Chào mừng đến với Blogger !!!

30 tháng 5, 2012

DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC)



1. Diển đàng hợp tác kinh tế châu Á – Thái bình dương (APEC)
1.1. Bối cảnh ra đời
- Kinh tế toàn cầu:  Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT có nguy cơ không đạt được kết quả như mong đợi, đã  thúc đẩy thêm quá trình khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới như EU, NAFTA, AFTA...
- Kinh tế khu vực:  Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động trên thế giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 9-10%/năm. Mặc dù vậy, chưa có hình thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
- Chính trị:  Sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế cũng như chính trị giữa những nước lớn dẫn tới việc hình thành một cơ cấu kinh tế thương mại trong khu vực.
- Các nước đang phát triển: (ASEAN) cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có.
1.2. Những nhân tố dẫn đến sự ra đời của APEC
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá
Sự phát triển liên tục của khu vực Đông Á
Bổ sung lẫn nhau
Nhu cầu hợp tác, phát triển kinh tế
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới hình thành cũng bị sụp đổ
1.3. Quá trình hình thành và phát triển
Ngay từ những năm 1960, ý tưởng liên kết kinh tế khu vực đã được các học giả Nhật đưa ra.
Năm 1965, 2 học giả Nhật Bản Kojima và Kurimoto đề nghị thành lập "Khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương" mà thành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển, có thể mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dường.
Cuối những năm 1980, một số quan chức Chính Phủ Nhật Bản, đặc biệt Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp (MITI) H. Tamura, đó gợi ý thành lập diễn đàn hợp tác có tính chất kỹ thuật về các vấn đề kinh tế khu vực.
Mỹ lúc đầu tỏ ra ít quan tâm đến gợi ý này do đang tập trung thúc đẩy tiến triển của vòng đàm phán Urugoay của GATT và hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Tháng 1.1989, tại Seoul, Hàn Quốc, TT Bob Hawke (Australia) nêu ý tưởng thành lập một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở Châu Á - Thái Bình Dường với mục đích phối hợp hoạt động của các CP nhằm đẩy phát triển KT ở khu vực và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương.
NB, Malaixia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin, Xingapo, Brunây, Inđônêxia, Niu Dilân, Canađa và Mỹ đã ủng hộ sáng kiến này.
Tháng 11.1989, Bộ trưởng Ngoại giao và KT của các nước nói trên đó họp tại Canberra (Australia) quyết định chính thức thành lập APEC.
Sau đó, APEC kết nạp thêm TQ, Hồng Công và Đài Loan (Chinese Taipei,11.1991); Mexico, Papu New Guinea (11.1993); Chile (11.1994) và tạm ngừng thời hạn xét kết nạp thành viên trong ba năm.
Đến tháng 11.1998, APEC kết nạp Peru, LB Nga và Việt Nam, đồng thời quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới trong 10 năm để củng cố tổ chức. . Đến nay có thêm 9 nền kinh tế đã xin gia nhập APEC là: Ấn Độ, Pa-kit-xtan, Ma Cao, Mông Cổ, Pa-na-ma, Cô-lôm-bi-a, Xri-lan-ca, Ê-cua-đo, Cốt-xta-ri-ca. Trong số ba thành viên ASEAN chưa phải là thành viên của APEC, Cam-pu-chia và Lào đã thông qua Việt Nam bày tỏ mong muốn gia nhập APEC. Năm 2007 khi thời hạn ngừng kết nạp thành viên mới hết hiệu lực, APEC sẽ thảo luận vấn đề kết nạp thành viên mới.
 Đến nay, APEC có 21 nền KT thành viên với khoảng 2,5 tỷ dân; 19.000 tỷ USD GDP mỗi năm và chiếm 47% thương mại thế giới.
APEC bao gồm cả hai khu vực KT mạnh và năng động nhất thế giới: Đông Á và  Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canađa và Mexico) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, KT và văn hóa.
Chỉ trong mười năm đầu tồn tại và phát triển, các nền KT thành viên APEC đó đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung của nền KT toàn cầu.
1.4. Đặc trưng APEC
Tự do hoá về thương mại và đầu tư
Là một diễn đàn kinh tế
Có sự phát triển kinh tế cao
Mang tính phi thể chế, không ràng buộc giữa các thành viên.
Diễn dàng mang tính đa dạng (văn hoá, chính trị, dân số..)
Không ràng buộc cao
Mở cửa nhưng không tương đồng.
1.5. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC
      1.5.1. Mục tiêu
Từ chỗ ban đầu hoạt động như là một nhóm đối thoại không chính thức, APEC đó dần dần trở thành một thực thể khu vực đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hóa mậu dịch, đầu tư và hợp tác KT.
Mục đích chung: được xác định t¹i HN Bộ trưởng APEC lần thứ nhất ở Canberra, Australia năm 1989. Mục tiêu tăng trưởng và phát triển KT của khu vực đòi hái phải thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, tập trung giải quyết những vấn đề KT nhằm tăng cường lợi ích chung thông qua việc khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư và chuyển giao CN giữa các thành viên.
Tuyên bố Seoul 1991 đề ra 4 mục tiêu phát triển trong APEC gồm:
 - Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;
- Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ;
- Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của các nước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác;
- Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác.
      1.5.2. Nguyên tắc hoạt động
- Cùng có lợi.  Do tính đa dạng của các nền kinh tế trong APEC  về chính trị, văn hoá, kinh tế  nên quá trình hợp tác phải bảo đảm được tất cả các nền kinh tế APEC, bất kể sự chênh lệch mức độ phát triển, đều có lợi.
- Nguyên tắc đồng thuận (consensus). Tất cả các cam kết của APEC phải dựa trên sự nhất trí của các thành viên.  Đây là nguyên tắc đã được các thành viên ASEAN áp dụng và thu được nhiều kết quả.
- Nguyên tắc tự nguyện.  Tất cả các cam kết của các thành viên APEC đều dựa trên cơ sở tự nguyện (Ví dụ như IAP).  Cùng với nguyên tắc đồng thuận,  đây là nguyên tắc khiến cho APEC trở nên khác với GATT/WTO.  Tất cả chương trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại của APEC không diễn ra trên bàn đàm phán mà do các nước tự nguyện đưa ra.
-  Phù hợp với nguyên tắc của WTO/GATT.  APEC cam kết thực hiện chế độ thương mại đa phương của WTO và không phải là một liên minh thuế quan, một Khu vực Tự do thương mại như NAFTA, AFTA.
1.6. Thành tựu và hạn chế của APEC
       1.6.1. Thành tựu
Tăng trưởng kinh tế
Từ khi được thành lập vào năm 1989, khu vực APEC luôn là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Trong 10 năm đầu tiên, nền kinh tế APEC đã chiếm gần 70% tỷ lệ tăng trưởng toàn thế giới và luôn đi trước phần còn lại của thế giới bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á năm 1997.
Các thành viên kinh tế cùng hợp tác hành động để giữ vững sự phát triển ổn định này thông qua một thoả thuận mở rộng thương mại, đầu tư và chuyển đổi kinh tế. Bằng việc giảm dần thuế và các hàng rào thương mại, các thành viên APEC hoạt động ngày càng hiệu quả hơn và đã dần dần khuyến khích xuất khẩu giữa các nước.
Những thành tựu nổi bật trong thập kỷ đầu tiên
• Xuất khẩu đạt 113%, hơn 2,5 ngàn tỷ USD.
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 210% xét trên tổng thể và 475% nếu xét trên các nước có thu nhập thấp trong tổ chức.
• GNP thực tế tăng 3 lần và 74% nếu xét trên các nước có thu nhập thấp.
• GDP/ người của các nước chậm phát triển ở APEC tăng 61% trong khoảng 10 năm đầu tham gia vào APEC.
• Nhân dân các nước thành viên trực tiếp cũng như gián tiếp đã thu được lợi ích từ những hoạt động của các thành viên kinh tế APEC:
+ Có cơ hội nhiều hơn về việc làm, cơ hội tham dự nhiều chương trình huấn luyện, có nhiều điều kiện để hoàn thiện hệ thống bảo hiểm và phúc lợi xã hội cùng giảm thiểu đói nghèo. Hơn thế nữa, người dân còn được hưởng chi phí thấp từ việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ từ hàng hóa thiết yếu như lương thực, quần áo đến các loại hàng hóa cao cấp hơn như điện thoại di động…
Quan trọng hơn, phát triển kinh tế dẫn đến tiến bộ xã hội. Chỉ trong 10 năm đầu, chúng ta có thể nhận thấy:
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) theo chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc UNDP ở các quốc gia có thu nhập thấp tăng gần 18%.
+ Tỷ lệ đói nghèo ở khu vực Đông Á giảm 3 lần (165 triệu người), chính là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế khu vực.
+ 195 triệu việc làm được cung cấp cho người lao động trong đó có 174 triệu việc làm dành cho người lao động ở các nước có thu nhập thấp.
+ Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm và mức sống tăng rõ rệt ở các nước có thu nhập thấp dẫn đến việc cải thiện đáng kể những điều kiện để đạt đến các chuẩn mực về vệ sinh, an toàn nguồn nước và mở rộng chi tiêu cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
+ Đẩy mạnh đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực bằng việc nâng tỷ lệ đến trường và gia tăng chi tiêu cho giáo dục.
     1.6.2. Hạn chế
Hợp tác giửa các thành viên trong APEC rất lỏng lẻo dựa trên tinh thần tự nguyện nên không có tính ràng buộc cao.
Các nền kinh tế APEC chua học được kinh nghiệm của nhau.
Vẩn còn nhiều bất đồng và mâu thuẫn ở vùng Thái Bình Dương và khu vực Đông Á.
Các nền kinh tế APEC có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển.
Khu vực hoá mở cửa vẩn còn lạc hậu.
APEC chưa tạo được sự đóng góp trong việc xây dựng năng lực.
2. Quan hệ Việt Nam – APEC
      2.1. Những tiền đề để Việt Nam gia nhập APEC
Qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1995), nước ta đã đạt được những kết quả to lớn về nhiều mặt, đã đẩy nhanh được nhịp độ phát triển kinh tế. Những năm 1991 - 1995, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm là 8,2%. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân đã được cải thiện một cách đáng kể
Về đối ngoại, "tính đến tháng 11-1996, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 163 nước lớn nhỏ. Lần đầu tiên nước ta có quan hệ chính thức với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc... Từ chỗ thị trường bị thu hẹp, ta đã chủ động tạo dựng được quan hệ kinh tế thương mại với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về đầu tư nước ngoài, từ chỗ hầu như số không đến năm 1998 số dự án cấp giấy phép lên tới 2.588, với tổng số vốn đăng ký 35.302 triệu USD.
Thành tựu sự nghiệp đổi mới đã tạo nên thế và lực mới cho đất nước trong quan hệ khu vực và quốc tế. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam với các nước châu Á - Thái Bình Dương đã đạt được nhiều thành công lớn: tháng 11-1991, quan hệ Việt - Trung chính thức được bình thường hoá; ngày 17- 1995 bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ; ngày 28-7-1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đến giữa thập kỷ 90, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với tất cả các nước châu Á - Thái Bình Dương, khép lại quá khứ nặng nề, thù địch, thế bị biệt lập với khu vực.
     2.2. Quá trình tham gia của Việt Nam trong APEC
Nhận thấy tầm quan trọng của APEC đối với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng, phù hợp với đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và nhà nước ta, ngày 15/6/1996, Chính phủ Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập APEC. Tiếp đó, theo yêu cầu của APEC, tháng 8/1996 ta đã gửi cho APEC "Bản ghi nhớ hệ thống chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam" (Aide Memoire). Trong thời gian chờ quyết định chính thức kết nạp Việt Nam, ta cũng đã xin tham gia 3 Nhóm Công tác để làm quen và nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức.
Ngày 25/4/1997, Việt Nam gửi đơn xin tham gia với tư cách khách mời vào Nhóm Công tác về Xúc tiến Thương mại; Nhóm Công tác về Khoa học và Công nghệ Công nghiệp; và Nhóm Chuyên gia về Hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp của APEC. Đây là những Nhóm mà ta có khả năng đóng góp, đồng thời có thể đem lại những lợi ích cụ thể cho ta.
Ngày 14/11/1998, tại Hội nghị Bộ Trưởng Ngoại giao - Kinh tế, APEC đã tuyên bố kết nạp Việt Nam, Nga và Pê-ru. Việc trở thành thành viên chính thức của APEC là một bước đi sâu hơn vào con đường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện điện hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong APEC, Việt Nam có nhiều đối tác quan trọng như các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Úc và Niu Di-lân. Một số thành viên APEC đang dần trở thành đối tác chiến lược trong kế hoạch phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam. Thống kê gần đây cho thấy các nền kinh tế APEC chiếm khoảng 67% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khoảng 75% vốn ODA và 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Quán triệt chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”, ngay sau khi gia nhập APEC, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nhiều chương trình, dự án hợp tác của APEC, tranh thủ được sự hỗ trợ và giúp đỡ to lớn về vốn, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy là thành viên mới nhưng Việt Nam cũng đã tích cực và chủ động đề xuất nhiều sáng kiến tại các Hội nghị và Diễn đàn khác nhau của APEC. Kết quả tham gia APEC trong 10 năm qua là rất đáng khích lệ, chúng ta đã bước đầu tạo được uy tín và hình ảnh tốt đẹp với các thành viên về một Việt Nam năng động, cởi mở và hội nhập qua gần 20 sáng kiến đưa ra tại các lĩnh vực khác nhau của APEC
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập APEC
      2.3.1. Thuận lợi
Cũng như tham gia các tổ chức kinh tế và thương mại khác, khi tham gia APEC, Việt Nam sẽ có những lợi ích cơ bản sau:
- Thứ nhất, mở thêm một diễn đàn phục vụ mục đích đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ; khắc phục được tình trạng bị các cường quốc lớn phân biệt đối xử, nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế.
- Thứ hai, nắm bắt thông tin, cập nhật đầy đủ chiều hướng phát triển của thế giới để định hướng và điều chỉnh chính sách trong nước.
- Thứ ba, tận dụng các chương trình hợp tác kinh tế-kỹ thuật. (Chương trình này bao trùm nhiều lĩnh vực hợp tác với trên 250 dự án đang triển khai, tập trung vào một số vấn đề liên quan tới hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, phát triển hạ tầng, tiếp nhận thông tin, phát triển thị trường...)
- Thứ tư, nâng cao khả năng quản lý, kinh doanh, mở rộng quan hệ thương mại, và đầu tư, thâm nhập thị trường (Các đối tác kinh tế của ta chủ yếu là trong APEC và là thị trường nhiều tiềm năng chưa được khai thác hoặc khai thông).
- Thứ năm, trao đổi kinh nghiệm, tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển nội lực của các doanh nghiệp và điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước, tăng tính cạnh tranh khu vực.
- Thứ sáu, cơ chế hợp tác tự nguyện trong APEC là tiền đề tốt chuẩn bị cho việc hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, là bước chuẩn bị cho việc đàm phán gia nhập WTO.
      2.3.2. Khó khăn
Mặc dù có nhiều thuận lợi và cơ hội nhưng tham gia vào quá trình hợp tác APEC cũng có nhiều khó khăn thách thức chính, trong đó có cả những thách thức chủ quan và khách quan.
- Thứ nhất, nhận thức về APEC trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của cán bộ, giới doanh nghiệp, quần chúng nhân dân chưa nhiều. Mặt khác, một bộ phận lớn các doanh nghiệp còn tỏ ra thờ ơ, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và lợi ích mà APEC mang lại cho chính bản thân họ.
- Thứ hai, hệ thống pháp luật về thương mại còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Thứ ba, hạn chế về nguồn nhân lực. (Hiện ta đang thiếu đội ngũ cán bộ giỏi có chuyên môn và kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế quốc tế).
- Thứ tư, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhìn chung còn yếu kém, mặt khác ta chưa khai thác triệt để các cơ hội trong APEC để phục vụ cho các doanh nghiệp.
- Thứ năm, khó khăn mang tính khách quan trong hợp tác APEC là tính bị động và lệ thuộc của các nền kinh tế nhỏ và đang phát triển. Những nền kinh tế này, chủ yếu là do hạn chế về tiềm lực kinh tế, có lợi ích hạn chế hơn và có xu hướng bị lệ thuộc vào quan điểm của các nước lớn.
2.4. Vai trò và vị trí của Việt Nam trong APEC
Sau 10 năm tham gia APEC vị trí và vai trò của Việt Nam ngay càng nâng cao.
Việt Nam góp phần tăng cường hệ thống thương mại đa phương trong APEC và song phương với các thành viên của APEC.
Việt Nam đưa ra nhiều chương trình hành động, sáng kiến nhằm thực hiện các mục tiêu chung của APEC.
Việt Nam gia nhập APEC năm 1998. Tuy là một nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn chuyển đổi, nhưng Việt Nam đã tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động của APEC.
Thực hiện chủ trương chung về tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua, sự tham gia của Việt Nam tại APEC có nhiều chuyển biến tích cực, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong đó, có thể kể đến một số kết quả cụ thể như: Việt Nam đã tổ chức thành công và làm tốt vai trò chủ nhà của năm APEC 2006; Là thành viên tích cực tại nhiều nhóm công tác của APEC, tham gia nhiều chương trình hoạt động của APEC và là thành viên của một số Nhóm bạn của Chủ tịch; Việt Nam đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác, trong đó gồm nhiều đề xuất tổ chức Hội thảo, Khóa đào tạo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC.
Việt Nam cũng chủ động tham gia nhiều sáng kiến hợp tác mới trong APEC. Như việc Việt Nam là một trong 3 thành viên tham gia thử nghiệm Quy tắc ứng xử Doanh nghiệp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác chống tham nhũng, tham gia Diễn tập thử nghiệm Chương trình phục hồi thương mại APEC
Việt Nam đã tổ chức các Hội thảo tập huấn về “tối đa hóa việc áp dụng điều tra và kiểm toán nhằm tăng cường an ninh hàng không tại các nền kinh tế thành viên APEC” (tháng 4/2009), “Diễn đàn lần 3 lãnh đạo các cơ quan Quản lý thiên tai và tình trạng khẩn cấp tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương” (tháng 9/2009), Hội thảo khu vực về “Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nông nghiệp trong APEC”.
 2.5. Đặc điểm mối Việt Nam - APEC


Quan hệ chủ yếu là hợp tác kinh tế.
Mối quan hệ dựa trên tinh thần tự nguyện nên không có tính ràng buộc cao.
Là mối quan hệ đa phương và song phương với APEC.
Hợp tác hai bên cùng có lợi.

Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá
Sự phát triển liên tục của khu vực Đông Á
Bổ sung lẫn nhau
Nhu cầu hợp tác, phát triển kinh tế
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới hình thành cũng bị sụp đổ


KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG APEC
Sau thành công của năm APEC 2006, chúng ta tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được tiếp tục đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của APEC, qua đó khẳng định vai trò của Việt Nam trong APEC, cụ thể là: Thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác thường niên của APEC như cập nhật Chương trình Hành động Quốc gia và Báo các tiến độ thực hiện Chương trình Hành động tập thể về Thuận lợi hóa Thương mại; cập nhật Kế hoạch Hành động Chống khủng bố; cung cấp các thông tin về chính sách trong một số lĩnh vực khác theo yêu cầu của APEC. Tại các Nhóm công tác, Việt Nam tham gia tích cực, có tiếng nói độc lập và thuyết phục, và và thành viên của nhiều Nhóm bạn của Chủ tịch. Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ động tham gia nhiều sáng kiến hợp tác mới trong APEC. Như việc Việt Nam là một trong 3 thành viên tham gia thử nghiệm Quy tắc ứng xử Doanh nghiệp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác chống tham nhũng, tham gia Diễn tập thử nghiệm Chương trình phục hồi thương mại APEC. Trong năm 2009, ta đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác mới, chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ xây dựng năng lực, trong hàng loạt lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ, chống tham nhũng, phòng chống dịch bệnh và đối phó với tình trạng khẩn cấp. Cụ thể: Việt Nam đã tổ chức các Hội thảo tập huấn về “tối đa hóa việc áp dụng điều tra và kiểm toán nhằm tăng cường an ninh hàng không tại các nền kinh tế thành viên APEC” (tháng 4/2009), “Diễn đàn lần 3 lãnh đạo các cơ quan Quản lý thiên tai và tình trạng khẩn cấp tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương” (tháng 9/2009), Hội thảo khu vực về “Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nông nghiệp trong APEC”.
Có thể nói, việc tham gia APEC của Việt Nam thời gian qua, đã mang lại nhiều tác động tích cực đối với tăng trưởng, phát triển của đất nước trên nhiều phương diện, góp phần củng cố hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong khu vực, thúc đẩy hợp tác 
Phát huy vai trò của Việt Nam trong APEC
(VOV)-Tham gia vào APEC đã mang lại nhiều tác động tích cực đối với tăng trưởng, phát triển của Việt Nam. Chúng ta cũng đã tạo dựng được vai trò và hình ảnh tốt trong khu vực APEC nói riêng và trên thế giới nói chung
Trong các ngày 22-23/11/2008, Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 16 (Hội nghị cấp cao APEC 16) sẽ diễn ra tại thủ đô Lima (Peru). Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ tham gia các hoạt động chính của Hội nghị và có các cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo một số nền kinh tế APEC. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu một số nét chính về APEC cũng như sự tham gia và đóng góp của Việt Nam vào Diễn đàn này.
Diễn dàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 12 thành viên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Canberra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Australia. Từ năm 1991 đến năm 1998, APEC đã kết nạp thêm 9 thành viên, trong đó Việt Nam chính thức tham gia APEC tháng 11/1998. Từ năm 1999, APEC quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới trong 10 năm. Năm 2007, APEC cam kết tiếp tục kéo dài thời hạn ngừng kết nạp thành viên mới đến năm 2010 để củng cố tổ chức.
Tới nay, APEC có 21 thành viên, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới.
Nội dung hoạt động của APEC xoay quanh 3 trụ cột chính là tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, và hợp tác kinh tế kỹ thuật với các chương trình hành động tập thể (CAP) và chương trình hành động quốc gia (IAP) của từng thành viên. Nói cách khác, mục tiêu của APEC không phải là để xây dựng một khối thương mại, một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do như kiểu EU, NAFTA hay AFTA, mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.
Thực hiện chủ trương chung về tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua, sự tham gia của Việt Nam tại APEC có nhiều chuyển biến tích cực, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong đó, có thể kể đến một số kết quả cụ thể như: Việt Nam đã tổ chức thành công và làm tốt vai trò chủ nhà của năm APEC 2006; Là thành viên tích cực tại nhiều nhóm công tác của APEC, tham gia nhiều chương trình hoạt động của APEC và là thành viên của một số Nhóm bạn của Chủ tịch; Việt Nam đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác, trong đó gồm nhiều đề xuất tổ chức Hội thảo, Khóa đào tạo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC.
Có thể nói, sau 10 năm tham gia, APEC đã mang lại nhiều tác động tích cực đối với tăng trưởng, phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện, trong đó có thể kể đến việc góp phần nâng cao nội lực của đất nước. Thực hiện các cam kết hợp tác trong APEC góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực. Ngoài ra, các dự án hợp tác của Quỹ APEC, tuy không lớn nhưng cũng góp phần nâng cao năng lực của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là nâng cao kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập. Bên cạnh đó, sự tham gia cùng những đóng góp tích cực của Việt Nam trong 10 năm qua, chúng ta đã tạo dựng được vai trò và hình ảnh tốt trong khu vực APEC nói riêng và trên thế giới nói chung./.
Việt Nam gia nhập APEC năm 1998. Tuy là một nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn chuyển đổi, nhưng Việt Nam đã tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động của APEC.
Thực hiện chủ trương chung về tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua, sự tham gia của Việt Nam tại APEC có nhiều chuyển biến tích cực, được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong đó, có thể kể đến một số kết quả cụ thể như: Việt Nam đã tổ chức thành công và làm tốt vai trò chủ nhà của năm APEC 2006; Là thành viên tích cực tại nhiều nhóm công tác của APEC, tham gia nhiều chương trình hoạt động của APEC và là thành viên của một số Nhóm bạn của Chủ tịch; Việt Nam đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác, trong đó gồm nhiều đề xuất tổ chức Hội thảo, Khóa đào tạo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC.
Việt Nam cũng chủ động tham gia nhiều sáng kiến hợp tác mới trong APEC. Như việc Việt Nam là một trong 3 thành viên tham gia thử nghiệm Quy tắc ứng xử Doanh nghiệp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác chống tham nhũng, tham gia Diễn tập thử nghiệm Chương trình phục hồi thương mại APEC
Việt Nam đã tổ chức các Hội thảo tập huấn về “tối đa hóa việc áp dụng điều tra và kiểm toán nhằm tăng cường an ninh hàng không tại các nền kinh tế thành viên APEC” (tháng 4/2009), “Diễn đàn lần 3 lãnh đạo các cơ quan Quản lý thiên tai và tình trạng khẩn cấp tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương” (tháng 9/2009), Hội thảo khu vực về “Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nông nghiệp trong APEC”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét