A.
PHẦN MỞ ĐẦU
Đông Nam Á từ lâu được biết đến là một
khu vực chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. Đây là một vùng
rộng lớn nằm chắn ngang tất cả các con đường hàng hải từ Ên Độ Dương sang Thái
Bình Dương, từ Châu Á xuống châu Óc. Đo điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý
thuận lợi, nên từ buổi bình minh của lịch sử khu vực, Đông Nam Á đã giữ một vai
trò đặc biệt trên con đường buôn bán Đông – Tây, và là nơi gặp gỡ, giao thoa
của các nền văn hoá lớn trên thế giới. “Đông Nam Á là ống thông khói, tích tụ và
lan toả các nền văn hoá trên thế giới” (Hall). Đây là một khu vực địa lý –
lịch sử – văn hoá, có bản sắc riêng biệt, là một trung tâm văn minh cổ, có
nhiều đóng góp lớn trong lịch sử nhân loại. Một đặc điển tiêu biểu và đặc sắc
của khu vực Đông Nam Á là tính thống nhất trong đa dạng, điều này được thể hiện
trên mọi lĩnh vực: điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá và lịch sử.
Vậy tính thống
nhất, tính đa dạng là gì? Được biểu hiện cụ thể như thế nào? Làm rõ vấn đề trên
chúng ta sẽ hiểu chính xác và toàn bộ tiến trình lịch sử của khu vực Đông Nam Á
từ khi hình thành, phát triển đến tận ngày nay, trên tất cả các lĩnh vực hoạt
động đời sống xã hội.
Tính thống nhất giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sẽ tạo ra một
nét chung, nét tương đồng, giúp các quốc gia gần gũi với nhau hơn, đây là nhân
tố, là nền tảng, là chất kết dính các nước thắt chặt quan hệ với nhau.
Tính đa dạng được thể hiện rất khác nhau giữa các lĩnh vực kinh tế – xã
hội trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Đây là nhân tố để giữ gìn
bản sắc truyền thống của dân téc, là điểm để phân biệt quốc gia này với quốc
gia khác, mỗi quốc gia có những nét riêng biệt tuỳ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài, tạo nên sự đa
dạng, phong phó cho khu vực. Khu vực có tính thống nhất, nhưng từng quốc gia
lại có nét đa dạng, đa dạng trong thống nhất, thông nhất trong đa dạng là một
nét đặc sắc trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Tính thống nhất trong đa dạng về mặt điều kiện tự nhiên
của khu vực Đông Nam
Á
Là mét khu vực nằm
ở Đông Nam
lục địa châu Á, Đông Nam Á có diện tích khá lớn 4476000 km2 với 55 triệu dân.
Hiện nay Đông Nam
Á có 11 quốc gia, trong đó Đôngkimo là quốc gia trẻ tuổi nhất. Đông Nam Á có phạm
vị lãnh thổ bao gồm 2 phần là:
-
Đông
Nam Á lục địa: Việt Nam,
Lào, Campuchia, Miama, Thái Lan
-
Đông Nam Á hải đảo: Inđônêxia, Malaixa, Singapo,
Philipin, Brunây và Đôngkimo.
Bản đồ Đông Nam Á
Chính đặc điểm của vị trí địa lý này đã quy định tính đa dạng của các
nước trong khu vực. Cùng nằm trong mét khu vực nhưng có quốc gia hoàn toàn là
hải đảo như Inđônêxia (13667 đảo lớn nhá) , Singapo, có quốc gia vừa giáp biển
vừa ở lục địa như Việt Nam, có quốc gia hoàn toàn không có biển như Lào. Đông
Nam Á nằm ở vị trí bản lề giữa lục địa Á - Âu rộng lớn với một bên là Thái Bình
Dương và Ên Đé Dương, cho nên Đông Nam Á nằm giữa các đơn vị địa lý tự nhiên
mang tính độc lập: Lục địa - đại dương:
Lục địa bán cầu bắc – lục địa bán cầu nam, tạo nên cho Đông Nam Á những đặc
điểm phong phú và đa dạng về các mặt như khí hậu, sông ngòi.
Mặc dù Đông Nam Á như một vùng bị nát vụn nhưng Đông Nam Á luôn là một
khối thống nhất bao gồm 2 bộ phận: Bán đảo Trung Ên và quần đảo Mã Lai, Đông
Nam Á nằm gọn trong khoảng 95 độ đến 141 độ kinh Đông và từ 28 độ vĩ Bắc đến 11
độ vĩ Nam. Đông Nam Á nằm trong vòng nóng của địa cầu, nên các yếu tố địa lý,
tự nhiên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có những nét tương đồng, gần gũi với nhau như
ở bất cứ quốc gia nào cũng có kết cấu văn hoá biển, núi và đồng bằng.
Do nằm trong vành đai nóng của địa cầu nên Đông Nam Á có khí hậu nhiệt
đới cận xích đạo, gió mùa nóng Èm. Nhờ có gió mùa và khi hậu biển đã làm cho Hà
Nội, Mandalay, Cancuta trở nên xanh tốt, trù phú, bên các vĩ độ gần xích đạo
đáng lẽ chỉ có cây cối rậm rạp, dân cư thưa thít thì lại tạo nên những đô thị
đông đúc, thịnh vương như Kulalămpua, Singapo… Gió mùa giảm bớt sự không thuần
nhất và tạo nên 2 mùa rõ rệt cho khu vực, mùa khô lạnh và mát và mùa nóng, Èm.
Chính nhờ yếu tố khí hậu này đã tạo nên một cảnh quan tự nhiên hết sức đa dạng,
ở Đông Nam Á hầu như có toàn bộ các loài các chủng loài của giới tự nhiên. Các
cánh rừng thưa, rừng xavan ở cao nguyên Còrạt, Camphuchia, có rừng ngập mặn ở
Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam…
Đông Nam Á có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, với các hệ thống sống lớn
như Mê công, sông Hồng, Sông Mênam, sông Iraoadi… tạo nên những đồng bằng phù
sa màu mỡ, trong đó cây lúa nước với những điều kiện sinh trưởng thích hợp trở
thành cây trồng chủ yếu trong nền nông nghiệp của dân cư Đông Nam Á. Đây cũng
là một nét thống nhất của khu vực Đông Nam Á, nhưng tuy mỗi vùng của quốc gia,
tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia mà cây lúa có nhiều chủng loại và chất lương khác
nhau.
Sự thống nhất đó là kết cấu liên hoàn núi, đồng bằng và sông suối, mặt
khác cũng tạo nên tính đa dạng của địa hình như ở Việt Nam có hệ thống núi rộng
lớn ở miền Đông và Tây Bắc, ở Philipin có núi lửa. Những đặc điểm của điều kiện
tự nhiên Đông Nam Á từ vị trí địa lý, khí hậu, địa hình… đều thể hiện rõ nét
tính thống nhất trong đa dạng của khu vực, tạo nên một đặc điểm riêng biệt, một
nét đặc sắc của Đông Nam Á. Sự thống nhất và đa dạng về điều kiện tự nhiên là
cơ sở, nền tảng tạo ra sự thống nhất trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
2. Tính thống nhất trong đa dạng về mặt
lịch sử
2.1: Cư dân.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và dùa trên các kết luận của khảo cổ học,
có thể kết luận rằng toàn bộ cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng Môngôlôit
Phương nam, tiểu chủng này được hình thành do sự hỗn dung giữa 2 đại chủng
Môngôlôit và Ôxtralôit. Nhưng từ tiểu chủng Mônôgôit Phương Nam phân hoá thành
2 loại hình nhân chủng là Nam Á và Anh đônêdiên, và từ 2 nhóm này lại phân hoá
thành các téc người khác nhau tạo
nên sự phong phú, đa dạng trong thành phần téc người ở Đông Nam Á.
Ở bất cứ quốc
gia nào cũng có mặt các téc người thuộc
cả nhóm Nam Á và Anhđônêdien, hoặc cùng một téc người nhưng sống ở nhiều nước
khác nhau như người Thái có mặt ở Thái Lan, Việt Nam, Lào, người Khơme có ở
Việt Nam, Campuchia. Nhưng có điều đặc biệt là dù sống ở những nơi khác nhau
nhưng người Thái ở Thái Lan, Việt Nam … vẫn có những đặc tính, truyền
thống, phong tục, tập quán giống nhau.
2.2. Lịch sử
Có thể khẳng định
Đông Nam Á là khu vực lịch sử vừa thống nhất, vừa đa dạng đều thể hiện qua quá
trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á.
Phân kỳ lịch sử Đông Nam Á gồm những giai đoạn sau:
* Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X. Đây là thời kỳ hình thành các
nhà nước ở nhiều nơi, dù tổ chức nhà nước khác nhau nhưng đều được gọi chung là
các quốc gia sơ kỳ, giai đoạn này gồm 2 thời kỳ nhỏ:
-
Thời
kỳ thứ I: Từ đầu công nguyên đến thế kỷ VII.
Thời kỳ này có khoảng 30 tiểu quốc đã được hình thành ở phía Nam Đông
Nam Á như Champa ở Nam – Trung Bộ (Việt Nam), Phù Nam ở trung và hạ lưu sông
Mêcông, tiểu quốc Lancasuca, Tambrahinga, Takôla ở bán đảo Malaya,…
Các nhà nước được xuất hiện ở 3 khu vực là hạ lưu và châu thổ sông
Mêcông; Phía Bắc Huế thuộc Trung kỳ hiện nay ở Việt Nam và phần phía Bắc bán
đảo Mãlai.
-
Thời
kỳ thứ II: Từ thế kỷ VII – X, là thời kỳ các tiểu quốc hợp nhất
lại với nhau theo téc người và theo địa vực, hình thành nên các quốc gia lớn và
lấy một bộ téc tương đối đông làm nòng cốt như Srivijaya, Kalinga ở Inđônêxia,
Đại Việt và Chămpa ở Việt Nam
* Giai đoạn 2 từ thế kỷ X – XV: Là thời kỳ phát
triển thịnh đạt của các quốc gia Đông Nam Á, so với các khu vực khác, Đông Nam
Á là nơi phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến, đạt đến đỉnh cao cụ
thể như sau:
Vương quốc Camphuchia bước vào thời kỳ phát triển – thời kỳ Ăng co, từ
802 – 1434.
Đại Việt: Bước vào thời kỳ thịnh đạt dưới triều Lý – Trần, Lê Sơ (thế kỷ
XI - XV)
Vương quốc Miama
thinh vượng dưới triều đại Pagan 1044 – 1287
Inđônêxia đạt tới
thịnh vương dưới chiều đại Môjopahit (1213 - 1527)
Vương quốc Lanxang ở Lào 1353
Triều đại Trailock ở Xiêm
Ở thời kỳ này còn xuất hiện nhiều quốc gia mới như Giava chinh phục
Sumatra vào thế kỷ VII – XIII ở Inđônêxia.
Vương quốc Lavô và
Sukhathay tạo thành vương quốc A Yuthay của người Thái.
Sự phát triển đa
dạng của Đông Nam Á được thể hiện qua các mặt sau:
+ Kinh tế: Các khu
vực kinh tế quan trọng được hình thành, xuất hiện các vựa lúa, “bát gạo lớn”
của Đông Nam Á và thế giới như Đồng bằng Mênam (Thái Lan), đồng bằng sông Hồng,
sông Cửu Long (Việt Nam ), đồng bằng Iraoađi ở Mianma…
Thủ công nghiệp
bắt đầu xuất hiện, thành thị ra đời nh
Sukhothay, Authay, Thăng Long, Pagan, Palembang,
Ăngco…
Hoạt động thương
mại bắt đầu sôi động, các nước Đông Nam Á có quan hệ buôn bán với các nước
Trung Quốc, Ên Độ, Ba Tư, Ả Rập, các hải cảng lớn ra đời và hoạt động tấp nập
như Hội An, Vân Đồn (Việt Nam ) Palembang (Inđônêxia), nổi bật hơn cả là
Malacca.
+ Chính trị: Công
cuộc xây dựng nhà nước đạt tới trình độ tương đối hoàn chỉnh và ổn định, thể
chế nhà nước là quân chủ chuyên chế, phù hợp với nền nông nghiệp xóm làng như: Đại
Việt ở Việt Nam,
LanXang ở Lào… Sự thịnh đạt về chính trị còn biểu hiện qua cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông Nguyên của nhân dân Đông Nam Á (Trừ Myanma).
+ Văn hoá: NÒn văn
hoá dân téc của các quốc gia Đông Nam Á phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh
vực và đã đóng góp lớn vào kho tàng văn hoá nhân loại, các khu đền như Ăng
covat, Ăngcothom (Campuchia), Thạt Luông (Lào)… bên cạnh sự phát triển chung đó
cũng có sự phát triển riêng của từng quốc gia, tạo nên sự thông nhất trong đa
dạng trên lĩnh vực văn hoá.
* Giai đoạn 3: Từ thế kỷ XVI – XIX:
Là thời kỳ suy thoái của các quốc gia Đông Nam Á, nhưng sự suy thoái
không đồng đều về mặt thời gian, đầu tiên là Campuchia suy thoái từ thé kỷ
XIII, Mianma vào thế kỷ XVI, XVII, Chămpa thế kỷ XV, Đại Việt thế kỷ XVII; XVIII.
Còn Xiêm và
LanXang lại tiếp tục phát triển.
Sù suy thoái được
biểu hiện trên các mặt sau:
- Kinh tế: Suy
thoái, trì trệ, mọi hoạt động sản xuất bị đình đốn…
- Chính trị: Sự
khủng hoảng và bất lực của giai cấp phong kiến cầm quyền
- Xã hội: Mâu
thuẫn trong xã hội diễn ra gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi.
Quan hệ giữa các
quốc gia trong khu vực giảm so với trước, các quốc gia trước kia là hữu hảo thì
nay cũng có xung đột.
Trong bối cảnh Êy,
các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt với sự dòm ngã của các nước tư bản phương
Tây. Sự thống nhất của khu vực đó là phải đối mặt với thách thức, nhưng việc
lùa chọn con đường, biện pháp để đối phó với thực dân Phương Tây lại khác nhau,
qua đó thể hiện rõ tính đã dạng của khu vực.
Sự đa dạng của khu
vực thể hiện qua 2 xu hướng chính sau:
Thứ nhất: Là đóng
cửa, không hợp tác với phương Tây. Ở Việt Nam , nhà Nguyễn đã thực hiện chính
sách” bế quan toả cảng”, ngăn cấm sự xâm nhập của văn hoá phương Tây, cấm hàng,
cấm đạo, cấm người tây vào nước.
Thứ hai: Một số
nước đã mở cửa, đón nhận ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đây chính là một
phương pháp bảo vệ nền độc lập dân téc. Tiêu biểu cho xu hướng này là Xiêm dưới
triều Rama IV và Rama V. Xiêm đã tìm cho mình một con đường đặc sắc đó là cải
cách đất nước, tiến hành đường lối ngoại giao độc đáo, “đầu nhọn đầu tù”. Xiêm
đã kí kết các hiệp ước với tư bản bên ngoài, cải cách kinh tế, xã hội trong
nước mở đường cho nền kinh tế Xiêm phát triển. Nh xoá bỏ độc quyền của nhà nước trong việc
xuất khẩu gạo, cải cách này được đánh giá là cấp tiến nhất vì giải phóng sức
sản xuất, kích thích tăng năng suất lao động. Xiêm tham gia vào nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa và hội nhập kinh tế toàn cầu một cách tự nhiên.
Xu hướng hội nhập
là cái chung, là điều tất yếu đặt ra đối với mỗi quốc gia nhưng con đường hội
nhập của mỗi quốc gia lại khác nhau. Người phương Tây nhận xét: “Kinh tế Xiêm
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là hình mẫu điển hình cho các nước và bước đầu
cho sự cạnh tranh với bên ngoài”. Nhờ đó mà Xiêm thoát khỏi cảnh thuộc địa, đưa
Xiêm ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị – xã hội của chế độ phong
kiến.
* Giai đoạn đầu
thế kỷ XX đến nay:
Là thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân téc của các quốc gia Đông Nam Á
Sự thống nhất ở
giai đoạn này là độc lập dân téc, nhưng nét đa dạng là sự lùa chọn các con
đường khác nhau của mỗi nước kết quả đạt được, mức độ giành độc lập cũng rất
khác nhau.
Sau khi giành được
độc lập, con đường đi lên xã hội hiện đại của từng quốc gia là không giống nhau
nhưng cùng hướng tới một mục tiêu chung là phát triển khu vực Đông Nam Á giàu
mạnh. Đây chính là sự thống nhất đa dạng về mặt lịch sử.
3: Tính thống nhất trong đa dạng về mặt văn hoá
3.1. Văn hoá vật chất:
Đông Nam Á được coi là khu vực có nền văn hoá cổ xưa của thế giới, văn
hoá Đông Nam Á là nơi hội tụ của nền văn hoá Đông - Tây vừa có nét chung, thống
nhất vừa mang tính độc đáo, đa dạng. Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á luôn gắn
liền với những hoạt động của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đó những
phong tục, tập quán của các quốc gia Đông Nam Á gắn bó chặt chẽ với nền nông
nghiệp lúa nước và mang tính bản địa sâu sắc. Điều này đã tạo nên sự thống nhất
trong văn hoá của khu vực Đông Nam Á và cũng hình thành nên sự đa dạng, đặc sắc
trong văn hoá của từng quốc gia.
* Ăn uống: Do có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Đông
Nam Á có thảm động vật, thực vật rất phong phú, đa dạng, cây cối quanh năm xanh
tốt, cây lương thực chủ yếu của cư dân Đông Nam Á là lúa, ngô, khoai và các
loại hoa mầu. Tuy nhiên gạo là quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày, thông
thường mỗi bữa ăn gồm có cơm, rau, thịt, cá, do có nhiều thuận lợi nên người
Đông Nam Á không chế biến và dự trữ đồ ăn với khối lượng lớn. Họ thường sử dụng
đồ ăn tươi, sống để làm món ăn như món phở ở Việt Nam, mãn Tomyam của Thái Lan,
món Xiêmlo của Campuchia. Trong khi chế biến món ăn, một loại gia vị không thể
thiếu đó là vị cay, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều ăn cay trong bữa ăn của
mình. Ở mỗi nước, mỗi dân téc lại có sự khác nhau về cách nấu gạo thành cơm
cũng như sự kết hợp các loại thức ăn, gia vị trong mỗi bữa ăn, tạo nên những
nét riêng biệt và đặc trưng cho mỗi vùng.
Mặc dù cách ăn,
cách chế biến thức ăn khác nhau nhưng tính thống nhất của văn hoá Èm thực Đông
Nam Á là văn hoá Èm thực nhiệt đới.
* Trang phục:
Do nằm trong khu
vực khí hậu nóng Êm, nhiệt độ trung bình cao, nên cư dân Đông Nam Á rất thích
mặc đồ thoáng nhẹ, thoải mái, theo truyền thống mọi gia đình đều trồng bông,
dệt vải, như vải lụa, tơ tằm ở Việt Nam, vải thổ cẩm của ngưòi Lào, Thái…Trang
phục truyền thống của phụ nữ Đông Nam Á là áo, váy và khăn, đối với nam là đóng
khố cởi trần. Cã những điểm thống nhất,
nhưng mỗi quốc gia, mỗi dân téc, trang phục lại có những nét đặc sắc riêng tạo
nên một bức tranh đa dạng trong cách ăn mặc của người Đông Nam Á.
Cư dân ở Đông Nam
Á hải đảo thường gọi váy là Kain – Kain, còn đối với cư dân Đông Nam Á lục địa
gọi váy là Sarông.
Sự đa dạng trong
trang phục truyền thống của phụ nữ Đông Nam Á được tạo nên bởi sự kết hợp hài
hoà và tinh tế trong một bộ trang phục. Thông thường phần dưới cơ thể là các
loại Kain, Sarông có độ dài ngắn khác nhau, còn phần trên cơ thể là áo cánh dày
tay hoặc áo chui đầu, đại diện tiêu biểu là phụ nữ Thái, người Giava, người
Sunđa (Inđônêxia).
Còn phụ nữ ở
Campuchia, miền Bắc Việt Nam lại có sự kết hợp độc đáo giữa váy với áo yếm, có
nơi váy được kết hợp với khăn tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuối cho trang phục. Phụ nữ
ở đảo Bali (Inđônêxia) thường quấn khăn che phần trên cơ thể khi đi chùa chiền.
Trang phục của nam giới phổ biến là đóng khố cởi trần, như Êđê, Bana,
téc người Papua, Tôratja… Còn ở một số nơi Kain và Sarông là trang phục truyền
thống của cả nam và nữ như người Mianma, Malaixia. Sự phân biệt trang phục của
nam và nữ được phân biệt ở độ dài ngắn và cách quấn Kain và Sarông, ở Mianma trang
phục của nam thường ngắn và quấn dầy hơn rất nhiều lần và gấp thành 2 nếp ở
phía trước.
*
Nhà ở:
Nhà không đơn thuần là nơi cư trú của mỗi gia đình mà còn phản ánh đời
sống tinh thần phong phó, quan hệ huyết téc cũng như mọi phong tục, nghi lễ
nông nghiệp gắng liền với ngôi nhà. Do điều kiện tư nhiên mà cư dân Đông Nam Á
cư trú chủ yếu bằng nhà sàn, trở thành kiến trúc dân gian phổ biến toàn Đông
Nam Á.
Nhà sàn được làm bằng gỗ, tre, nứa, hầu hết các nhà sàn có mái hiên rộng
ngay trước cửa, từ hiên có bậc cầu thang để lên xuống, hiên nhà là nơi mọi
người làm việc như quay tơ, dệt vải… Gầm nhà sàn thường được dùng để nuôi trâu
bò, lợn gà hoặc là nơi để công cụ lao động. Một dấu hiệu thống nhất có thể thấy
ở các quốc gia Đông Nam Á là sự tồn tại phổ biến của những “ngôi nhà chung”,
đây là kiểu nhà thường được xây dựng ở giữa làng hoặc giữa bản có quy mô lớn
hơn các ngôi nhà bình thường. “Ngôi nhà chung” được sử dụng làm nơi hội họp, tế
lễ và tổ chức các hoạt động văn hoá chung cho cả làng – bản. Ở Việt Nam có nhà
Rông. Tuy nhiên kiến trúc nhà ở của cư dân Đông Nam Á ở mỗi dân téc, vùng lại
có những nét riêng biệt độc đáo về hình thức, kích thước và cách bài trí, đây không
chỉ là sự khác biệt về mặt hình thức mà là sự khác biệt về phong tục, lối sống,
nghi thức của gia đình.
Sự đa dạng, phong phú của nhà sàn của cư dân Đông Nam Á còn được thể
hiện ở trong phạm vi một quốc gia. Ở Inđônêxia, téc người Minang Kabau gọi ngôi
nhà của mình là Rumacgadang (ngôi nhà lớn), kiểu nhà này được dựng trên sàn
cao, có 2 mái dốc vểnh lên như 2 hình yên ngựa, và kết thúc ở 2 đầu nóc bằng
hình mô phỏng cặp sừng trâu. Còn téc người Toratja lại làm nhà theo hình
thuyền, người Papua làm nhà sàn trên cây.
* Phương tiện đi lại.
Đông Nam Á có một
mạng lưới sông ngòi dày đặc và hầu hết các quốc gia tiếp giáp với biển, hệ
thống sông ngòi tạo nên một hệ thống giao thông rất thuận lợi cho cư dân trong
vùng. Do đó người ta thường dùng thuyền, bè để đi lại, để giao lưu buôn bán,
chuyển tải văn hoá - kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực. Cư dân Đông Nam Á sớm biết buôn bán bằng đường sông,
đường biển và hình thành nên các chợ nổi tiếng trên sông và sớm tham gia vaò
nền thương mại thế giới. Kĩ thuật đóng thuyền của cư dân Đông Nam Á ngày càng
hoàn thiện để phục vụ nhu cầu đi lại của
nhân dân và phục vụ mục đích quân sự của
nhà cầm quyền. Tuỳ vào đặc điểm thuỷ văn từng vùng mà người Đông Nam Á có những
cách đóng thuyền khác nhau.
Cư dân hải đảo đi lại chủ yếu trên biển nên thuyền, bè
thường được đóng với kích thước lớn chuyên chở với số lượng nhiều, còn việc
đi lại trên sông, trên lạch nhỏ, trong
đảo người Đaiăk trên đảo Kalimantan (Inđônêxia) thường đóng những con thuyền
nhỏ nhưng dài tới 50m. Còn ở lục địa các
loại thuyền có hình dáng và kích thước rất phong phú. Những cư dân miền núi thường
đóng bè hoặc mảng để di chuyển trên các
dòng sông còn cư dân đồng bằng thường đóng thuyền có kích thước nhỏ hơn để dễ
dàng đi lại ví dụ như ở Việt Nam
loại thuyền thúng rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bé. Còn thuyền ba lá,
hoặc ghe chèo được sử dụng trong điều kiện kênh rạch chằng chịt ở miền Đông Nam
Bé
Phương tiện đi lại bằng thuyền gắn bó chặt chẽ với đời sống
cư dân Đông Nam Á, vì thế biểu tượng con thuyền luôn gắn với cuộc sống văn hoá
ở đây.
3.2:Văn hoá tinh thần
3.2.1:Chữ viết
Đông Nam Á là khu vực có nhiều thành
phần dân téc, sắc téc cùng chung sống, trải qua các giai đoạn phát triển mỗi
dân téc đã sáng tạo ra rất nhiều kiểu chữ để ghi lại ngôn ngữ của mình. Nhưng điểm chung, điểm
thống nhất trong chữ viết của cư dân Đông Nam Á là thời gian xuất hiện vào
những thế kỉ tiếp giáp công nguyên cùng với sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ
của Đông Nam Á, là quá trình truyền bá mạnh mẽ văn hoá Ên Độ, Trung Hoa vào khu
vực. Trong dòng chảy văn hoá đó chữ viết đã được các téc người ở đây tiếp thu
và sáng tạo ra kiểu chữ riêng cho dân téc mình. Do đó mỗi téc người lại có
những kiểu chữ khác nhau: Chữ Chăm cổ (thế kỉ IV), chữ Nôm cổ (thế kỉ V), Chữ
Khơme cổ (thế kỉ VI). Mặc dù vậy ta vẫn nhận thấy nét tương đồng trong chữ viết
của các quốc gia Đông Nam Á là nguồn gốc ra đời của chữ viết. Chữ viết của Đông
Nam Á trải qua 3 giai đoạn phát triển sau:
Thứ
nhất là sự vay mượn trực tiếp từ chữ viết của Ên Độ và Trung Hoa
Thứ
hai là sáng tạo ra các kiểu chữ dùa trên nhưng kiểu chữ ban đầu
Thứ ba là sử dụng chữ viết truyền thống và
dùng chữ latinh
Trải qua những giai đoạn, những biến
động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội cũng ảnh hưởng tới sự hình
thành chữ viết, đây là điều kiện quan trọng tạo nên sự phong phú đa dạng trong bức
tranh ngôn ngữ của khu vực. Hầu hết chữ viết của cư dân Đông Nam Á đều được
sáng tạo trên cơ sở chữ Ên Độ và chữ Trung Hoa, nhưng quá trình vay mươn này
diễn ra vào những thời điểm khác nhau nên
khi du nhập vào các quốc gia nó được biến thể thành muôn hình muôn vẻ
kiểu chữ khác nhau.
Sự đa dạng phong phú của ngôn ngữ chữ
viết Đông Nam Á còn được biểu hiện ở vị trí từng kiểu chữ. Do điều kiện chính
trị, xã hội, lịch sử khác nhau mà ngôn
ngữ và chữ viết của mỗi dân téc có địa vị và chức năng xã hội khác nhau. Có
ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trở thành ngôn ngữ quốc gia như tiếng Việt ở Việt
Nam, tiếng Malaixia ở Malaixia, tiếng Khơme ở Campuchia.
3.2.2: Tín ngưỡng- tôn giáo
Đông Nam Á là một khu vực đa tôn giáo
hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều có mặt ở đây như đạo Phật, đạo Thiên chóa, đạo Ixlam…Do cùng
chung sống trên một khu vực địa lí có nhiều điểm tương đồng nên tín ngưỡng, tôn
giáo ở Đông Nam Á có nhiều điểm thống nhất với nhau
Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á gắn bó
chặt chẽ với hoạt động nông nghiệp, điều kiện tự nhiên luôn tác động tới cuộc
sống của họ nên trong cư dân xuất hiện tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Đây là
những nhận thức sơ khai của con người về các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió,
sấm…Xuất phát từ thuyết “vạn vật hữu linh” người Đông Nam Á đã sáng tạo ra
mét hệ thống tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên như thờ thần mặt trời, thờ thần nước, thờ hòn đá…nhưng mỗi quốc gia nghi
thức hành lễ và tên gọi các nghi thức Êy còng khác nhau, tạo nên sự thống nhất
nhưng cũng rất đa dạng trong đời sống tâm linh của họ.
Từ tín ngưỡng thờ thần mặt trời ở Việt
Nam có lễ hội rước đèn trung thu vào ngày 15-8 âm lịch, ở Mianma cũng có lễ hội
“đèn trời”, ở Lào, Thái lan có lễ hội hoa đăng trên các dòng sông. Ở Thái Lan
có lễ hội tạ ơn “mẹ nước”vào buổi tối trăng tròn tháng 10 âm lịch hàng năm. Ở
Campuchia, Lào có lễ hội té nước đầu năm để cầu mong nhiều phóc nhiều léc. Ở Inđônêxia, Mianma, Philipin
có tục thê thần sông.
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, tín ngưỡng phồn thực được
thể hiện đa dạng ở nhiều hình thức khác nhau nhưng những điểm chung về điều
kiện tự nhiên, xã hội, đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã
tạo nên sự thống nhất trong tín ngưỡng này.
Ở Thái Lan có tục nặn hình người bằng đất sét để cầu nguyện
cho mùa màng tốt tươi, tượng là một cặp nam nữ ôm nhau. Ở miền bắc Việt Nam
thì thờ cóng cột đá có hình sinh thực khí khá phổ biến thể hiện qua tượng Linga
và Yôni. Trong các nghi lễ phồn thực
người ta thường làm các loại bánh từ lúa, gạo mang hình dáng các sinh thực khí
để cóng, cư dân Việt Nam
có tục làm bánh tét, bánh tày. Ở Campuchia làm bánh hình sinh thực khí nam và
nữ trong những ngày lễ liên quan tới nông nghiệp như lễ PchemBel. Ở Mianma có
tục làm bánh Hatamane.
Tín ngưỡng phồn thực trở
thành một nghi lễ quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Đông Nam Á ,
mỗi quốc gia mỗi dân téc lại có những nghi lễ phồn thực khác nhau nhưng đều
mang đậm nét sinh hoạt của nền nông nghiệp lúa nước.
Ngoài ra cư dân Đông Nam Á còn có tín ngưỡng thờ cóng tổ
tiên, họ quan niệm rằng con người gồm hai phần là hồn và xác. Người Thái cho
rằng khi con người chết thì hồn biến thành Phỉ (ma). Còn người Việt dùng từ ma
để chỉ những người đã chết.
Việc thê cóng tổ tiên được thể hiện qua nhiều hình thức như
thờ cóng người đã chết có quan hệ huyết thống, thờ những người đã sinh ra cộng
đồng, thờ người đã tạo nên những yếu tố văn hoá. Nhưng điểm thống nhất là đối
tượng thờ cóng là những người đã chết. Việc thờ cóng tổ tiên thể hiện sự nhớ ơn
cội nguồn, lòng mong ước được người đã chết phù hộ cho mình. Đây là một nét đặc
sắc trong tín ngưỡng và văn hoá của người Đông Nam Á
3.2.3 Lễ hội
Hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Đông
Nam Á đều xoay quanh hai chủ đề chính là
cầu nắng và cầu mưa, thực chất của lễ hội này là mong ước có một kết quả sản
xuất nông nghiệp tốt đẹp.Vì thế các lễ hội cổ truyền ở Đông Nam Á đều được hình thành trên cơ sở nền nông
nghiệp lúa nước: Ở Việt Nam có lễ hội xuống đồng, người Chăm có lễ hội dựng chòi cày, người
Campuchia có lễ hội ban phát giống thiêng .
Sau khi thu hoạch lúa người dân thường tổ chức nghi lễ để
cảm ơn trời đất, tổ tiên nh
lễ hội vun thóc trên sàn của người Lào, hay lễ hội mừng cơm mới của nhiều nước
trong khu vực. Trong lễ hội cổ truyền đón năm mới các dân téc Đông Nam Á thường
dùng nước để chức mừng nhau, bởi họ cho rằng nước là yếu tố đem đến sù Êm no,
hạnh phóc và may mắn: Ở Phó Thọ Việt Nam có lễ hội” cướp bưởi cầu mưa cướp dừa
cầu nước”, Ở Thái Lan tổ chức lễ hội cầu mưa thông qua các hành động như múa cờ, chọi voi trắng và dựng đu, Ở Mianma,
Inđônêxia, Mãlai..có lễ hội đua thuyền rồng, Ở Campuchia có lễ
hội Loipratit.
Qua các lễ hội ở Đông Nam Á ta thấy
chính cây lúa đã tạo dùng những nét tương đồng cho các lễ hội nhưng vẫn thể
hiện tính đa dạng, phong phú về kiểu loại sắc thái của từng quốc gia, dân téc.
4.
Tính thống nhất trong đa dạng về mặt kinh tế
Do có vị trí địa lý tương đồng nên các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á không chỉ có tính thống nhất trong đa dạng về lĩnh vực văn hoá
xã hội, ngay cả lĩnh vực kinh tế các quốc gia Đông Nam Á còng mang đặc điểm
thống nhất trong đa dạng.
Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á là nền kinh
tế nông nghiệp lúa nước, đây là điểm chung, điểm thống nhất xuyên suốt từ thời
cổ đại. Nhưng những năm gần đây do nhiều nguyên nhân tác động mà kinh tế các
nước Đông Nam Á mang tính đa dạng, mỗi nước có một xu hướng phát triển, một
đường đi khác nhau. Mặc dù vậy ta vẫn thấy những điểm chung và điểm thống nhất
của các quốc gia Đông Nam Á là:
Các quốc gia Đông Nam Á đều có mẫu số chung là tiến hành công
nghiệp hoá để đưa đất nước thoát khỏi sự yếu kém, lạc hậu về kinh tế, sự lệ
thuộc vào nước ngoài và phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Quá
trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá được chia lầm hai thời kỳ là công
nghiệp hoá hướng nội và công nghiệp hoá hướng ngoại.
Đặc điểm chung nữa là các quốc gia Đông Nam Á có
nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các nước Thái Lan, Việt Nam, Lào, Mianma…
có tới 3/4 số dân làm nông nghiệp, các quốc gia ở Đông Nam Á là nơi cung cấp
nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá cho các nước công nghiệp phương
Tây. Nhưng sự nghèo nàn lạc hậu ở mỗi nước lại có mức độ khác nhau:
- Inđônêxia: Trên 70% dân số là nông dân, đóng góp khoảng
70% thu nhập quốc dân, nhưng vẫn phải nhập khẩu lương thực, bởi vì các đồn điền, cơ sở kinh tế quan trọng nằm trong tay
tư bản Hà lan.
- Philipin: Sau khi được trao trả độc
lập, Philipin cũng gặp nhiều khó khăn như lương thực thiếu hụt trầm trọng, đời
sống nhân dân thấp kém, hệ thống giáo dục rối loạn, tình hình xã hội căng thẳng,
kinh tế Philipin cơ bản là nền kinh tế nửa phong kiến nửa thuộc địa, mang tính
tự cấp tự túc rất lạc hậu.
- Malaixia: Sau khi được độc lập
(1957) kinh tế Malaixia mang tính chÊt nửa thuộc địa nửa phong kiến. Tư bản Anh
vẫn nắm giữ 2/3 sản lượng thiếc, sở hữu
60% diện tích đồn điền cao su, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn với 80% dân số là
nông dân, công nghiệp chỉ chiếm 8,2% GDP, cơ sở sản xuất nghèo nàn, lạc hậu.
- Singapo: Sau gần 150 năm là thuộc
địa của Anh, kinh tế Singapo gặp nhiều khó khăn nh tốc đé tăng dân số khá cao
4,4%/ năm, tỉ lệ thất nghiệp là14%, tình hình xã hội không ổn định .
- Thái lan: Nông nghiệp được coi là lĩnh
vực chủ chốt của nền kinh tế chiếm 82% lao động, nhưng có tới 80% nông dân không
có ruộng phải đi làm thuê, đời sống của nhân
dân thấp kém, không ổn định nên dẫn tới các cuộc nổi dậy của nông dân ở vùng
Đông bắc Thái lan. Công nghiệp cuẩ Thái lan nhỏ bé và đình đốn .
Nh
vậy nét đa dạng về kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á được thể hiện ở chỗ:
Thời điểm tiến hành công nghiệp hoá, xuất phát điểm của quá trình công nghiệp
hoá, con đường tiến hành công nghiệp hoá, kÕt quả của quá trình công nghiệp
hoá.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hướng nội các nước Đông
Nam Á còng có nhiều nét thống nhất và đa dạng. Công nghiệp hoá hướng nội (công
nghiệp hoá thay thế nhập khẩu) tức là tự sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng thay
thế nhập khẩu. Đây là thờ kỳ xây dựng nền móng để phát triển kinh tế.
Điểm thống nhất của các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn
này là xuất phát điểm của các nước đều là thuộc địa, nền kinh tế què quặt, công
nghiệp phát triển không cân đối, toàn diện, chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hóa
cung cấp nguyên vật liệu cho các nước chính quốc, do đó muốn xây dựng đất nước
phải xây dựng nền kinh tế độc lập, phải xây dựng một chiến lược phát triển kinh
tế, đặc biệt là sản xuất hàng tiêu dùng thay thế cho việc nhập khẩu và xây dựng
hàng rào thuế quan chặt chẽ, quan trọng hơn là giải quyết vấn đề việc làm cho
người lao động, vì thất nghiệp là tình trạng rất phổ biến của các quốc gia sau
khi giành độc lập.
Điểm đa dạng ở đây là thời điểm tiến hành và kết thúc công
nghiệp hoá hướng nội của từng nước do mỗi nước có một hoàn cảnh khác nhau.
Philipin là nước tiên phong, thực hiện sớm nhất trong khu
vực, nhưng quá trình thực hiện lại dài nhất từ 1946-1970: Singapo bắt đầu từ
1961-1964; Malaixia từ 1957-1970; Thái Lan từ 1961-1972; Inđônexia 1950-1965.
* Inđônêxia: Sau khi độc lập, Inđônêxia bắt đầu triển khai
chiến lược công nghiệp hoá hướng nội, Inđônêxia đã thực hiện chính sách kinh tế
tự do, khuyến khích tư bản tư nhân phát triển, hạn chế đầu tư nước ngoài, nhờ
đó tốc độ phát triển kinh tế đạt 5,2%.
Từ năm 1957, Inđônêxia chuyển sang “chính sách kinh tế có
chỉ đạo” thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, củng cố vai trò kinh tế của
Nhà nước, kiểm soát các hoạt động kinh tế của tư bản nước ngoài và tư nhân
trong nước, đặt trọng tâm vào xây dựng các khu công nghiệp nặng, quy mô lớn… về
cơ bản chính sách công nghiệp hóa của Inđônêxia đạt được mục tiêu đề ra nhưng
còn nhiều hạn chế.
*Philippin: cũng tiến hành chiến lược công nghiệp hoá thay
thế nhập khẩu để củng cố nền độc lập, khắc phục sự phụ thuộc nền kinh tế vào
nước ngoài. Philipin đã xóa bỏ tự do thương mại, thực hiện chế độ bảo hộ mậu
dịch, ban hành các chính sách về tài chính, thương mại để khuyến khích kinh tế
tư nhân và sản xuất trong nước phát triển. Nhà nước chú trọng các ngành công
nghiệp sử dụng nguyên liệu có sẵn nh
công nghiệp dệt, chế biến nông sản, thực phẩm, chế tạo máy móc, đẩy mạnh quá
trình cơ giới hóa nông nghiệp.
*Malaixia: Để khắc phục tình trạng khó khăn của đất nước,
Malaixia tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, chú trọng các loại cây công
nghiệp, đặc biệt là cao su, cọ dâu, thực hiện khai hoang, mở rộng diện tích
trồng lúa, thực hiện cuộc cách mạng xanh, áp dụng kỹ thuật mới trong nông
nghiệp.
Chú trọng công nghiệp chế biến, khai khoáng, xây dựng một
số khu công nghiệp, khu mậu dịch để thu hót vốn của nước ngoài nh khu công nghiệp Mắc
Mađin, Kamunting và Tasêch có những chuyển biến sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao đạt từ 5-5,4%. Từ chỗ nhập 40% nhu cầu lương thực (1960) đến 1972 đã tự túc
được 91% lương thực. Công nghiệp chế biến phát triển với tốc độ khá nhanh là
67,2%.
*Singapo: Singapo thực
hiện chiến lược thu hót đầu tư nước ngoài, phát triển các khu công nghiệp tập
trung: chú trọng công nghiệp lọc dầu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu
thủy, công nghiệp điện tử…Cuối 1965, tổng giá trị ngành công nghiệp chế
biến trong tổng sản phẩm quốc nội tăng 15,6%, tốc độ tăng trưởng kinh tế là
5-7%.
Như vậy, công nghiệp hóa hướng nội là một hướng đi đúng,
bởi vì đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của các quốc gia sau khi giành được độc
lập, điểm thống nhất của các nước là sản xuất hàng tiêu dùng để thay thế hàng
nhập khẩu, do đó thị trường nội địa đóng vai trò chủ yếu, hạn chế nhập khẩu
hàng hóa bằng cách đánh thuế cao.
Nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các nước trong
khu vực còn phải đối mặt với nhiều khó khăn sau: phải nhập khẩu nhiều nguyên
liệu, máy móc, vẫn phải phụ thuộc vào nước ngoài, sử dụng vốn đầu tư không hiệu
quả, kinh doanh thua lỗ, tệ tham nhòng, quan liêu, những bất ổn định về chính
trị, xã hội như bất bình đẳng giữa người Mã lai và người Hoa ở Malaixia…
Sự đa dạng của các nước Đông
Nam Á còn được thể hiện ở việc thực hiện các chính sách công nghiệp hóa, cụ thể
nh: Singapo
là công nghiệp chế biến, lắp ráp điện tử, Malaixia là công nghiệp chế biến lâm
sản, nông sản
Do những hạn chế
trên, và do hoàn cảnh thế giới có nhiều thay đổi đã tác động tới các nước Đông
Nam Á, buộc các nước này phải thay đổi chiến lược phát triển của mình, chuyển
từ công nghiệp hoá hướng nội sang công nghiệp hoá hướng ngoại.
Công nghiệp hoá
hướng ngoại là lấy các mặt hàng nông nghiệp truyền thống làm trọng điểm, sử
dụng nhiều sức lao động, để thu hót bao nhiêu lao động, và chú trọng các sản
phẩm sử dụng hàm lượng kỹ thuật cao nh
điện tử. Việc chuyển sang công nghiệp hoá hướng ngoại sẽ giúp các nước Đông Nam
Á có thể phát huy được thế mạnh của từng nước, giải quyết vấn đề thất nghiệp,
tận dụng những kỹ thuật tiên tiến bên ngoài.
Đây là xu hướng
chung, là điểm thống nhất của các nước Đông Nam Á, nhưng quá trình thực hiện ở
mỗi nước lại có nhiều điểm khác nhau do đó thành tựu đạt được cũng khác nhau.
*Inđônêxia: Thực
hiện chương trình ổn định kinh tế để khắc phục những hạn chế trước đây, đưa nền
kinh tế “đóng cửa” chuyển sang nền kinh tế mở.
Từ năm 1969 thực
hiện chương trình công nghiệp hóa dùa trên khai thác dầu mỏ để xuất khẩu và
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Repelia (1969-1974), thu hót đầu tư nước
ngoài, thực hiện cách mạng xanh trong nông nghiêp, đa dạng hóa cây trồng…Do đó
kinh tế Inđônêxia có nhiều khởi sắc: năm 1960 tốc độ tăng trưởng kinh tế là
3,5% đến năm 1970 là 7,8%.
*Philipin: thực
hiện kế hoạch 4 năm (1967-1790), để hiện đại hóa nông nghiệp, tăng cường công
nghiệp hóa, đưa ra luật khuyến khích xuất khẩu năm 1970 để kích tích sản xuất.
Các ngành công nghiệp hiện đại cũng được chú trọng nh luyện kim, xây dùng.
Chính phủ còn ban
hành Sắc lệnh cải cách ruộng đất (năm 1972) thực hiện cuộc cách mạng xanh trong
nông nghiệp để nâng cao đời sống nhân dân, nhờ đó nền kinh tế có chuyển biến
tốt: năm 1970 mức tăng GDP là 3,7% thì năm 1972 là 5,54%.
*Malaixia: Chính
phủ quyết định thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm “xâydựng lại
xã hội Malai”, thông qua thực hiện kế hoạch triển vọng lần thứ nhất (OPPI)
1970-1980. Nhờ đó kinh tế Malaixia có nhiều ghi nhận đáng kể sau: tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm 7,8%. Thu nhập quốc dân năm 1973 là 600 USD/ người,
đến năm 1975 là 890 USD/ người.
*Singapo: Để phục
vụ chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu, chính phủ chủ trương thu hót
đầu tư của các công ty đa quốc gia. Năm 1966 luật công đoàn ra đời, thành lập
quỹ dự phòng trung ương (CPF) để tăng cường nguồn dự trữ và khả năng cung cấp
vốn của chính phủ. Cải tổ hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học, nhờ đó mà
tốc độ tăng trưởng kinh tế Singapo rất cao 12%/năm, tỷ trọng sản xuất công
nghiệp tăng đạt 30% trong toàn bộ nền kinh tế, tạo ra 150.000 việc làm tỷ lện
thất nghiệp giảm còn 4,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 1580 USD năm 1973,
là nước đứng đầu Đông Nam Á về phát triển kinh tế trong thời kỳ này.
Đây chính là một
số nét đặc sắc, đa dạng của các nước Đông Nam Á trong những thập kỷ 70 của thế
kỷ XX.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay nền kinh tế của các nước Đông Nam
Á cũng có nhiều thay đổi và mỗi nước lại tạo cho mình một nét độc đáo riêng.
* Inđônêxia: vẫn
tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1989-1994),
mở rộng quốc tế tư nhân hóa, đa dạng hóa kinh tế, về cơ bản là đạt được những
chỉ tiêu đề ra: đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 7 lần, giá trị xuất khẩu tăng gấp
đôi…
Đến 1995,
Inđônêxia thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1995-1999) để duy trì ổn định
kinh tế, chính trị, tập trung vào các ngành kinh tế đòi hỏi kỹ thuật cao, điều
chỉnh cơ cấu kinh tế. Trong thời gian này,
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á diễn ra (1997) làm cho kinh tế
Inđônêxia chịu tác động nặng nề, đồng rupi bị mất giá quá 80%, mức lạm phát phi
mã 83,2%, có 80% tổng số công ty, xí nghiệp bị phá sản, có 12 triệu người thất
nghiệp làm 15 triệu người thiếu đói. Trước tình hình đó Inđô đã kêu gọi quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF), Inđô thực hiện “chương trình cải cách và phục hồi kinh
tế 4 điểm” và “chương trình hành động 8 điểm”. Bằng những biện pháp đó,
cuối 1999, kinh tế Inđônêxia dần dần phục hồi. Năm 2000 tỷ lệ nợ chính phủ
trong tổng GDP là 100%, đến 2001 còn 90% và năm 2002 là 80%, mức độ lạm phát
giảm còn 22,7% (1999), số người thất nghiệp còn 8,5 triệu người. Nền kinh tế
Inđônêxia dần ổn định.
*Philipin: Đầu thập niên 90 kinh tế Philipin có biểu hiện sa sót do khó
khăn trong nước và ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu mỏ trong thời gian
chiến tranh vùng vịnh. Vì thế, chính phủ đã miễn thuế một số mặt hàng xuất
khẩu, đẩy mạnh quốc tế tư nhân hóa có chọn lọc, do có tốc độ tăng trưởng kinh
tế dần nhích lên, đạt 1,7% (1993) công nghiệp tăng gần 3 %, dịch vụ tăng 2%
(1993).
Đến năm 1997 cuộc
khủng hoảng tài chính, tiền tệ có tác động tới Philipin nhưng nhờ có nhiều cố
gắng nên kinh tế nước này đạt được nhiều thành tựu: 2002 tốc độ tăng trưởng
kinh tế là 4%), tỷ lệ lạm phát dưới 3%.
*Mianma: cuối
1988, SLORC thực hiện chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế, để khôi phục
nguồn tài chính, chính phủ đã bán quyền khai thác lâm, hải sản cho các công ty
nước ngoài, mở cửa buôn bán biên giới, ban bố luật đầu tư nước ngoài, bãi bỏ
luật thiết lập hệ thống xã hội chủ nghĩa”, thông qua luật Doanh nghiệp tư nhân
để khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân phát triển. Chính sách cải cách
và mở cửa đã đem lại những kết quả bước đầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế 1989 là
3%, 1992 là 10,9%.
Nhìn chung, kinh
tế Mianma có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản
xuất không hiệu quả… Đây là những thách thức đặt ra cho chính phủ Mianma.
*Lào: tháng
11-1986 đã đặt ra chương trình cải cách kinh tế toàn diện là xây dựng cơ chế
kinh tế mới, thông qua các kế hoạch 5 năm 1990-1995 và 1996-2000, đề ra những
chính sách nhằm hiện đại hóa nền sản xuất, chuẩn bị điều kiện để hội nhập vào
khu vực và thế giới.
Nhờ đó kinh tế Lào
có nhiều thay đổi, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nông nghiệp chiếm 54% GDP,
công nghiệp là 19% và dịch vụ là 27%. Trong 5 năm (1992-1996) tỷ lệ tăng trưởng
GDP là 7%/ năm, nông nghiệp là 5%/năm, công nghiệp là 12%/năm, dịch vụ là
7%/năm. Thu nhập quốc dân là 350 USD/ người (1995).
*Campuchia: chính
phủ tập trung vào giải quyết những vấn đề trước mắt như ổn định kinh tế, giảm
lạm phát, cải cách hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, khuyến khích đầu tư,…Nhờ
đó kinh tế Campuchia đã đạt được những kết quả sau: năm 1998 nông sản xuất khẩu
chiếm 11.7% tổng kim ngạch hàng hóa, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả
cao từ 39% (1998) đến 4,3% (1999), kinh tế có chiều hướng gia tăng từ 2% (1998)
đến 4,3% (1999) và 6% (2001).
*Việt Nam: bắt đầu thực hiện đổi mới nền kinh tế từ 1986 và
thu được nhiều thành tựu đáng kể: Tốc độ tăng trưởng GDP từ 5,3% (1990) lên
9,5% (1995). Để khắc phục những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
trong khu vực, chính phủ Việt Nam
đã đề ra những chủ trương và biện pháp phát triển để tiếp tục công nghiệp hóa
và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh: 4,77 % (1999) lên
6,79% (2000), 6,89%(2001), 7,08% (2002), 7,69% (2004). Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tiến bộ: công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,6% (1990) lên 38,3%
(2002), là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Tỷ lệ thất
nghiệp giảm: 6,9% (1998) còn 5,6% (2004).
Nh vậy, điểm chung, điểm thống nhất của các quốc gia
trong khu vực là phát triển kinh tế, ổn định đất nước để hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và thế giới.
Nhưng quá trình phát triển và hội nhập kinh tế lại có nhiều
khác nhau, mỗi quốc gia lùa chon theo một hướng, một con đường nên kết quả đạt
được có khác nhau. Điều này tạo nên tính đa dạng trong thống nhất cho các quốc
gia Đông Nam Á. Đa dạng và thống nhất là 2 đặc điểm luôn đi song song với nhau
trong mọi lĩnh vực ở khu vực Đông Nam Á. Kể cả lĩnh vực chính trị.
5:
Tính thống nhất trong đa dạng về mặt chính trị
Thực tế lịch sử cho thấy, để giành lại độc lập dân téc,
nhân dân các nước Đông Nam Á đều phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ
vì các cường quốc thực dân không dễ dàng từ bỏ thuộc địa của mình. Cuộc đấu
tranh vì độc lập, tự do diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào
điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước và tác động của những nhân tố bên trong
cũng như bên ngoài khu vực. Đặc biệt là tác động của chiến tranh lạnh, của trật
tự thế giới 2 cực và ý đồ chiến lược của các nước lớn đã ảnh hưởng sâu sắc đến
tình hình khu vực và cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của các dân téc ở ĐNA.
*Lào: Cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi cho cách mạng Lào. Ngày 12/10/1945 nhân dân thủ đô Viên Chăn
khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng sau đó tháng 3 năm 1946 thực dân Pháp đưa
quân tái chiếm Lào. Cách mạng Lào bước sang mét giai đoạn mới đầy khó khăn,
gian khổ. Đến tháng 5-1975 hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng nhân dân cách mạng
Lào, các lực lượng vũ trang cách mạng có sự phối hợp của quần chúng đã nhanh
chóng chiếm được các vị trí quan trọng: Viên Chăn…
Ngày 23/8/1975 thủ đô Viên Chăn được giải phóng. Ngày
1/12/1975 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc được triệu tập tại thủ đô chính
thức thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lao, chấm dứt ách thống trị của
đế quốc và phong kiến ở Lào, đưa nước Lào tiến lên con đường hòa bình, độc lập,
dân chủ, thống nhất, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
*Campuchia:
Ngày 7/4/1946 triều đình phong kiến đã kí với Pháp hiệp
định chấp nhận sự thống trị trở lại của Pháp ở Campuchia, nhưng nhân dân Campuchia đã đứng lên tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược và thành lập chính phủ trung lập. Nhưng
18/3/1970 Mĩ xâm lược Campuchia, biến nước này thành thuộc địa kiểu mới của
mình.
Đến17/4/1975 thủ đô Phnômpênh được giải phóng, cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Campuchia thắng lợi hoàn toàn. Tiếp sau
đó, Campuchia phải đối mặt với chính quyền phản động Pônpốt – Iêngxari. Đến
ngày 7/1/1979 mới hoàn toàn được độc
lập.
* Inđônêxia:
Ngày 17/8/1945 Inđônêxia tuyên bố độc lập, chính phủ mới
được thành lập. Nhưng tháng 9/1945 Anh giúp đỡ thực dân Hà Lan quay lại thống
trị Inđônêxia.
Trải qua một quá trình đấu tranh gian khổ ngày 15/8/1950
nước cộng hòa Inđônêxia thống nhất được thành lập.
*Philipin: sau khi lật đổ ách thống trị Nhật thì Philipin
lại rơi vào tay Mĩ. Nhân dân Philipin đấu tranh quyết liệt buộc Mĩ phải trao
trả lại độc lập vào ngày 4/7/1946, Philipin trở thành một nước cộng hòa độc
lập.
*Liên bang Malaixia: sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,
5/9/1945, quân Anh chiếm đóng Mã Lai. Nhân dân Mã Lai đứng lên đấu tranh tiêu
biểu như ngày 20/10/1947 hàng vạn người ở Culalămpơ tham gia bãi công phản đối
sự thống trị của chính quyền thực dân. Ngày 31/8/1957, Anh phải trao trả độc lập
cho Mã lai và ngày 16/9/1963 liên bang Mã Lai chính thức được thành lập.
*Singapo: sau chiến tranh thế giới thứ 2, thực dân Anh quay
trở lại xâm lược Singapo. Đến 22/12/1965 nước cộng hòa Singapo tuyên bố thành
lập và bước vào một thời kỳ phát triển mới.
*Brunây: chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Anh quay trở
lại thống trị Brunây. Đến ngày 1/1/1984, Brunây chính thức tuyên bố là quốc gia
độc lập nằm trong khối liên hiệp Anh.
*Thái Lan: là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không phải
tiến hành đấu tranh giành độc lập. Chỉ trong vòng 1 năm đã lần lượt trao trả
các vùng đất chiếm được trong thời gian chiến tranh và khôi phục lại quan hệ
ngoại giao với các nước.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Đông Nam Á trở thành điểm
khởi đầu của phong trào giải phóng dân téc trên thế giới, sự phát triển của
phong trào nàyđã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
ở khu vực này. Những con đường khác nhau đi đến độc lập dân téc cho thấy sự đa
dạng của các quốc gia Đông Nam Á. Hệ quả của sự phát triển đa dạng đó đã dẫn
tới việc hình thành các thể chế chính trị, xu hướng phát triển khác nhau. Sau
khi giành độc lập, hai nước Việt Nam và Lào đã lùa chọn con đường phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Inđônêxia và Campuchia thì thi hành chính sách
trung lập; Philipin, Malaixia, Singapo và Thái Lan mặc dù được độc lập về chính
trị nhưng nền độc lập còn bị hạn chế bởi các hiệp định kinh tế, quân sự. Mianma
đi theo con đường phát triển biệt lập.
Mặc dù chế độ chính trị có nhiều khác nhau nhưng có nét
chung, thống nhất, đó là các quốc gia ở Đông Nam Á đều trong tổ chức ASEAN.
Xu hướng chung của các quốc gia Đông Nam Á là liên kết khu
vực hợp tác hóa để cùng phát triển, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đây
không chỉ là xu thế chung ở khu vực mà còn là xu thế chung của thế giới như
1950 Liên đoàn Ả Rập được thành lập, 1951 các tổ chức Trung Mĩ được thành lập,
1957 cộng đồng kinh tế chung Châu Âu EEC ra đời.
Việc thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) nhằm
thực hiện những mục tiêu sau:
-
Thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa, trên tinh
thần bình đẳng và hợp tác nhằm xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hòa bình và
thịnh vượng.
-
Thúc
đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật
pháp của các nước trong khu vực.
-
Thúc
đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ nhau trong vấn đề cùng quan tâm trên các
lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính.
-
Thúc
đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á
-
Duy
trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực, có tôn
chỉ và mục đích tương hợp.
Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày
8/8/1967, ngoại trưởng 5 nước (Thái Lan, Malaixia, Singapo, Philipin,
Inđônêxia) đã họp ở Băng Cốc, tuyên bố thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN).
So với các tổ chức
trước đây, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN chặt chẽ hơn.
Đến năm 1984 ASEAN
kết nạp thêm Brunây.
Ngày 28/7/1995 kết
nạp Việt Nam
là thành viên thứ 7 của tổ chức.
Năm 1997, Lào và
Mianma trở thành thành viên thứ 8 và thứ 9 của ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia
gia nhập ASEAN.
Nh vậy, tính đến năm 1999 cả
10 nước Đông Nam Á đã gia nhập tổ chức ASEAN, đây là cơ hội mới và cũng là
thách thức cho mỗi quốc gia cần phải có những chính sách phù hợp để hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Sau khi thành lập, các quốc gia ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể:
Về kinh tế: mục
tiêu của ASEAN là xây dựng sự ổn định trên tất cả các lĩnh vực.
Năm 1967 nền kinh tế của ASEAN bao gồm 5% dân số thế giới, là nơi có
nguồn tài nguyên phong phó: cao su chiếm 80% của thế giới, đồng, thiếc chiếm
60%, dầu lửa chiếm 30%, gạo chiếm 12%. Sù phong phú này giúp ASEAN có thể tăng
cường vai trò kinh tế của mình. Năm 1969 thành lập quỹ ASEAN với số vốn là 5
triệu USD. Đề ra nhiều chương trình hợp tác có tính chất song phương, đa
phương. Tăng cường việc buôn bán trao đổi giữa các nước trong khu vực. Ngoài
ra, còn chủ trương hợp tác với các nước không thuộc khu vực nh Trung Quốc.
Những cố gắng đó
đã đưa đến quan hệ hợp tác ngày càng phát triển, đã thành lập khu vực mậu dịch
AFTA từ năm 1992, tăng cường hợp tác bên ngoài nh quan hệ với Nhật Bản, Mĩ,
EU…
Việc hợp tác an
ninh chính trị là một thành tựu lớn nhất mà ASEAN đã đạt được, ASEAN giúp các
nước trong khu vực hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết với nhau để đối phó với những
thách thức bên ngoài, 1968 ASEAN đã thành công trong việc xử lý tranh chấp giữa
Malaixia với Philipin về vấn đề Sabar, giải quyết vấn đề Campuchia từ
1979-1989. Đã tạo dựng được một diễn đàn khu vực châu Á Thái Bình Dương lớn nhất
thế giới là ARF (Asean – Rigional – Forum).
ASEAN đã tạo dựng
được sự gắn kết giữa hai châu lục Á - Âu thông qua hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.
Mặc dù theo những
chế độ chính trị khác nhau,có nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa, có nước theo
chế độ tư bản chủ nghĩa, có quốc gia theo chế độ cộng hòa: Inđônêxia… có quốc
gia lại theo chế độ quân chủ nh:
Campuchia, Brunây… Những điểm chung, thống nhất của các quốc gia Đông Nam Á là
đều ở trong một tổ chức (ASEAN) để cùng hợp tác, xây dựng đất nước phát triển,
theo kịp xu hướng chung của thời đại.
Trên đây là một số
đặc điểm thống nhất trong đa dạng về tình hình chính trị của các nước trong khu
vực Đông Nam Á.
C. KẾT LUẬN
Nhu vậy, do có nhiều điểm tương đồng về vị trí, nên các
quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mang một đặc điểm nổi bật, rất đặc sắc đó là
“tính thống nhất trong đa dạng”. Đặc điểm này được thể hiển trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống nh:
văn hóa, kinh tế, chính trị, lịch sử… Trên tất cả các lĩnh vực đó chúng ta đều
thấy rõ được những nét chung, thống nhất của các quốc gia đồng thời thấy được
tính đa dạng, độc đáo của mỗi quốc gia. Tính thống nhất và tính đa dạng luôn
tồn tại song song với nhau, bổ sung cho nhau và tạo nên bản sắc của khu vực
Đông Nam Á.
Tính thống nhất trong đa dạng không chỉ là đặc điểm chung
của toàn khu vực mà còn được biểu hiện rõ nét trong phạm vi một quốc gia, trong
một vùng hay một miền của đất nước, ví dụ như ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam có
tục giỗ kỵ từ rất lâu đời để tưởng nhớ những người đã khuất nhưng có nơi chỉ
giỗ đúng ngày đã mất, có nơi lại làm trước giỗ vài ba ngày. Hay ở Inđônêxia,
trong tín ngưỡng tôn giáo của cư dân ở đây có mặt hầu hết các tôn giáo lớn trên
thế giới như đạo Phật, Ên Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chóa giáo. Mỗi tôn giáo đều
mang trong nó những luật lệ và nghi lễ khác nhau, song chúng đều được tiếp thu
và phát triển trên nền tảng vẫn bảo lưu hệ thống tín ngưỡng bản địa truyền
thống, chính vì thế bức tranh tôn giáo Inđônêxia vừa có những yếu tố thống nhất
lại vừa hết sức đa dạng.
Đặc biệt trong thời điểm
này, xu hướng hội nhập để cùng phát triển được đặt ra cấp thiết, do đó các quốc
gia Đông Nam Á đều có những đường lối, chính sách riêng để đưa đất nước mình đi
lên nhưng một điểm thống nhất là các quốc gia này đều ở trong tổ chức ASEAN,
như vậy, cơ hội phát triển của các nước sẽ được mở rộng và sẽ có sự phát triển
đồng bộ để cùng nhau đưa khu vực Đông Nam Á trở thành một khu vực giàu mạnh
trên trường quốc tế. Sự phát triển của mỗi quốc gia chính là sự phát triển của
cả hai khu vực, vì vậy cần có những chính sách phát triển hợp lý, để xây dựng
một Đông Nam Á năng động, hợp tác và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lương Ninh (chủ biên). Lịch sử Đông Nam Á , Nxb Giáo
dục , 2005.
2.
D.G.E Hall. Lịch sử Đông Nam Á . Nxb Chính trị quốc
gia, Hà nội, 1997.
3.
Phan Ngọc Liên (chủ biên). Lược sử Đông Nam Á , Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1999.
4.
Lương Ninh (chủ biên). Lịch sử văn hoá thế giới cổ
trung đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
5.
Trương Hữu Quýnh (chủ biên). Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1. Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1998.
6.
Mai Ngọc Chữ. Văn hoá Đông Nam Á . Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội. 1998.
7.
Vũ Dương Ninh. Một số vấn đề về sự phát triển của các
nước ASEAN. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
8.
Nguyễn Văn Chiến. Vài nét về chữ viết Đông Nam Á . Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á , sè 1, 1991.
9.
Lương
Ninh. Văn hoá Việt Nam
và giao lưu văn hoá Á Châu. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á. sè 3, 1995.
10. Vò Quang Thiệu - Ngô Văn
Doanh. Những phong tục độc đáo Đông Nam Á. Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1994.
MỤC
LỤC
Trang
A. Phần mở đầu 1
1: Lý do chọn đề tài 1
2: Lịch sử vấn đề 2
3: Phương pháp nghiên cứu 4
4: Phạm vi, nhiệm vụ của đề tài 4
B. Nội dung 5
1: Tính thống nhất trong đa dạng về mặt điều kiện tự nhiên 5
2: Tính thống nhất trong đa dạng về mặt lịch sử 7
2.1: Cư dân 7
2.2. Lịch sử 8
3: Tính thống nhất
trong đa dạng về mặt văn hoá 13
3.1. Văn hoá vật
chất 13
3.2. Văn hoá tinh thần 18
3.2.1 Chữ viết 18
3.2.2 Tín ngưỡng- tôn giáo 20
3.2.3 Lễ hội 22
3.2.4. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống 23
4: Tính thống nhất
trong đa dạng về mặt kinh tế 23
5: Tính thống nhất
trong đa dạng về mặt chính trị 32
C. Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 38
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét