhật Bản, Trung Quốc. Qũy Tiền tệ Quốc tế ước tính tỷ lệ tăng trưởng của
Hàn Quốc trong năm 2010 lên mức 6,1% .
Tóm lại : Sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc tình hình kinh tế các
nước Đông Bắc Á thay đổi một cách ngạn
ngục, các nước có điều kiện hòa bình thuận lợi cho hợp tác kinh tế. Liên kết
kinh tế khu vực đang tăng mạnh mẽ ở Đông Bắc Á cho thấy được mô hình hợp tác
kinh tế khu vực mang tính cạnh tranh đa tầng là thích hợp nhất bởi ở đây tồn
tại quá nhiều nền kinh tế phát triển của thế giới, góp phần đưa nền kinh tế của
thế giới phát triển nhanh hơn trong thế kỉ XIX.
1.3 Tình hình an ninh chính trị khu vực Đông Bắc Á
Khu vực Đông Bắc Á từ sau khi cuộc
chiến tranh lạnh kết thúc do nhiều nguyên nhân khác nhau đã trở thành một khu
vực có nhiều diễn biến an ninh - chính trị phức tạp, tồn tại nhiều vấn đề nhạy cảm mà khu vực phải
đối mặt với những bất ổn tiềm tàng về chính trị. Những điểm nóng, nguy cơ phá
vỡ sự ổn định của khu vực: kết cấu quân sự chính trị thời “chiến tranh lạnh”
vẫn còn tồn tại, vấn đề hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, quan
hệ hai bên bờ eo biển Đài Loan, vấn đề tranh chấp lãnh thổ…đã trở thành một mối
đe dọa đến an ninh của khu vực bởi “lòng tự hào và sự tổn thương dân tộc”[ 20]. Chính vì vậy, tình hình chính
trị ở Đông Bắc Á không diễn ra như thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng mâu thuẫn
vẫn còn tồn tại và mang một màu sắc khác.
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ( khủng bố quốc tế, tội phạm
xuyên quốc gia, thảm họa, dịch bệnh, thiên tai…đã và đang trở thành một tâm
điểm đe dọa đến an ninh các nước trong khu vực. Trước xu thế phát triển chung
của khu vực Đông Bắc Á cũng như Đông
Á. Tất cả các quốc gia đều tiến hành
điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm để tranh thủ tìm kiếm những bạn đồng minh
nhằm nâng cao vị thế và ảnh hưởng trong
khu vực. Từ đây Nhật Bản, Nga…kể cả Hoa Kỳ cũng đã có mặt ở đây, làm cho các
mối quan hệ trở nên phức tạp, mặc dù là không gay gắt như thời chiến tranh
lạnh.
Nối tiếp thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh” Đông Bắc Á bước dần vào xu thế
toàn cầu hóa, sự phát triển kinh tế được các nước ưu tiên phát triển hàng đầu
“sống hòa thuận và biết kiến tạo”[20] các nước tiến dần lại với nhau vì các
lợi ích kinh tế và an ninh - chính trị. Nhưng trong giai đoạn hiện nay vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề xuất phát từ bản thân các nước, nguy cơ sự hồi sinh của
chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy. Đây không phải là vấn đề mới của khu vực.
Những vùng đất, những eo biển, đảo được xem là chiến lược trong việc khẳng định
chủ quyền dân tộc và sức mạnh chính trị của mình, không chấp nhận sự thua
thiệt. Vì vậy, tình hình an ninh - chính trị và nguy cơ về một cuộc xung đột
vẫn đang diễn ra gây mất ổn định đến an ninh khu vực. Năm 2010 được coi là năm
“đua tập trận” ở Đông Bắc Á, thế giới đã chứng kiến hàng chục cuộc diễn tập
quân sự đa phương hoặc song phương với quy mô lớn: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Nga…và những cuộc viếng thăm, hành động cục bộ nhằm khẳng định chủ quyền
của mình đối với những quần đảo này. Đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan vẫn đang
chi tiêu một số tiền lớn để hiện đại hóa và năng cấp khả năng quân sự của họ.
Tình hình chính trị thay đổi đã ảnh hưởng và tác động đến tiến triển các
mối quan hệ của cục diện biến đổi chính
trị ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh lạnh. Các mối quan hệ này có sự liên
kết trên cơ sở dùng cơ chế mềm để giải quyết các mâu thuẫn giữa các nước
và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều
Tiên.
Chương 2: Những yều tố ảnh hưởng đến an ninh khu vực Đông Bắc
Á
2.1. Những thách thức tác
động đến an ninh khu vực Đông Băc Á
2.2.1 Vấn đề tranh chấp lãnh thổ
2.2.1.1 Nga-Nhật Bản tranh chấp trong việc kiểm soát
quần đảo Curin
Đây là kết quả của sự
tương quan lực lượng giữa hai quốc gia từ thời cân đại. Đó là quan hệ tử thời
Nga Hoàng, nếu xem xét vấn đề ở gốc độ lịch sử thì quan hệ giữa Nhật Bản và Nga
đã có một lịch sử lâu dài và liên tục ở quần đảo Curin. Cuộc chiến tranh Nga –
Nhật ( 1904- 1905) đã diễn ra do những mâu thuẫn về lợi ích, mưu đồ mở rộng
lãnh thổ. Kết quả là một hòa ước được kí kết tại Mỹ Hiệp ước hòa bình (
Portmouth) tháng 8/1905 đã được hai bên ký kết, theo đó nửa phần phía nam của
đảo Sakhalin đã bị cắt cho Nhật Bản như là phần thưởng cho những người tháng
trận: Nga hoàng thừa nhận ảnh hưởng của Nhật Bản ở bán đảo Triều Tiên, phải bồi
thường chiến phí. Sau khi cách mạng
tháng Mười Nga giành thắng lợi, quần đảo Curin vẫn thuộc quyền kiểm soát của
Nhật Bản. Sự kiện chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ và việc phân định
lại ranh giới lãnh thổ theo Hội nghị Ianta, Nhật Bản phải chấp nhận các điều
khoảng mà các nước thắng trận đưa ra và vùng lãnh thổ đảo Sakhalin và các đảo ở
quần đảo Curin thuộc quyền sở hữu của các lưc lượng Xô viết. Nhật Bản phải chấp
nhận lãnh thổ của mình sau chiến tranh thế giới lần hai chỉ giới hạn ở 4 đảo
lớn và điều này đồng nghĩa Liên Xô sẽ lấy lại những gì đã mất trong chiến tranh
Nga hoàng mà cho là trước đây thuộc về mình.
Như vậy, Nhật Bản sau chiến tranh
nền kinh tế bị tàn phá nặng nề lại bị ký các hiệp ước San Francisco . Để khôi phục lại nền kinh tế
Nhật Bản trở thành một đồng minh thân cận nhất của Mỹ, Nhật Bản nhanh chóng
khôi phục lại kinh tế què quặt của mình thông qua viện trợ của Mỹ dần dần khôi
phục lại vị trí và vai trò của mình trên trường quốc tế. Dưới sự bảo hộ dưới
chiếc ô hạt nhân của Mỹ, Nhật Bản đã tiến hành đàm phán lại với Liên Xô những
gì đã mất sau khi chiến tranh thế giới lần hai kết thúc nhưng kết quả không
thành công nhưng lập trường và quan điểm của Liên Xô vẫn không thay đổi. Cuối
cùng Liên Xô chấp nhận trả lại cho Nhật
Bản hai đảo Habomai và Sikotan mà không trao trả Etorofu và Kunashir. Do vậy,
cuộc thương lượng đã không đi đến kết thúc. “Liên Xô đồng ý trả hai đảo Habomai, Sikotan thuộc quần đảo Curin cho
Nhật Bản sau khi chính phủ Liên Xô và chính phủ Nhật Bản kí kết hiệp định hòa
bình Xô – Nhật”[7;80]. Tuyên bố chung Nhật – Liên Xô đã được đưa ra mà nó
được coi là một hiệp định đảm bảo cho một sự tạm hoãn của tình trạng chiến
tranh và nối lại các mối quan hệ ngoại giao.
Đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XIX, cả Nhật Bản và Liên Xô vẫn tiếp tục
những cuộc thương lượng sau khi Tuyên Bố chung vẫn không đạt một kết quả căn
bản nào. Một lý do cụ thể trong vấn đề này là do Liên Xô vẫn di trì lập trường
và quan điểm của mình trong suốt khoảng một thời gian dài. Năm 1960 Hiệp ước an
ninh Mỹ - Nhật được ký kết, điều này có lợi cho Nhật Bản nhưng chính điều này
đã gây ra tâm lý lo ngại cho Liên Xô, Liên Xô coi đây là hành động phá vỡ mối
hữu nghị giữa hai nước thiết lập 1950. Nhanh chóng Liên Xô phản ứng một cách
phòng vệ, tiến hành gở bỏ công hàm cho phía Nhật Bản và tuyên bố hủy bỏ Tuyên
bố chung mà Nhật Bản và Liên Xô đã thõa thuận. Tình hình giữa hai nước lại rơi
vào hoàn cảnh bế tắc, đến năm 1991 khi
Liên Xô tan rã, đầu tiên có chuyến thăm Nhật Bản của cựu Tổng thống Gorbachev
và theo đó thông cáo chung Nga - Nhật Bản được công bố đề cập các hoàn đảo
Habomai Sikotan, Etorofu và Kunashir. Đây là một giải pháp cuối cùng về các vấn
đề liên quan tới chiến tranh.
Như vậy, nhìn
lại sau cuộc đi thăm Nhật Bản lần đầu tiên của Tổng thổng Gorbachev một khuôn khổ dân sự đã được hình thành cho
các cuộc viếng thăm lẫn nhau. Xét trên bình diện quan hệ giữa hai nước chỉ là
vấn đề nhỏ nhưng đã không được giải quyết thỏa đáng, triệt để vẫn còn kéo dài
cho đến ngày nay. Các cuộc gặp vẫn được xúc tiến giữa hai bên, ngày 19/4/1998
thủ tướng Nhật Hasimôtô tuyên bố quan điểm của Nhật “Chính phủ Nhật Bản chỉ kí hiệp định hòa bình với Nga theo điều kiện
của chính phủ Nga trao trả lại cho Nhật Bản quần đảo Curin”. Tuyên bố này
đưa ra giữa thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Nga tại Cavan cũng nêu ra được
những giải pháp trong giải quyết vấn đề xung quanh quần đảo Curin. Tổng thống
Nga cũng nêu ra một số kế hoạch gồm 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn 5 nêu ra phương án giải
quyết vấn đề quần để Curin: Một là, chuyển bốn đảo thuộc quần đảo Curin dưới sự
quản lý chung của Liên bang Nga và Nhật Bản. Hai là, biến quần đảo Curin thành
“khu tự do”. Ba là, trao trả quần đảo Curin cho Nhật Bản [7;83]. Tinh thần
chung là vậy; nhưng cho đến nay vấn đề liên quan đến quần đảo Curin
vẫn chưa được giải quyết, các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước không đưa ra một
tuyên bố chng nào làm hài lòng hai bên. Quan hệ giữa Matcova và Tokio trở nên
căng thẳng khi một tàu đánh cá của Nhật bị lượng tuần tra của Nga bắt giữ và
bắn chết một người trong bốn thủy thủ của Nhật [2;72]. Từ 1994 - 2006 Nga giữ 3 tàu với 210
ngư dân Nhật. Hay sự kiện gần đây, ngày 1.11.2010, hãng thông tấn Nga RIA Novosti đưa tin, Tổng thống Nga
Dmitry Medvedev đã tới thăm đảo Kunashir,một trong bốn hòn đảo thuộc quần đảo
Nam Curin, và điều này đã làm dấy lên một làn sóng phản đối từ phía chính phủ
Nhật Bản. Trước đó vào tháng 9,
ông Medvedev đã phát biểu 4 hòn đảo tranh tranh chấp ở Thái Bình Dương là “một
vùng quan trọng của nước Nga” và sẽ “đến thăm các hòn đảo này trong tương lai
gần.
Chính vị trí
chiến lược về an ninh, kinh tế của quần đảo này nên không bên nào chấp nhận sự
nhượng bộ cần thiết. Vì đối với Nga quần đảo này án ngữ đường thông ra Thái
Bình Dương, Nga sẽ bị mất đi một quần lãnh hải với tài nguyên to lớn ở hải phận
phía đông biển Ôkhốt một khi Nhật kiểm soát nó. Nhật cũng thế, đối với đất nước
này nó là vùng lãnh thổ phương Bắc.
Cả Nga và Nhật
đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nếu không được giải quyết sớm sẽ
ảnh hướng đến mối quan hệ giữa hai nước, không thể xảy ra một cuộc xung đột vũ
trang nhưng sẽ gây ra tính trạng căng thẳng cả khu vực mà hai nước này tồn tại.
2.2.1.2 Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (
gọi theo Trung Quốc) hay đảo Senkaku (
gọi theo Nhật)
Trung Quốc - Nhật Bản là hai nước hình thành nên
xương sống cho sự ổn định ở Đông Bắc Á. Nhưng thực tế mối quan hệ hai nước này
về mặt thể chế tồn tại quá nhiều vấn đề lịch sử chưa được giải quyết. Gần đây
mối quan hệ có phần mờ nhạt là Trung Quốc đang trỗi dậy với tham vọng vươn lên
trong vai trò lãnh đạo Châu Á mà trước hết là sự cạnh tranh với Nhật Bản về vị
trí và vai trò lãnh đạo.
Gần đây, khu vực Đông Bắc Á lại nóng lên khi lực
lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCK) giữ một chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc
gần quần đảo Senkaku và bắt giữ thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá này hôm
7/9/2010. Hai nước láng giềng này lại bắt đầu một cuộc tranh cãi về chủ quyền
lãnh thổ.
Thực tế nó chỉ là một dãi đảo hoang sơ nhưng từ cuối
thập niên 60 của thế kỉ XX, các cuộc khảo sát địa chất đã công bố vùng này có
một trữ lượng dầu mỏ khá lớn thì nó trở thành đề tài trong tuyên ngôn mạnh mẽ
của các nước tranh chấp sau một thời gian rơi vào im lặng từ 1952 sau tuyên bố
giữa Đài Loan và Nhật Bản. Trong khi đó nguồn dầu mỏ hiện tại Trung Quốc và
Nhật Bản rất cần tới nó.
Nhóm đảo Điếu Ngư (tức nhóm đảo Senkaku
trong tiếng Nhật) trong tranh chấp bao gồm 8 hòn đảo và bãi đá ngầm không có
người ở thuộc vùng biển Hoa Đông. Chúng có tổng diện tích khoảng 5,45 km2
và nằm ở phía Bắc đảo Đài Loan, phía đông đại lục Trung Quốc và đông nam vùng
lãnh thổ cực nam của Nhật Bản. Các hòn đảo này không có nhiều giá trị về sinh
sống, nhưng trở thành trung tâm của cuộc tranh chấp giữa hai nước vì chúng nằm
sát tuyến đường biển quốc tế mang tính chiến lược, nơi có những ngư trường
phong phú. Vì thế các nước có chủ quyền đã có những động thái, ra những tuyên
bố chứng minh sở hữu của quần đảo này.
Lập trường của Nhật Bản: Sau chíến tranh thế giới
thứ hai diễn ra cuộc tranh chấp giữa đài Loan và Nhật Bản, căn cứ vào tư liệu
lịch sử, Nhật Bản cho rằng với sắc lệnh số 13 của Nhật Hoàng, đảo Senkaku thuộc
tỉnh Okinawa nên tất nhiên nó sẽ thuộc Nhật Bản. Tuyên bố này có hiệu lực 1945
khi chiến tranh kết thúc, Mỹ kiểm soát một phần lãnh thổ của Nhật Bản trong đó
có đảo Ryukyu ( bao gồm đảo Điếu Ngư). Nhưng đến tháng 11/1969 trong cuộc hội
đàm giữa lãnh đạo hai nước Mỹ đã quyết định trao trả lại cho Nhật Bản quần đảo
này. Tokyo cũng đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã không hề có ý kiến phản đối nào
đối với Hiệp ước San Francico 1951 liên quan đến nhóm chủ quyền nhóm đảo
Senkaku. Cũng theo phía Nhật Bản, chỉ đến những năm 70, khi vấn đề trữ lượng
dầu mỏ được đặt ra trong khu vực kể cả Trung Quốc và chính quyền Đài Loan mới
bắt đầu tuyên bố đòi chủ quyền đối với nhóm đảo này.
Về phía Đài Loan: Cho rằng vùng đảo ở phía Đông biển
Trung Hoa trong đó có đảo Điếu Ngư thuộc chủ quyền của Đài Loan, với vùng biển
Ryukuy làm đường phân giới tự nhiên. Dựa trên trên tyên bố này của Đài Loan
tiến hành khai thác ở vùng biển này với hàng loạt tuyên bố được thực hiện: ngày
17/7/1969, 6/11/1969…[2,77]. Nhật
Bản đã phản ứng trước động thái của phía Đài Loan và Đài Loan cũng bác bỏ các
tuyên bố, phản ứng của Nhật Bản và tuyên bố Đài Loan chỉ giải quyết vấn đề này
với Mỹ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính sự mập mờ, không rõ ràng của Mỹ
quanh vấn đề này làm cho việc tranh chấp trở nên khó giải quyết hơn, dựa vào
quân lệnh số 1 của quân đoàn chính Mỹ tuyên bố không có trách nhiệm gì sau khi
đã trả lại quần đảo Ruykyu cho Nhật Bản.
Lập trường của Trung Quốc: Trung Quốc cho rằng quần
đảo mà họ gọi là Điếu Ngư ( tức nhóm đảo Senkaku trong tiếng Nhật) là một phần lãnh thổ của họ kể từ thời cổ đại, nó
đóng một vai trò quan trọng về ngư trường do tỉnh đảo Đài Loan quản lý. Bộ
ngoại giao Trung Quốc cũng nhiều lần
tuyên bố điều này “được chứng minh đầy đủ bằng lịch sử và pháp lý”[20].
Vụ việc này càng thêm rắc rối khi chủ quyền nhóm đảo
liên quan đến cả đảo Đài Loan. Trong lịch sử, Đài Loan đã được nhượng cho phía
Nhật Bản theo hiệp ước Shimonoseki 1898, sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật cuối
thế kỷ XIX. Sau khi Đài Loan được Nhật Bản trả lại theo Hiệp ước San Francico
năm 1951, Trung Quốc cho rằng nhóm đảo Điếu Ngư vốn là một phần của Đài Loan
cũng phải được trả lại cùng. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng thủ lĩnh Quốc Dân
Đảng là Tưởng Giới Thạch nắm quyền quản lý Đài Loan khi đó là không nêu ra nhóm
đảo Điếu Ngư, ngay cả khi nhóm đảo này được ghi trong thỏa thuận trao trả
Okinawa của Mỹ cho Nhật Bản năm 1971 do Tưởng Giới Thạch đang phụ thuộc vào sự
hậu thuẫn của Mỹ. Do đó Đài Loan vẫn đang đơn phương đòi chủ quyền đối với nhóm
đảo Điếu Ngư.
Năm 1978 khi hai nước Trung Quốc - Nhật Bản bình
thường mối quan hệ thì vấn đề tranh chấp đảo gác lại. Điều này đồng nghĩa với
việc đảo Điếu Ngư / Senkaku sẽ trở thành một trong những nhân tố để hai nước sử
dụng lẫn nhau nếu hai bên không rơi vào
thời gian “không thân mật”. Vấn đề giải thích tại sao không có sự đồng nhất
giữa các bên. Đối với Trung Quốc, nhượng bộ đối với vấn đề đảo Điếu Ngư sẽ liên
quan tới vấn đề độc lập của Đài Loan và vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa ở biển Đông. Còn đối với Nhật Bản, bất cứ sự nhựơng bộ nào đối
với vấn đề đảo Senkaku cũng sẽ dẫn tới những khó khăn khi đòi lại những đảo ở
miền Nam Sakhalin. Dù hai nước đều nổ lực và hứa hẹn “gác lại tranh chấp cùng
nhau khai thác”[11;27]. Chẳng hạn ngày 9/2/ 2005 Nhật Bản tuyên bố xây dựng
tháp hải đăng ở đảo Senkaku, Trung Quốc thì tuyên bố lãnh hải 200 địa lý, tức
nhiên đảo Điếu Ngư không nằm ngoài lãnh phận của nước này. Vảo tháng 9/ 2010
quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản trở nên căng thẳng khi Nhật Bản bắt giữ một số
thủy thủ người Trung Quốc vì xâm nhập đảo Senkaku “ trái phép ”. Sự kiện này
cho thấy tranh chấp về nhóm đảo sẽ còn là trở ngại kéo dài trong quan hệ hai
nước.
2.2.1.3 Tranh chấp Nhật Bản-Hàn Quốc về đảo Takeshima (gọi
theo Nhật Bản) hay Dokdo ( gọi theo Hàn Quốc)
Sau chiến tranh lạnh, khu vực Đông Á được đánh giá
khu vực phát triển năng động nhất về kinh tế. Nhật Bản - Hàn Quốc là hai quốc
gia có tốc độ phát triển kinh tế kinh ngạc nhất, một phần do nằm dưới sự bảo hộ
của Mỹ. Tức là, Nhật Bản - Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ, đáng lẻ ra hai nước
này phải cùng nhau thúc đẩy kinh tế, chính trị và quân sự phát triển. Nhưng
ngược lại, từ trong mối quan hệ hai nước láng giềng này đang lâm vào căng thẳng
xung quanh trong việc tranh chấp một nhóm đảo Takeshima (N hật Bản) hay Tokdo(Hàn Quốc).
Đây là một quần đảo nằm ở ngoài khơi phía Nam phần
lãnh thổ của Hàn Quốc, xét trên mọi phương diện về lịch sử, địa lý và chiếu
theo Luật quốc tế hiện hành. Trên thực
tế, Hàn Quốc quản lý 100% các hòn đảo này. Trong khi Nhật Bản không có một bầt cứ
lãnh thổ nào cả tại khu vực đảo này. Tokdo( Hàn Quốc) hay Takeshima ( Nhật Bản) chỉ cách đảo
Ulleugdo cùa Hàn Quốc 90 km và cách đảo Oki của Nhật Ban tới 160km. Chính vì
vậy, Hàn Quốc không thể chấp nhận thảo luận về vấn đề chủ quyền đối với Dokdo,
nơi mà Nhật Bản vẫn hằng mơ ước về lãnh thổ của mình. Dokdo theo tiếng Hàn là
Độc đảo hay Takeshima theo tiếng Nhật Bản bao gồm 30 hòn đảo nhỏ do núi lửa tạo
nên, nằm ở biển Nhật Bản có tiềm năng về hải sản, khoáng sản và cả dầu khí. Nằm trên tuyến đường lưu
thông từ biển Nhật Bản ra Thái Bình Dương, quần đảo Takeshima / Dokdo có tầm
quan trọng chiến lược đối với cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Đối với Seoul, chủ quyền
của Hàn Quốc đối với đảo này là không thể tranh cãi. Còn Tokyo thường đưa ra
bằng chứng về chủ quyền là thời kỳ quân đội Nhật Hoàng chiếm đóng quần đảo này
từ 1905 – 1945.
Tranh chấp giữa Nhật Bản - Hàn Quốc về Tokdo (Hàn
Quốc) hay Takeshima (Nhật Bản) chính thức bắt đầu 18/ 1/ 1952, khi Tổng Thống
Hàn Quốc Syngman Rhee đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa bao
quanh Bán đảo Triều Tiên mở rộng đến 200 hải lý mà theo đó Tokdo( Hàn
Quốc) Takeshima (Nhật Bản) thuộc phạm vi quản lý của Hàn Quốc. Nhật Bản
đã phản ứng lại và cho tiến hành thanh tra Takeshima/ Tokdo. Năm 1954 Hàn Quốc
cho xây dựng ngọn hải đăng, tháp phát sóng và cho máy bay phản lực trên đảo
khiến Nhật Bản hết sức bất bình, cho đây là sự “chiếm đóng” và yêu cầu đưa
tranh chấp lãnh thổ này ra trước Tòa án quốc tế giải quyết. Nhưng phía Hàn Quốc
đã không đồng ý[14;3] vấn đề cứ tiếp tục kéo dài cho đến khi hai nước đi đến
bình thường hóa quan hệ vào năm 1965. Với việc ký kết Hiệp định quan hệ cơ sở (6/
1965) “ranh giới Rhee” đã được xòa bỏ.
Tuy nhiên, vấn đề chủ quyền về Tokdo (Hàn Quốc) hay Takeshima (Nhật Bản) mặc dù
có dịu đi nhưng vẫn chưa ngã ngủ. Từ đó trở đi vấn đề này cứ theo định kỳ lại
bùng lên khi phía bên kia có những động thái đối với quần đào này.
Như vậy, quan điểm và lập trường của Nhật Bản - Hàn
Quốc ra sao đối với nhóm đảo này để khẳng định là chủ quyền của quốc gia mìmh.
Phía Nhật Bản,
đòi hỏi chủ quyền nhóm đảo này dựa trên
bằng chứng lịch sử và luật quốc tế, Nhật Bản đã chỉ ra rằng hồ sơ lưu trữ 1650
đã ghi lại việc tặng cho hai dòng họ Ohya và Mura Kawa ở Houkihan từ thời Mạc
Phủ Tokugawa. Bằng chứng về bản đồ xuất bản 1779 đã ghi lại vị trí chi tiết và
chính xác của các đảo của Nhật Bản bao gồm cả nhóm đảo này. Bằng chứng thứ ba,
trong Tuyên bố sáp nhập đảo này vào quận Shimane ngày 28/01/1905. Chính những lập luận này
Nhật Bản đã khẳn định rằng đảo này thuộc
chủ quyền của Nhật Bản và là “một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Nhật Bản”[14;5]
và phí Nhật Bản đã từng tuyên bố lấy ngày 22/ 02/ 2005 là “ngày Takeshima”
Về phía Hàn Quốc, chỉ
dẫn một số bằng chứng còn sớm hơn. Năm 512 sau Công nguyên, vương quốc Silla
của Triều Tiên đã làm chủ nhóm đào này. Năm 1905 khi Nhật Bản trở thành đế quốc
đã tiến hành xâm lược nhiều nước ở Châu Á, trong đó có Triều Tiên và đã chếm
luôn đảo Dokdo và sau khi Nhật Bản bị chiếm đóng thì nó trở vế quỳen quản lý
của Hàn Quốc. Nước này còn viện dẫn cả tuyên bố dưa ra sau Hội nghị Cairo ( 27/
11/ 1943) quy định Nhật Bản phải bị trục xuất khỏi “các lãnh thổ mà Nhật Bản đã
chiếm đóng bằng vũ lực”[14;5] thì tất nhiên phải có cả nhóm đảo mà phía Hàn
Quốc cho là đã mất từ tay Nhật Bản đầu
thế kỷ XX.
Lập trường, quan điểm của Nhật Bản và Hàn Quốc về
vấn đề Takeshima/ Tokdo có thể nói là khác nhau, bên nào cũng có những luận cứ
xác đáng chứng minh nhóm đảo này thuộc chủ quyền của mình. Cho đến nay, tranh
chấp giữa hai nước vẫn còn là dấu chấm hỏi, nó chỉ tạm thời lắng xuống chỉ cần
một tác động nhỏ cũng sẽ bùng lên làm giảm quá trình liên kết và ảnh hưởng đến
an ninh của khu vực Đông Bắc Á và cả Đông Á.
2.2.2 Một số vấn đề mâu thuẫn cơ bản diễn ra ở khu
vực Đông Bắc Á
2.2.2.1 Vấn đề eo biển Đài Loan
Vùng eo biển
Đài Loan vẫn là nơi nơi được đặt lên hàng đầu trong khu vực Đông Á bởi tính
chất nguy hiểm của nó. Nếu thế lực muốn Đài Loan độc lập phát triển lên với sự
trợ giúp của nước ngoài, đặt biệt là Mỹ và Nhật Bản thì sẽ dẫn đến đụng độ giữa
ba nước lớn Mỹ, Nhật, Trung bởi Trung Quốc luôn coi eo biển Đài Loan là một
phần lảnh thổ của mình.
Vì vậy chính phủ Trung Quốc nhiều lần khẳng
định vấn đề Đài Loan thuộc công việc nội
bộ của nước này, người dân Trung Quốc sẽ tự giải quyết lấy không cần có sự “giúp đỡ” từ bên ngoài. Quan điểm là vậy
nhưng để giải quyết thì không đơn giản. Vấn đề eo biển Đài Loan đòi độc lập nó
đã được quốc tế hoá ở một góc độ. Đài Loan không được Liên Hợp Quốc công nhận
là một quốc gia độc lập từ khi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa gia nhập tổ chức
này. Chính sự toan tính trong chính sách của một số nước mà điển hình là Mĩ đã
dẫn đến tình trạng nóng lạnh trong mối quan hệ giữa Trung Hoa đại lục và đảo
Đài Loan. Sau khi Tưởng Giới Thạch thất bại trong cuộc nội chiến với Mao Trạch
Đông giành quyền lãnh đạo đất nước, buộc phải chạy ra đảo Đài Loan để củng cố
lại lực lượng dưới sự hỗ trợ từ phía Mĩ đã biến hòn đảo này có một thể chế như
một quốc gia độc lập. Trung Hoa đại lục coi việc thu hồi Đài Loan là một nhiệm
vụ quan trọng. Từ khi đó, Đài Loan được Mĩ coi như một điểm nút trong tuyến
phòng thủ ở Châu Á – Thái Bình Dưong, là “hàng không pháo hạm không thể chìm”,
để ngăn ngừa sự “lan rộng” của Chủ nghĩa cộng sản. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, thì nó trở
thành “con bài” để ngăn ngừa sự “trỗi dậy” của Trung Quốc. Từ khi bước vào công
cuộc “bốn hiện đại hoá”, Trung Quốc trở thành nước đang phát triển nhanh nhất
thế giới, đi kèm theo đó là sự gia tăng an ninh, quốc phòng. Điều này gây ra
một tâm lí đáng quan ngại của nhiều nước trong khu vực, tất yếu có tác động đến
Mĩ - một nước đang muốn xây dựng một thế giới đơn cực. Nếu Trung Quốc dùng vũ
lực thu hồi đảo Đài Loan có nghĩa là sẽ gây hấn với Mĩ.
Những biến đổi
trong mối quan hệ quốc tế thập kỉ 70 thế kỉ trước càng trở nên phức tạp hơn,
nhiều vấn đề nổi trội. Bên cạnh sự tồn tại của hai khối tư tưởng Tư Bản Chủ
Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa luôn ghìm nhau, thì bên trong quan hệ của các nước
cùng hệ tư tưởng cũng có những bất đồng sâu sắc, trong thời kì này giữa Trung
Quốc và Liên Xô đã công khai mâu thuẫn với nhau. Và Mĩ đã không bỏ lỡ cơ hội
này đi đến bình thường quan hệ với Trung Quốc, tạo nên liên minh đối phó lại
với Liên Xô. Có ý kiến, Trung Quốc chấp nhận bình thường với Mĩ là cũng để thực
hiện những tham vọng chính trị của nước này.
Với thông cáo
Thượng Hải năm 1972, đã đánh mốc bình thường hoá quan hệ Trung – Mĩ, nhưng
trong thông cáo đó Trung Quốc đã đưa ra điều kiện với Mĩ nếu muốn bình thường
hoá quan hệ với họ là Mĩ phải “ cắt đứt ngoại giao” với Đài Loan “giải quyết Đài Loan là công việc nội bộ của
Trung Quốc, nước khác không có quyền can thiệp”[3;545] đến ngày 1/1/1979
hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao thì tư tưởng này vẫn được giữ
vững. Mĩ cắt đứt quan hệ đồng minh với Đài Loan. Vậy tại sao đến hiện nay “bóng
dáng” Mĩ vẫn còn in đậm trong mối quan hệ giữa 2 bờ eo biển Đài Loan. Việc
thông qua kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6 tỉ USD của Mĩ năm tháng
1/2010 và mới đây nhất Ngày 21/09/2011 Washington chính thức xác nhận kế hoạch
nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 A/B cho Đài Loan với trị giá 5,85 tỉ USD đã
làm cho Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ, "Việc
làm sai trái của phía Mỹ chắc chắn sẽ gây hại cho các mối quan hệ song phương,
cũng như việc trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực quân sự và an ninh"[17]
và cho rằng Mĩ đã góp phần làm cho tình hình quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài
Loan thêm căng thẳng.
Tại sao Đài
Loan lại quan trọng đối với Mĩ và Trung Quốc. Xét trên quan điểm được nhiều
nước đồng tình là Mĩ không nên can thiệp Đài Loan, nên giữ một khoảng cách nhất
định vì Đài Loan là “của” một nước Trung Quốc “ đang trỗi dậy”. Đối với Trung
Quốc việc thu hồi Đài Loan là một tất yếu vì trên quan điểm Đài Loan là một bộ
phận của Trung Quốc, nước này cũng đã tuyên bố sẵn sàng chấp nhận “một nước hai
chế độ” tương tự như Hồng Kông hay Macao. Điều quan trọng nếu Trung Quốc
“buông” Đài Loan sẽ tạo nên một tiền lệ để các vùng khác đòi li khai: Tây Tạng
và Tân Cương là 2 điểm nóng của Trung Quốc hiện nay với các phong trào đấu
tranh đòi ly khai. Bên cạnh đó, hòn đảo này còn có vị trí chiến lược rất quan
trọng: Chiếm được nó là kiểm soát được lối ra vào biển Trung Hoa, nơi qua lại
của hàng nghìn tàu biển, kiểm soát được việc cung cấp dầu lửa của Nhật Bản,
chiếm được Vũ khí tinh xảo của phương Tây cung cấp cho Đài Loan, mang lại cho
lục địa sức nặng kinh tế và tiềm năng kỹ thuật của hòn đảo này. Vì vậy Đài Loan
mang yếu tố sống còn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Trung Quốc đang vươn lên
trên trường quốc tế và để khẳng định điều đó thì trước hết phải ổn định các vấn
đề mang tính nội bộ. Tháng 3/2005 Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật chống
ly khai nhằm vào Đài Loan và tuyên bố trong sách trắng quốc phòng năm 2006 “ Quân đội giải phóng nhân dân Trung hoa
phản đối độc lập cho Đài Loan và sẽ bảo vệ sự thống nhất của Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa”[18]. Mĩ đã “bỏ rơi” Đài Loan đề bắt tay với Trung Quốc chống lại
Liên Xô trong những năm 70 thế kỉ trước, thì bây giờ điều đó khó mà lặp lại.
Trên mặt trận ngoại giao hiện nay Mĩ coi Trung Quốc là đối tác quan trọng.
nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ “bỏ mặc” Đài Loan lần nữa vì theo các nhà
phân tích nếu Mĩ từ bỏ Đài Loan thì các nước trong khu vực kể cả Nhật rất có
thể sẽ đứng về phái Bắc Kinh và đó sẽ là sự bắt đầu thời kì suy tàn của Mĩ [16;25].
Vì vậy mối
quan hệ Trung Quốc – Đài Loan thực tế bao gồm cả Mĩ. Khi nào Mĩ coi Đài Loan
thật sự là một bộ phận của Trung Quốc và khi nào Đài Loan sẽ thuộc về Trung
Quốc theo đúng nghĩa, tương lai thì không biết trước nhưng hiện tại vần đề Đài
Loan đòi tách khỏi Trung Quốc đã làm cho tình hình an ninh khu vực Đông Á thiếu
đi sự ổn định cần có.
2.2.2.2 Vấn
đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
Tại Đông Bắc
Á, ngoài tình hình căng thẳng liên quan đến biển Đông và Đài Loan còn có một
điểm nóng khác không kém sôi sục liên quan đến Bắc Triều Tiên. Nếu có một vùng
căng thẳng trên thế giới với tàn dư của Chiến tranh Lạnh và việc phân chia thế
giới tại hội nghị Yalta ,
giới quan sát không ngần ngại nói đó chính là bán đảo Triều Tiên. Những mâu
thuẫn trên bán đảo này ngày càng trở thành một trong những điểm nóng của thế
giới, vấn đề hạt nhân ở đây đã và đang được chính thức quốc tế hoá. Nhiều cuộc
tiếp xúc song phương, đa phương được mở ra rồi đi vào bế tắc, gián đoạn sau đó
được nối lại, điều đó lặp đi lặp lại theo một chu trình nhưng đi đến sự đồng
thuận giữa các bên liên quan thì chưa đạt được. Nhiều nước tham gia giải quyết
vấn đề hạt nhân, vấn đề thống nhất bán đảo Triều tiên có phải là nguyên nhân
dẫn đến các cuộc tiếp xúc, thảo luận lâm vào bế tắc? Nhiều nước sẽ có nhiều phương
án được đưa ra và mỗi phương án đó lại mang dấu ấn của quốc gia đề xuất. Việc
hoà giải giữa hai miền Nam – Bắc là công việc thuộc về nội bộ của dân tộc Triều
Tiên, còn vấn đề hạt nhân, tại sao CHDCND Triều Tiên lại muốn sở hữu vũ khí hạt
nhân. Nhiều nước trong đó có Mĩ lại ra sức vận động việc Triều Tiên phát triển
vũ khí hạt nhân ra cộng đồng quốc tế tương tự như trường hợp của nước cộng hoà
Hồi Giáo Iran .
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng minh vào giải giáp quân Nhật với sự phân
chia Miền Bắc Hàn sẽ do Liên Xô chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đồng minh
còn miền Nam Hàn sẽ do Mĩ và các nước có liên quan. Vì tuyến 38 từ tạm thời đã
dần trở thành biên giới chính thức chia cắt bán đảo Triều Tiên thành 2 nước độc
lập trong sự toan tính mang tính chiến lược của các nước làm nhiệm vụ giải giáp
quân đội phát xít bấy giờ. Tháng 6/1950 cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều
Tiên diễn ra, một nhiệm vụ quan trọng trong cuộc chiến này là thống nhất hai
miền, chiến tranh được xem là giải pháp cuối cùng khi không đạt được sự thoả
thuận của hai bên bằng biện pháp hoà bình, thương lượng. Cuộc chiến diễn ra
trong 3 năm đến ngày 27/7/1953 một thoả hiệp ngừng bắn được kí, mục tiêu thống
nhất đặt ra không đạt được, một khu phi quân sự rộng 4 km2 hình thành giữa vĩ
tuyến 38 dưới sự kiểm soát của Liên Hợp Quốc tồn tại đến tận ngày nay. Từ đó
đến nay hai miền Triều Tiên phát triển theo hai hướng khác nhau, các cuộc tiếp
xúc giữa lãnh đạo hai miền để đi đến tìm kiếm con đường thống nhất đất nước
nhưng không đạt được. Bản thân dân tộc Triều tiên không muốn thống nhất hay
nguyên nhân nào cản trở. Hơn 6 thập kỉ qua, nếu so sánh về kinh tế thì miền Nam
quá phát triển trong khi đó miền Bắc thì ngược lại, hằng năm phải chịu sự trợ
giúp từ cộng đồng quốc tế. Thống nhất đồng nghĩa với san sẻ, cho là người dân
Nam Triều Tiên chấp nhận. Vậy nguyên nhân không phải xuất phát từ dân tộc Triều
Tiên. Nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân cản trở thống nhất là từ bên
ngoài, mối quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên với Mĩ là “không thân thiện”. Từ khi
miền Bắc xuất hiện một nhà nước có hệ tư tưởng không giống Mĩ. Triều Tiên đã
từng bị Mĩ xếp vào “Trục ma quỷ”(còn được gọi là danh sách "các quốc
gia tài trợ cho khủng bố) cần loại trừ, và cũng bị Mĩ lên án là
một quốc gia theo chế độ độc tài “Bao lâu
nhà độc tài miền Bắc còn tiếp tục triển khai tên lửa và các loại vũ khí thông
thường thì chúng ta (Mĩ) và đồng minh của chúng ta trong khu vực Thái bình
Dương vẫn tiếp tục cảnh giác”. Vì thế điều đó giải thích quân đội Mĩ lúc
nào cũng thường trực gần biên giới Bắc Triều Tiên (căn cứ quân sự phía Hàn
Quốc), Triều Tiên coi đây là một sự đe doạ nền hoà bình an ninh quốc gia. Và
đây là nguyên nhân chính đề Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân mặc dù
không nhận được đồng tình, ủng hộ của nhiều nước trên thế giới.
Cuộc khủng
hoảng hạt nhân trên bán đảo này có từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX kéo dài đến
hiện nay chưa tìm ra một hướng giải quyết thích hợp. Việc chứng minh CHDCND
Triều Tiên có vũ khí hạt nhân hay không vẫn còn mập mờ, có hay không chỉ có quốc
gia này mới trả lời chính xác, chỉ tính các vụ nước này thử tên lửa của nước
này cũng đã trở thành tiêu điểm của thế giới. Mĩ, suy rộng ra các nước đang sở
hữu loại vũ khí huỷ diệt này không bao giờ muốn Triều Tiên phát triển nó vì như
thế sức mạnh của các nước “lớn” sẽ bị “chia sẽ”, và nhiều nước theo đó phát
triển vũ khí hạt nhân để sử dụng nó như con bài “mặc cả” trong chính sách đối
ngoại của họ. Nhiều nhà phân tích cho rằng Triều Tiên phát triển vũ khí hạt
nhân là để thế giới “chú ý”, để đổi viện trợ về lương thực, năng lượng và an
ninh. Thực tế cho thấy giữa các bên tham gia đàm phán đã có một số thỏa thuận
nếu quốc gia Đông Á này từ bỏ chương trình hạt nhân thì sẽ được đáp ứng một
phần trong các đề xuất mà Triều Tiên đưa ra. Dù vậy, Bắc Triều Tiên chưa an tin
vì họ vẫn cứ lo ngại Mĩ và đồng minh sẽ tấn công bất cứ khi nào mà nước này
thiếu đi khả năng phòng vệ.
Mĩ không muốn
bị lên án là “sen đầm” quốc tế, nên đã vận động đưa vấn đề Triều Tiên phát
triển vũ khí hạt nhân ra quốc tế, điều này cho thấy Mĩ muốn tập hợp được nhiều
sự ủng hộ từ các nước trong Liên hợp quốc, vì đây sẽ là một lực lượng lớn gây
sứ ép buộc nước này phải từ bỏ “tham vọng” của mình. Mĩ luôn muốn các nước láng
giềng của Triều Tiên tham gia vào quá trình đàm phán, trước hết là muốn Trung
Quốc gây sứ ép với Triều Tiên vì Mĩ biết rằng Trung quốc không muốn thêm một
nước nào ở khu vực này có vũ khí hạt nhân bên cạnh. Mĩ hiểu Trung quốc luôn xem
Triều Tiên là một đồng minh, quan việc nước này liên tục phản đối những chính
sách mà Mĩ muốn áp đặt cho Triều Tiên với lập luận sẽ làm cho tình hình thêm
căng thẳng khó giải quyết. Vấn đề kế tiếp, Mĩ không muốn tự mình phải thực hiện
“trách nhiệm” với CHDCND Triều Tiên một khi hai bên đã đạt được sự thảo thuận,
có thể trước hết là vật chất. Các nước đã tham gia giải quyết thì phải cùng
nhau thực hiện lợi hứa khi được đưa ra.
Vấn đề hạt
nhân của Triều Tiên sẽ được giải quyết như thế nào. Đây là câu hỏi nan giải vì
khó tìm đựợc câu trả lời ít nhất là tại thời điểm hiện tại. Tất cả các nước
tham gia giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên dường như đều đặt
lợi ích quốc gia của họ lên hàng đầu. Vậy vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ
được giải quyết như thế nào trong khi đa phần các nước tham gia đàm phán là
những cường quốc hạt nhân.
2.2.2.3 Liên minh quân sự giữa Mĩ với Nhật Bản, Hàn Quốc
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
chiếm 40% tổng diện tích lãnh thổ, 41% dân số (gần 3,6 tỷ người), 61% GDP, 47%
tổng thương mại quốc tế và 48% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế
giới. Ở Châu Á - Thái Bình Dương tập trung 65% nguồn nguyên liệu toàn cầu và có
nhiều tuyến đường giao thông biển quan trọng bậc nhất thế giới. Châu Á - Thái
Bình Dương chịu tác động đồng thời của hai quá trình toàn cầu hoá và khu vực
hoá, với các tổ chức như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các diễn đàn,
như Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn kinh tế Đông
Á...; có ba trung tâm sức mạnh là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (năm 2010, Trung
Quốc đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới,
sau Mỹ) và các nước công nghiệp mới đang phát triển rất thành công, đạt chỉ số
cao về tăng trưởng kinh tế. Tại Châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra quá trình
cạnh tranh và hợp tác đan xen, trong đó nổi lên là sự tranh giành ảnh hưởng
quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, trong điều kiện tại đây chưa có một cơ chế đa
phương thống nhất về an ninh tập thể; hệ thống an ninh chính trị-quân sự dựa
chủ yếu trên các hiệp định và thoả thuận song phương, như: Hiệp ước an ninh
Nhật-Mỹ, Hiệp ước về phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, Thoả thuận giữa các
nước tham gia khối ANZUC (Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Anh, Ma-lai-xi-a,
Xin-ga-po). Do đó, các tổ chức khu vực thường có xu hướng kết hợp các mục đích
kinh tế với lợi ích an ninh. Châu Á - Thái Bình Dương hiện đang tồn tại các
"điểm nóng" ở eo biển Đài Loan, Đông Bắc Á, Biển Đông, eo biển
Ma-lắc-ca...; trong đó, tiềm ẩn nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ; mâu
thuẫn sắc tộc, tôn giáo; tình hình chính trị nội bộ bất ổn trong từng nước
riêng lẻ; nạn khủng bố; cướp biển; buôn lậu vũ khí, ma tuý và di dân bất hợp
pháp. Trong bối cảnh còn nhiều phức tạp, các nước Châu Á - Thái Bình Dương đang
tập trunghiện đại hoá quân đội và tăng cường sức mạnh quốc phòng. Tổng chi phí
quân sự của các nước trong khu vực gần tương đương với chi phí quân sự của tất
cả các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Ở Châu Á - Thái Bình Dương tập trung 8
quốc gia có lực lượng quân sự với số quân đông nhất thế giới, gồm Mỹ, Trung
Quốc, Ấn Độ, Cộng hoà dân chủ nhân dân CHDCND Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc,
Pa-ki-xtan…, chiếm 23% thị trường vũ khí thế giới.
Do tầm quan trọng của khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương, một số nước lớn tiến hành những bước điều chỉnh chiến
lược đối với khu vực; trước hết phải kể đến Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn
Độ.
Điều chỉnh chiến lược của Mỹ: Thời gian gần đây, Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương, coi đây là khu vực có ý nghĩa sống còn. Nội dung điều
chỉnh chiến lược của Mỹ đối với Châu Á - Thái Bình Dương xoay quanh bốn vấn đề
cơ bản. Đó là, củng cố và tăng cường các liên minh truyền thống với các nước
trong khu vực; phát triển các quan hệ đối tác chiến lược mới, trước hết là các
cường quốc hàng đầu ở Châu Á - Thái Bình Dương; xây dựng các cơ chế bền vững
cho sự hợp tác khu vực; xúc tiến và ủng hộ “dân chủ”, “nhân quyền” (theo quan
điểm của Mỹ).
Theo đó, Mỹ tăng cường quan hệ
liên minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Phi-lip-pin, Thái
Lan... Trong các liên minh này, liên minh Mỹ-Nhật đóng vai trò quan trọng nhất,
là hòn đá tảng cho chiến lược an ninh và các mục tiêu chiến lược toàn cầu của
Mỹ ở khu vực này. Đồng thời, Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Á - Thái
Bình Dương, trước hết là ở Đông Bắc Á, coi lực lượng này là nhân tố chủ yếu đối
với an ninh khu vực, trong đó Mỹ giữ vai trò lãnh đạo.
Trong quan hệ với các nước
trong khu vực, Mỹ đặc biệt chú trọng quan hệ với Nga và Trung Quốc. Với Nga, Mỹ
tăng cường đối thoại và hợp tác quân sự dựa trên những kết quả đã đạt được về
cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược theo Hiệp ước START mới; hợp tác trong các
lĩnh vực: chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, xây dựng hệ thống
phòng thủ tên lửa và chinh phục vũ trụ; hoan nghênh các nỗ lực của Nga trong
việc bảo đảm an ninh ở châu Á. Với Trung Quốc, Mỹ xúc tiến hợp tác toàn diện và
tích cực; mở rộng các lĩnh vực hợp tác mà hai bên cùng có lợi; tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau, ngăn chặn những bất đồng, mâu thuẫn. Mỹ chủ trương hợp tác
với Trung Quốc trong chống cướp biển, chống phổ biến vũ khí sát thương hàng
loạt; tranh thủ ảnh hưởng của Trung Quốc trong các đối sách với CHDCND Triều
Tiên để duy trì sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ chú ý theo
dõi sự phát triển của quân đội Trung Quốc, không để làm mất cân bằng trong cán
cân lực lượng giữa Trung Quốc và Đài Loan. Mỹ đặc biệt lo ngại về quy mô và mục
tiêu chiến lược của chương trình hiện đại hoá quân đội Trung Quốc, cũng như
hành động của Trung Quốc trong vũ trụ, trong không gian ảo, trên Biển Vàng và
Biển Đông. Do đó, Mỹ sẽ sẵn sàng thể hiện ý chí và đầu tư nguồn lực để đối phó
với hành động của Trung Quốc đe doạ lợi ích của Mỹ cũng như an ninh của các
đồng minh của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Chiến lược của Trung Quốc: Chiến lược toàn cầu của Trung Quốc là bảo vệ lợi ích kinh tế, ảnh
hưởng chính trị và văn hoá ra thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành
quốc gia có ảnh hưởng quyết định tới tiến trình phát triển thế giới trong thế
kỷ XXI. Theo chiến lược đó, Châu Á - Thái Bình Dương là hướng ưu tiên trong
chiến lược của Trung Quốc. Bắc Kinh coi lực lượng vũ trang là một trong những
công cụ quan trọng nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện chính sách đối
ngoại. Quan niệm “quốc phòng” không chỉ là phòng thủ trong nước, mà còn bao hàm
cả phạm vi ngoài đất nước, thể hiện rõ trong nội dung “chiến lược phát triển
xuống phía Nam”, trong đó có nội dung phát triển ảnh hưởng xuống khu vực Đông
Nam Á. Trước mắt, Trung Quốc chủ trương tạo môi trường hoà bình và ổn định
trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trước hết là Đông Bắc Á và Đông Nam Á
để tạo lập “không gian sinh tồn” và phát triển.
Trung Quốc ủng hộ việc thành
lập cơ chế an ninh hợp tác khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trước đây, Trung
Quốc chỉ nhấn mạnh đối thoại an ninh song phương vì sợ rằng, diễn đàn an ninh
đa phương sẽ là diễn đàn chỉ trích, cô lập Trung Quốc, tại đó Mỹ và Nhật Bản sẽ
lợi dụng để gây sức ép với Bắc Kinh về “dân chủ”, “nhân quyền”. Hiện nay, Trung
Quốc có sự điều chỉnh trong quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực. Trung
Quốc ủng hộ "Diễn đàn khu vực ASEAN” như là khung an ninh đa phương khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương, qua đó, nhằm gây lòng tin đối với ASEAN.
Chiến lược của Nga: Nga cho rằng tiềm năng hợp tác với các nước trong khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương là rất lớn, có thể phát huy tác dụng quan trọng cả về phương
diện an ninh và phát triển kinh tế. Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách
đối ngoại của Nga nhằm tăng cường hợp tác với các nước ở Châu Á - Thái Bình
Dương để cân bằng lực lượng với phương Tây. Về kinh tế, Nga tích cực tham gia
hợp tác và hội nhập với các nền kinh tế ở Châu Á - Thái Bình Dương, nâng cao
tính ảnh hưởng của họ đối với khu vực này. Nga chủ trương mở cửa miền Viễn Đông
để thu hút đầu tư nước ngoài; áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, đưa ra các hạng
mục hợp tác, thành lập các khu vực kinh tế tự do ở các miền ven biển Viễn Đông.
Nhiều nước, trong đó quan trọng là Nhật Bản, Hàn Quốc đang tích cực hợp tác với
Nga phát triển kinh tế ở vùng này. Nga cũng tăng cường mở rộng thị trường vũ
khí ở khu vực, coi đây là nguồn cung cấp ngoại hối quan trọng và để cải thiện
quan hệ với các nước trong khu vực.
Nga chú trọng cải thiện và phát
triển quan hệ song phương và đa phương với các nước Châu Á - Thái Bình Dương,
coi trọng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Việt Nam và Ấn
Độ, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, thương mại, kỹ thuật quân sự, trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi. Nga chủ trương
thúc đẩy thành lập cơ chế hiệp thương an ninh Đông Bắc Á, gồm CHDCND Triều
Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, lấy cơ chế này thiết lập không
gian an ninh tập thể cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, Nga tiếp
tục duy trì và đề cao vai trò lực lượng quân sự của họ ở khu vực, tập trung
hiện đại hoá quân đội; trong đó, ưu tiên lực lượng quân sự đóng ở vùng Viễn
Đông, trước hết là trên quần đảo Cu-rin, nơi đang diễn ra tranh chấp với Nhật
Bản.
Chiến lược của Ấn Độ: Tuy không phải là quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương,
nhưng Ấn Độ từ lâu đã có chiến lược đối với khu vực này và gần đây đang có
những chuyển biến đáng kể dưới tác động từ sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ, Nga
và Trung Quốc. Ấn Độ ủng hộ chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia và “cuộc
chiến chống khủng bố” của Mỹ, đồng thời thông qua quan hệ với Mỹ, Ấn Độ có thể
tạo ra thế đối trọng đối với Trung Quốc trong khi vẫn coi trọng quan hệ với
Trung Quốc và Nga. Đối với khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ chủ trương quan hệ với tất
cả các nước trong khu vực, nhằm thực hiện chính sách “hướng đông”, vươn
sang Thái Bình Dương. Gần đây, Ấn Độ điều chỉnh chiến lược quân sự không chỉ
nhằm đối phó với sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc và Pa-ki-xtan mà còn
nhằm đảm bảo vai trò là cường quốc số 1 ở khu vực Nam Á, tạo điều kiện để Ấn Độ
vươn lên trở thành một trong những cường quốc có ảnh hưởng toàn diện ở Châu Á -
Thái Bình Dương.
Chiến lược của Nhật Bản: Ngay từ năm 1993, Nhật Bản đề ra chính sách Châu Á - Thái Bình
Dương trong thời đại mới, gọi là “Học thuyết Mi-a-da-oa”. Từ đó đến nay, các
chính quyền tiếp theo ở Nhật Bản cơ bản vẫn theo đuổi học thuyết này đối với
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; tuy nhiên, cũng có một số điều chỉnh để thích
ứng với tình hình mới. Quan điểm cơ bản của Nhật Bản là để duy trì nền an ninh
của họ, cần phải duy trì các nỗ lực ngoại giao nhằm bảo đảm sự ổn định về chính
trị trên thế giới, tăng cường nỗ lực phòng thủ dựa trên cơ sở hệ thống an ninh
Nhật-Mỹ, coi đó là nền tảng, là xương sống trong chính sách của họ. Tuy nhiên,
hiện nay Nhật Bản chú trọng tăng cường tính độc lập, tự chủ, từng bước nâng cao
vị thế trong mối quan hệ với Mỹ.
Nhật Bản coi khủng hoảng hai
miền Nam
và Bắc Triều Tiên là yếu tố gây bất ổn định hàng đầu đối với khu vực Đông Bắc
Á. Do đó, Nhật Bản tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hàn Quốc, bình
thường hoá quan hệ với CHDCND Triều Tiên, phối hợp với Mỹ và Hàn Quốc giải
quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản chủ trương
phát triển cân bằng quan hệ với Nga cả về chính trị và kinh tế, khắc phục di
sản nặng nề do quá khứ để lại, như vấn đề lãnh thổ ở phương Bắc và bình thường
hoá quan hệ Nhật-Nga.
Nhật Bản quan tâm đặc biệt nhân
tố Trung Quốc trong nền an ninh của họ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tô-ki-ô lo ngại chính sách và các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu
Trung Quốc sử dụng vũ lực trong cuộc tranh chấp ở vùng này sẽ đe doạ nghiêm
trọng tự do thông thương và an ninh năng lượng, an ninh lương thực của Nhật
Bản, vì phần lớn dầu mỏ, lương thực của Nhật Bản nhập khẩu phải đi qua vùng
này. Do đó, Nhật Bản chủ trương xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc,
tiếp tục ủng hộ chính sách mở cửa của Trung Quốc, đồng thời tiến hành đối thoại
thẳng thắn với Trung Quốc trên mọi vấn đề quốc tế cũng như khu vực.
Là cường quốc kinh tế, Nhật Bản
đang tìm cách vươn lên thành cường quốc chính trị, giữ vai trò thích đáng trong
khu vực và trên thế giới. Do đó, Nhật Bản nhấn mạnh vai trò và tăng cường sức
mạnh quân sự, mở rộng quy mô hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Đây là
một sự điều chỉnh đáng chú ý của Nhật Bản trong chiến lược đối với khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương.
2.2.3 Vấn đề tranh chấp biển đông giữa Trung Quốc
với các nuớc ASEAN
Các quốc gia Đông Nam Á đã phô bày
những điểm đồng thuận và bất đồng trong lập trường của họ về tranh chấp Biển
Đông. Trong một vài trường hợp, họ đã đoàn kết và đưa ra một tiếng nói chung.
Vào những thời điểm khác, tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia lại bị vỡ vụn. Trung
Quốc có lẽ là một trong số ít quốc gia có nhiều cuộc tranh chấp lãnh hải
nhất với các nước láng giềng xung quanh. Khi sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng,
Trung Quốc.
Biển Đông là nơi
chứng kiến nhiều cuộc đối đầu nóng bỏng nhất giữa Trung Quốc và các nước trong
khu vực. Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông
với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam ,
Brunei , Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển Đông vốn là khu
vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược
quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm
khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và
những hành động của Trung Quốc trong thời gian vài năm trở lại đây. Liên tiếp
trong hai năm qua, Trung Quốc đã có hai cuộc đối đầu căng thẳng và kéo dài với
Việt Nam
và Philippine vì tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Người dân thế giới
chắc vẫn chưa thể quên được vụ các tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược tiến sâu
vào vùng biển Việt Nam để
phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò, khảo sát của tàu thuyền Việt Nam . Vụ vi phạm
trắng trợn chủ quyền Việt Nam
này của phía Trung Quốc đã gây ra một trận sóng to gió lớn ở Biển Đông vào
những tháng giữa năm 2011. Cơn bão” Biển Đông hồi năm ngoái được châm ngòi từ
sự kiện hôm 26/5 khi ba tàu hải giám Trung Quốc xông vào cắt cáp thăm dò của
tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Vào thời điểm đó, tàu
Bình Minh 02 đang khảo sát địa chấn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam .
Khi vụ việc trên còn chưa được giải quyết thì chỉ chưa đầy 2 tuần sau, vào sáng
ngày 9/6/2011, tàu cá Trung Quốc dưới sự yểm trợ của 2 tàu ngư chính đã cố tình
lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt
Nam thuê khảo sát địa chấn trên vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam. Những
hành động táo tợn liên tiếp của phía Trung Quốc đã đẩy mối quan hệ giữa nước
này với Việt Nam
rơi vào căng thẳng cao độ trong một thời gian khá dài. Không chỉ quấy nhiễu tàu
thuyền Việt Nam ,
tàu thuyền Trung Quốc còn bị tố cáo xâm phạm vùng lãnh hải của Philippine.
Những hành động này của phía Trung Quốc đã “đun sôi” nước Biển Đông.
Sau một thời gian
sóng yên gió lặng, Trung Quốc lại khuấy động khu vực Biển Đông bằng một cuộc
đối đầu quyết liệt với Philippine ở bãi cạn Scarborough ngay trong những tháng
đầu của năm 2012. Cơn bão” mới ở Biển Đông bắt nguồn từ hôm 8/4, khi một
máy bay do thám của Hải quân Philippine phát hiện 8 tàu đánh cá của Trung Quốc
lượn lờ đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough .
Ngay lập tức, tàu chiến lớn nhất của Philippine thuộc lớp Hamilton đã đến khu vực để kiểm tra tàu
thuyền Trung Quốc. Lực lượng Hải quân Philippine đã phát hiện nhiều san hô,
sinh vật biển, trong đó có cá mập vẫn còn sống, trên một trong những con tàu
của Trung Quốc. Khi tàu Philippine chưa kịp hành động thì hai tàu hải giám của
Trung Quốc đã nhanh chóng xuất hiện. Hai con tàu này ngang nhiên đi vào chắn
giữa tàu của Hải quân Philippine và những con tàu đánh cá của Trung Quốc để
ngăn không cho Philippine bắt giữ các ngư dân của họ.
Vụ việc lùm xùm trên
chưa được giải quyết thì chỉ hơn một tuần sau đó, vào ngày 17/4, tàu nghiên cứu
khảo cổ của Philippine lại “tố” bị tàu hải giám và máy bay tuần tra Trung Quốc
quấy nhiễu và ngăn cản không cho là nhiệm vụ ở bãi cạn Scarborough.
Hai vụ va chạm tàu
thuyền mới nhất và cũng là đầu tiên xảy ra trong năm nay giữa Trung Quốc và
Philippine ở khu vực tranh chấp đã kéo theo một loạt những động thái căng thẳng
và đáng lo ngại sau đó. Trong suốt thời gian kéo dài hơn một tháng qua, Bắc Kinh đã dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất và gay gắt nhất để
chỉ trích Manila .
Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn có nhiều động thái uy hiếp, đe dọa nhằm làm
nhụt chí Manila trong cuộc tranh chấp lãnh hải
với họ ở Biển Đông. Mặc dù đã triển khai một số lượng lớn tàu thuyền ra vùng
tranh chấp để áp đảo đối phương đồng thời tung ra những lời cảnh báo sắc lạnh
về một cuộc xung đột vũ trang, Trung Quốc cũng không thể khiến Philippine lùi
bước. Chính vì thế, cuộc đối đầu mới nhất ở Biển Đông hiện nay vẫn chưa có dấu
hiệu dịu đi.
Những động thái của
Trung Quốc trong thời gian qua đã phơi bày tham vọng độc chiếm Biển Đông của
nước này. Bản thân Trung Quốc trước đó đã đưa ra yêu sách đường lưỡi bò (9
đoạn) vô căn cứ của nước này. Theo đó, họ đòi chủ quyền với gần như toàn bộ
Biển Đông. Tham vọng của nước này là biến khu vực Biển Đông chiến lược giàu tài
nguyên thành “ao nhà” của họ.
2.2 Ảnh
hưởng của vấn đề tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn giữa các nước và vấn đề tranh
chấp biển đông đến an ninh khu vực Đông Bắc Á
Cục diện ở
khu vực Đông Bắc Á có những thay đổi nhanh chóng, thu hút sự quan tâm của tất
cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các cường quốc. Xung đột cục bộ, tranh
chấp biên giới lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên, quan hệ giữa các nước lớn và các
nước trong khu vực diễn biến phức tạp. Vị thế độc tôn lâu nay của Mỹ đối với
khu vực này đang dần bị suy yếu sau cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế
giới. Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc sau thời kỳ ẩn mình đã trở thành thách
thức đối với vị thế của Mỹ không chỉ trong khu vực này, tác động mạnh tới tình
hình khu vực cũng như quá trình định hình và sắp xếp lại cấu trúc khu vực.
Nằm trong vành đai tăng trưởng kinh
tế Đông Á thời hậu khủng hoảng, khu vực Đông Bắc Á là một tâm điểm thu hút sự
chú ý của giới đầu tư và thương mại quốc tế., Đông Bắc Á trong năm qua lại
chứng tỏ là một khu vực vô cùng bất ổn về an ninh-chính trị vì tranh chấp và
thiếu vắng niềm tin, có những thời điểm căng thẳng tới mức khiến thế giới lo
ngại về khả năng chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Gần đây tại khu vực này có hai sách
trắng quốc phòng của Nhật Bản và Hàn Quốc được công bố. Trong đó, Nhật Bản bày
tỏ sự lo ngại sâu sắc về việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và tiếp tục coi
Mỹ là lực lượng giúp bảo vệ Nhật Bản khỏi mối đe dọa khu vực. Hàn Quốc đã đưa
ra những ngôn từ cứng rắn nhất đối với Triều Tiên và chính thức gọi Triều Tiên
là “kẻ thù”. Đáp lại, Triều Tiên coi đó là sự khiêu khích của Hàn Quốc. Những
ngôn từ gay gắt trong những văn kiện chính thức là hệ quả của các mối quan hệ
phức tạp lâu nay trong khu vực và nổi lên mạnh mẽ nhất trong năm vừa qua. Sự
gay gắt luôn gắn với nghi kỵ và là cơ sở để các nước hoạch định chính sách an
ninh, đối ngoại, xác định đối tượng tác chiến và phát triển quân đội. Thế
nhưng, dù vẫn nghi ngờ nhau, cuối năm vừa rồi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc
đã ký thỏa thuận thành lập Ban thư ký chung thúc đẩy hợp tác ba nước vốn có
những bất đồng sâu sắc và tranh chấp về lịch sử, lãnh thổ và các hoạt động quân
sự. Thỏa thuận lịch sử này chưa chắc có thể giúp giải quyết những khúc mắc giữa
ba nước, nhưng cùng với các quan điểm quốc phòng và hành động trên thực tế
trong thời gian qua lại chứng tỏ chính sách vừa hợp tác, vừa đấu tranh của ba
đối tác thương mại lớn của nhau này là rất rõ ràng. Điều đó giải thích vì sao
cuộc va chạm giữa tàu tuần tra của hải quân Nhật Bản và tàu cá Trung Quốc đầu
tháng 9 trên biển Hoa Đông đưa quan hệ Trung-Nhật xuống mức thấp nhất trong
vòng 4 năm qua, đã được giải quyết ổn thỏa. Ban đầu tình hình rất gay gắt với
việc Trung Quốc hủy các cuộc tiếp xúc cấp cao với Nhật Bản, áp dụng các biện
pháp trả đũa về kinh tế, bắt giữ công dân Nhật Bản ở Trung Quốc, biểu tình phản
đối diễn ra ở cả hai nước, nhưng sau đó các bên đã kiềm chế dần, tình hình được
kiểm soát, quan hệ song phương không những không bị đổ vỡ mà còn có sự cải
thiện.
Năm 2010 được coi là năm “đua tập
trận” ở Đông Bắc Á. Thế giới đã chứng kiến hàng chục cuộc diễn tập quân sự đơn
phương hoặc đa phương với quy mô lớn của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, kể cả LB Nga và Mỹ. Những cuộc phô diễn sức mạnh quân sự qua các cuộc
diễn tập có bắn đạn thật, diễn ra cả trên không, trên đất liền và dưới biển với
sự tham gia của các phương tiện chiến tranh hiện đại. Các sự kiện này gắn liền
với cuộc khủng hoảng quan hệ trên Bán đảo Triều Tiên, sự nghi kỵ lẫn nhau trong
khu vực và những động thái xoay quanh cuộc khủng hoảng này. Tình hình Bán đảo
Triều Tiên trở nên căng thẳng nhất kể từ khi Hiệp định đình chiến trên bán đảo
này được ký kết (năm 1953) với hàng loạt các sự kiện nghiêm trọng, đặc biệt là
vụ chìm tàu khu trục Cheonan của Hải quân Hàn Quốc ngày 26-3, khiến 46 lính hải
quân Hàn Quốc thiệt mạng và vụ đấu pháo trên đảo Di-ơn-piêng do Hàn Quốc quản
lý, ngày 23-11, gây thương vong cho thường dân Hàn Quốc. Nếu nguyên nhân của vụ
chìm tàu Cheonan còn đang tiếp tục tranh cãi thì vụ Triều Tiên bắn pháo vào đảo
Di-ơn-piêng đã khiến dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ. Những cuộc tập trận để phô
diễn, những cuộc xung đột trên thực tế và với những cuộc đấu khẩu gay gắt đã
đẩy Bán đảo Triều Tiên vào một trạng thái nguy hiểm khó lường. Trạng thái đình
chiến có nghĩa là chiến tranh chưa kết thúc giữa hai miền trên Bán đảo Triều
Tiên tiếp tục được khẳng định. Thế nhưng, cuối cùng tất cả các bên liên quan đã
đều có thái độ kiềm chế nhất định và tình hình khu vực vẫn nằm trong tầm kiểm
soát, tuy chưa thể loại trừ những xung đột quy mô nhỏ khác. Giải giáp chương
trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vẫn tiếp tục là vấn đề quốc tế nan giải.
Các bên liên quan còn thể hiện lập trường khác nhau nên việc khôi phục cuộc đàm
phán 6 bên vẫn bế tắc. Các cuộc ngoại giao con thoi liên tục diễn ra trong thời
gian qua vẫn chưa cho kết quả cụ thể nào và tương lai của cuộc đàm phán này vẫn
còn bỏ ngỏ.
Mối quan hệ giữa các nước trong khu vực có những diễn biến phức tạp trong
khi các vấn đề chính trị nội bộ của từng nước Đông Bắc Á đang có những thay đổi
làm ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của mỗi nước. Trung Quốc đang tích cực
chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 và dự kiến sẽ có thay đổi về thế
hệ lãnh đạo đất nước. Tại Nhật Bản, sau chiến thắng lịch sử trước đảng Dân chủ
tự do để trở thành đảng cầm quyền năm 2009, đảng Dân chủ Nhật Bản đang có những
điều chỉnh cả về đối nội lẫn đối ngoại để khẳng định mình và để cải thiện quan
hệ với láng giềng. Trong khi đó, Triều Tiên đang có những điều chỉnh về nhân sự
lãnh đạo tương lai của đất nước với những bước đi khó nhận xét hoặc bình luận
bởi thông tin từ Bình Nhưỡng rất khan hiếm ngoài sự khẳng định rằng, nền kinh
tế Triều Tiên gặp rất nhiều khó khăn.
Những thách thức an ninh đối với các nước khu vực Đông Bắc Á hiện nay bao
gồm cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc, những điểm nóng xung đột và những
nguy cơ an ninh phi truyền thống. Khu vực Đông bắc Á từ lâu vốn là địa bàn tranh giành ảnh hưởng
giữa các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Thời gian gần đây, sự
bố trí và tập hợp lực lượng giữa các cường quốc nói trên có tiến triển quan
trọng. Những đặc điểm nổi bật là sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc và sự
tái can dự của Mỹ ở. Đồng thời, sự chuyển động gần đây trong tứ giác Trung - Mỹ
- Nhật - Ấn không khỏi khiến người ta cảm nhận rằng Trung Quốc ở một phe và Mỹ
- Nhật - Ấn ở một phe. Nhìn chung, các nước vừa và nhỏ ở khu vực Đông Bắc Á
đang phải ứng phó trước môi trường quan hệ các nước lớn biến động đầy phức tạp.
Bên cạnh sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, tình hình các điểm
nóng khu vực như biển Đông vẫn diễn biến phức tạp. Trung Quốc tiếp tục có các
hoạt động “nóng” ở biển Đông như bắt giữ ngư dân các nước khác, không ngừng gia
tăng sức mạnh hải quân và củng cố khu vực chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa và
“đụng độ” nhẹ trên biển. Vấn đề tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia
đã có lúc đẩy hai nước tiến gần sát một cuộc chiến tranh biên giới. Thêm vào
đó, tình hình nội bộ của một số nước ASEAN cũng chứa đựng nhiều bất ổn, tuy
đang tạm thời lắng dịu.
Các nguy cơ phi truyền thống cũng tạo nên những mối đe dọa hiện hữu đối
với an ninh khu vực Đông Bắc Á. Việc chính quyền Obama không còn đả động đến
vấn đề "mặt trận thứ hai" không có nghĩa là nguy cơ khủng bố ở Đông Nam
Á đã chấm dứt. Vấn đề khủng bố gắn liền với nguy cơ phổ biến vũ khí, điều này
trùng với bối cảnh chính quyền quân sự ở Myanmar bị phương Tây nghi ngờ phát
triển vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, các mối đe dọa an ninh khu vực còn đến từ các
thảm họa thiên nhiên, khủng hoảng kinh tế, năng lượng, môi trường, dịch bệnh…
Các vấn đề này đe dọa đến sự sống còn và phát triển của một quốc gia, và việc
các chính phủ đối phó như thế nào có liên quan mật thiết đến hành vi đối ngoại của
quốc gia hữu quan, từ đó ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định khu vực
Đông Bắc Á là khu vực đông dân nhất thế giới, đóng vai trò đầu tàu năng
động và hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, từ năm 2010, nhu cầu năng
lượng của khu vực đã gia tăng nhanh chóng, đặt ra những thách thức lớn hơn đối
với những “người khổng lồ” về tiêu thụ năng lượng, như Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc. An ninh năng lượng được định nghĩa là sự bảo đảm nguồn cung năng
lượng chắc chắn, đáp ứng nhu cầu về xã hội, kinh tế và quân sự, đồng thời bảo
đảm bền vững về môi trường. An ninh năng lượng chịu tác động bởi nhiều yếu tố,
đa chiều và đan xen, chủ yếu gồm hai nhóm: Nhóm liên quan đến chủ thể môi
trường an ninh năng lượng, như chính sách năng lượng của các quốc gia; tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội tại mỗi quốc gia và khu vực; sự biến động và
phân bố của nhu cầu năng lượng tại các quốc gia; sự tiến bộ của khoa học - kỹ
thuật trong khai thác và sử dụng năng lượng. Nhóm liên quan đến đối tượng của
an ninh năng lượng, như trữ lượng và sự phân bố nguồn năng lượng; biến động của
giá năng lượng, đặc biệt là giá dầu mỏ; an ninh các tuyến đường vận chuyển dầu
mỏ và khí đốt. An ninh năng lượng được xem là yếu tố chiến lược bảo đảm sự phát
triển kinh tế và ổn định của một quốc gia, trở thành nhân tố quan trọng, tác
động ngày càng mạnh đến quan hệ quốc tế.
2.3 Một số đề xuất giải quyết những yều tố ảnh
hưởng đến an ninh khu vực Đông Bắc Á
Vấn đề chính trị cốt lõi trong tình trạng xung đột ở
Biển Đông chính là vấn đề chủ quyền hay quyền sở hữu đối với một số khu vực
nhất định, hoặc trên thực tế là toàn bộ Biển Đông. Thời kỳ sau Chiến tranh thế
giới thứ II, xung đột này cần thiết phải được giải quyết trong bối cảnh Hiến
chương Liên hợp quốc, trong đó cấm sử dụng vũ lực và quy định một số cơ chế hoà
bình giải quyết các tranh chấp. Theo thứ tự được quy định trong Hiến chương,
các biện pháp đó bao gồm: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải,
trọng tài và lựa chọn biện pháp tài phán.
Lựa chọn biện pháp tài phán – Trong danh
sách các biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp quy định trong Hiến
chương Liên hợp quốc nêu trên, một thực tiễn được chấp nhận chung đó là biện
pháp lâu dài và có khả năng đưa ra một giải pháp cuối cùng cao nhất đó là cơ
chế tài phán. Và các cơ quan giải quyết thuộc cơ chế này là Tòa án Công lý quốc
tế (ICJ) và Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS). Tuy nhiên, biện pháp này không
dễ gì thực hiện được. Sẽ cực kỳ khó khăn, và rõ ràng không có khả năng rằng tất
cả các bên cùng đưa một vụ kiện ra trước các Tòa án, dựa vào cơ sở khác nhau để
bảo vệ cho yêu sách về quyền sở hữu; các quốc gia yêu sách khác nhau có các lập
luận khác hẳn nhau để bảo vệ cho yêu sách của mình. Và đó là chưa kể đến các
thủ tục phức tạp để bắt đầu một vụ kiện. Còn chưa kể đến, chắc chắn sẽ có sự im
lặng từ phía một vài bên tranh chấp bởi các bên này đã dựa vào các nhân tố lịch
sử làm một trong các cơ sở chính cho yêu sách quyền sở hữu. Các phán quyết của
ICJ đã tuyên bố rõ ràng rằng chỉ có cơ sở lịch sử mà không có bằng chứng về
chiếm hữu thực sự hay thực thi chủ quyền không thể làm cơ sở đầy đủ cho yêu
sách về quyền sở hữu. Như đã chỉ rõ ở trên, ở khu vực tranh chấp, các quốc gia
yêu sách chắc chắn không thể củng cố cơ sở lịch sử cũng bằng khả năng chiếm hữu
và quản lý hành chính thực tế. Cuối cùng, việc mong chờ hay dự đoán một phán
quyết của Tòa án sẽ là mạo hiểm mà các quốc gia yêu sách không muốn cá cược,
đặc biệt bởi vì đối tượng của các yêu sách quyền sở hữu ở khu vực tranh chấp có
thể không đáp ứng các điều kiện theo UNCLOS về định nghĩa một “đảo” thích hợp
cho con người đến ở mới có thể là chủ thể của sự chiếm hữu. Trên thực tế, khu
vực tranh chấp là một tập hợp các đảo (tuy nhiên các đảo này không thích hợp
cho “con người đến ở” theo cách hiểu thông thường nhất của cụm từ đó), bãi cạn,
đảo nhỏ, đảo thấp và đảo đá. Lựa chọn cơ chế tài phán do đó có thể bị loại bỏ
ra khỏi các biện pháp hữu hiệu nhằm hòa bình giải quyết các tranh chấp. Dù ở
mức độ nào, biện pháp này có vẻ như chưa bao giờ xuất hiện trong ý nghĩ của các
quốc gia yêu sách; chưa bao giờ được nhắc đến
Hòa giải và Trọng tài – Cơ hội để đưa ra
giải quyết ở trọng tài cũng xa xôi như cũng tương tự như trong các trường hợp
trên, bởi các nguyên tắc mà ICJ đặt ra như được nêu ở trên cũng sẽ được các
trọng tài viên áp dụng. Lựa chọn phương thức hòa giải cũng khó có khả năng xảy
ra bởi các vấn đề về quyền sở hữu liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông sẽ không
có khả năng được kết hợp. Trong trường hợp này, có thêm một lý do thực tế nữa
đó là trong khi bản chất của biện pháp hòa giải là “cho và nhận”, không một
quốc gia nào lại từ bỏ lãnh thổ chủ quyền của mình hay thậm chí thỏa hiệp về
vấn đề chủ quyền.
Đàm phán – phương thức
truyền thống nhằm hòa bình giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia đó là
thông qua đàm phán. Và đây chính là biện pháp mà các quốc gia đang áp dụng ở
Biển Đông. Tuy nhiên, vẫn chưa có đàm phán song phương trực tiếp nào giữa các
quốc gia liên quan – phương pháp được các quốc gia lớn nhất và mạnh nhất về cả
quân sự lẫn kinh tế trong số các quốc gia yêu sách chấp nhận. Rất dễ hiểu rằng
các quốc gia yêu sách có thế lực yếu hơn sẽ không muốn đàm phán song phương với
quốc gia có ưu thế hơn mình bởi vì họ cho răng sự bất cân bằng quyền lực đáng
kể giữa hai nước này sẽ tạo nên một sân chơi không cân sức; hay dẫn đến một hay
nhiều thỏa thuận không công bằng (do đó đây không bao giờ là giải pháp lâu
dài). Các bên yếu thế hơn trong cân bằng quyền lực là thành viên của một cơ chế
khu vực đã tìm kiếm sự ủng hộ về mặt chính trị dưới sự bảo trợ của tổ chức khu
vực đó, điều có thể được xem như là một bước đi địa chính trị truyền thống. Lựa
chọn này của các quốc gia yếu hơn không tránh khỏi việc chịu sức ép bởi vì
trong một liên mình gồm hai bên yếu hơn, các nguồn lực quân sự và chính trị kết
hợp giữa hai quốc gia đó thậm chí cũng không thể làm suy chuyển sức mạnh đối
kháng của cường quốc có ưu thế ở khu vực, quốc gia mà sức mạnh kinh tế và quân
sự tương ứng với ảnh hưởng chính trị đang tiếp tục tăng lên mạnh mẽ.
Để ứng phó với những thách thức về an
ninh năng lượng trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc áp dụng các chương
trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, các nước trong khu vực đã xây
dựng chiến lược năng lượng để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển
kinh tế bền vững, nổi bật là các xu hướng sau:
Một là, tìm kiếm nguồn năng lượng mới.
Hai là, bảo đảm nguồn nhập khẩu năng lượng thông qua đa dạng
hóa địa bàn và phương thức vận chuyển năng lượng nhập khẩu.
Bốn là, tăng cường kho dầu mỏ dự trữ chiến lược.
Ba là, tăng cường khai thác tài nguyên tại chỗ, đồng thời với nâng
cao năng lực khai thác và hiện đại hóa hạ tầng năng lượng.
Với tốc độ phát triển mạnh
mẽ của các nước trong khu vực như hiện nay có thể nói chắc chắn rằng trong
nhiều năm tới năng lượng sẽ vẫn còn đóng vai trò hết sức quan trọng. Do tính
chất xuyên quốc gia của vấn đề này nên biện pháp tốt nhất để an ninh năng lượng
được đảm bảo đó là bên cạnh những giải pháp riêng của từng quốc gia cần có một
sự tác chặt chẽ của toàn khu vực trong lĩnh vực năng lượng. Nhận thức rõ điều
này ngày 15/1/2007 vừa qua nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ hai,
các quốc gia thành viên đã ra Tuyên bố Cebu về an ninh năng lượng Đông Á, khẳng
định lại cam kết tập thể về đảm bảo an ninh năng lượng của khu vực đồng thời
đưa ra các mục tiêu và biện pháp thực hiện cụ thể. Hy vọng rằng với sự hợp tác
này vấn đề an ninh năng lượng của Đông Á bước đầu sẽ được giải quyết góp phần
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn khu vực trong tương lai.
KẾT LUẬN
Khu vực Đông Bắc Á từ sau Thế Chiến thứ hai do tính phong
phú, đa dạng của sự cùng tồn tại và phát triển đồng thời các thể chế chính trị
- xã hội khác nhau đã tạo nên tính đa dạng, phức tạp của sự phát triển ở khu
vực này. Điều đáng lưu ý là do vị trí địa - kinh tế - chính trị trọng yếu của
nó, nơi đã luôn là địa bàn diễn ra các mâu thẫn, xung đột về các lợi ích kinh
tế, chính trị.
Trong các mâu thuẫn, xung đột đã từng xảy ra ở khu vực Đông
Bắc Á, nổi cộm lên hàng đầu là các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo giữa các
quốc gia trong khu vực với nhau; vấn đề Đài Loan thuộc chủ quyền Trung Quốc hay
chỉ là Đài Loan “độc lập” không chỉ là xung đột chính trị giữa Trung Quốc và
Đài Loan mà còn kéo theo cả Mỹ cùng tham gia vào cuộc chiến này. Ngoài ra là
cuộc khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, tuy không phải là tranh chấp
lảnh thổ song đầy tính phức tạp, nguy hiểm và đang còn rất nan giải của vấn đề
này nếu không giải quyết ổn thỏa sẽ trở thành mối đe dọa tới an toàn, toàn bộ
khu vực Đông Bắc Á và cả Châu Á – Thái Bình Dương.
Nguy cơ tiềm ẩn về an ninh chính trị một thực
trạng đang tồn tại mang “nóng của kinh tế
- lạnh của chính trị”. Trong giai
đoạn hiện nay, việc đảm an ninh khu vực cần có sự đối thoại trên cơ sở tôn trọng ý kiến lẫn nhau nhằm đi đến một sự
thỏa đáng về an ninh chung cho khu vực. Tuy nhiên tiến trình về an ninh của khu vực đã đựợc
hình thành từ rất lâu nhưng để đạt được tiếng nói chung về vấn đề liên kết khu
vực thì phải thái độ của mỗi nước cũng như thời gian bởi vì đây là khu vực đang
đến gấn giữa dòng chảy của thời kì hậu “Chiến tranh lạnh” toàn cầu hóa, tri thức và thông tin.
Như vậy, tương lai an
ninh của Đông Bắc Á nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung đã
trở thành một chủ đề quan trọng từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Hầu như tất cả
các quốc gia thuộc khu vực đều được hưởng lợi ích từ tốc độ phát triển kinh tế
khu vực, tuy nhiên giữa các nước đang có sự thận trọng với nhau, chi tiêu quân
sự đang được các nước tăng cường. Trong giai đoạn hiện nay, việc đảm bảo an
ninh khu vực cần có sự đối thoại trên cơ sở tôn trọng ý kiến của các bên liên
quan, sự đồng tình nhằm đi đến thỏa thuận về một cơ chế an ninh chung cho cả
khu vực. Mặc dù cơ chế liên kết an ninh ở đây đã được hình thành nhưng để đạt
được tiếng nói chung của các quốc gia liên quan thì đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự
nhiệt tình của các bên tham gia.
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
[1]. GS. TS. Dương Phú Hiệp – PGS. TS Vũ Văn Hà,
Cục diện châu Á Thái Bình Dương. Nxb CTQG
[2]. Trần Anh Phương, 2007, Chính Trị khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh lạnh, Nxb KHXH.
[3]. Mộ Kiệt, 2006, Bảy cuộc đàm phán siêu cấp, NXB VHTT
[4]. Phạm Quý Long, 2009, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Nxb
TĐBK.
[5]. Phạm
Bình Minh, 2010, Cục diện thế giới đến 2020. Nxb CTQG
[6]. M.
Yahuda, 2006, Các vấn đề chính trị quốc
tế ở Châu Á – Thái Bình Dương. NXB Văn học, TPHCM
[7]. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tháng
9/2009, số 3
[7]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng
12/2006, số 10
[8]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng 9/2007,
số 9
[9]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng
10/2007, số 10
[10]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng
11/2007, số 11
[11]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng
3/2008, số 3
[12]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng
4/2006, số 2.
[13]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng
6/2006, số 4
[14]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng
7/2006, số 5
[15]. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng
11/2006, số 9
[16]. Tạp chí Nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á, tháng 2/2005, số 1
[18]. www.vnexpress.net/vietnam/thegioi/2007/03/3B9F3CD4
[19].http://docs.google.com/gview?url=http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB17/binh.pdf&chrome=true.
[26]…http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%A5c_ma_qu%E1%BB%B7
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét