MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ
ĐẦU
1. Lí
do chọn đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Cơ
sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
6.
Những đóng góp mới của đề tài
7. Bố
cục của đề tài
B. PHẦN NỘI
DUNG
1.1 Tình hình thế giới
Âm
mưu xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta………...
1.2
Tình hình trong nước
1.2.1
Tình hình kinh tế …………………………………………
1.2.2 Tình hình chính
trị ………………………………………
1.2.3
Tình hình văn hóa – xã hội……………………………….
CHƯƠNG 2:
Thái độ, trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực
dân Pháp (1858-1884)
2.1
Thái độ
2.1.1
Khi Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta 1858 ………
2.1.2
Trong công cuộc canh tân đất nước ……………………...
2.1.3
Khi kí kết các hiệp ước đầu hàng cuối cùng nước ta rơi vào tay Pháp 1884
……………………………………………………………………
2.2
Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay của thực dân
Pháp ……………………………………………………………………
C. PHẦN KẾT
LUẬN ………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………..
A. PHẦN MỞ
ĐẦU
1. Lí do
chọn đề tài
Lịch
sử Việt Nam
thế kỉ XIX, trãi qua nhiều biến động, chứa đựng nhiều nội dung đang xen phức tạp
đòi hỏi công tác nghiên cứu cần phải thận trọng và thật sự khách quan
Nếu
như trước đây, do hạn chế bởi quan điểm, chúng ta đã đánh giá có phần chủ quan
về triều Nguyễn, ví như triều Nguyễn bán nước, triều Nguyễn phải chiệu mọi
trách nhiệm trong việc đề mất nước,… Thời gian gần đây, các nhà sử học đã có
những nhận định khách quan hơn về triều Nguyễn qua một số công trình nghiên cứu
như: kỉ yếu hội thảo triều Nguyễn,…
Đứng
trước những bất ổn về kinh tế xã hội cùa đất nước lúc bấy giờ, đặt biệt là nạn
ngoại xâm đang đến gần, vậy thái độ của triều Nguyển ra sao để giải quyết những
bất ổn của đất nước? rồi nhà Nguyễn có thái độ như thế nào khi Nguyễn Trường Tộ
dâng lên bản điều trần với mong muốn canh tân đất nước? và thái độ của nhà
Nguyễn như thế nào khi chấp nhận kí các hiệp ước đầu hàng để rồi nước ta rơi
hoàn toàn vào tay Pháp?...Đúng là có hàng loạt câu hỏi được đăt ra và đòi hỏi
phải giải quyết.
Mặt
dù đã có nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan như: Góp phần tìm hiểu
về tư tưởng canh tân dưới triều Nguyễn hay vị trí của triều Nguyễn trong lịch
sử phong kiến Việt Nam ,…
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa được làm rõ. Đặc biệt là thái độ, trách
nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế
kỷ XIX. Trên đây là những thắc mắc mà bản thân tác giả nghiên cứu thiết nghĩ
rằng, cần phải giải đáp thỏa đáng, và cũng là nguyên nhân thôi thúc chúng tôi
chọn đề tài “ Thái độ, trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi
vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX” để nghiên cứu với mong muốn làm sáng tỏa
những thắc mắc đã nêu trên, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm quý
báo trong công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới về tư duy nhận thức, thực hiện quá
độ lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.
2. Tổng
quan tình hình nghiên cứu
Hiện
nay, việc nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung, thái độ và trách nhiệm của triều Nguyễn nói riêng đang được sự quan
tâm của các nhà khoa học. Mỗi tác giả, tác phẩm nghiên cứu đều đứng ở gốc độ
khác nhau thậm chí có nhiều ý kiến còn trái ngược nhau.
Trong
quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tham khảo và kế thừa một số tác phẩm tiêu
biểu sau:
Tác
phẩm có giá trị khoa học là “ Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về nghiên cứu
và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở trường Đại học, Cao đẳng, phổ thông”, xuất
bản năm 2002. Tác phẩm đã tập hợp hơn 100 bài của các nhà nghiên cứu và giáo
dục lịch sử viết về triều Nguyễn, nêu lên những vấn đề chung về nghiên cứu và
dạy học lịch sử thời Nguyễn. Và đặc biệt là các bài viết tập trung nghiên cứu
về triều Nguyễn trên các lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, xã hội, giáo
dục,…Qua đó, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về triều Nguyễn.
Tác
phẩm “ tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn” Nhà xuất bản Thuận Hóa, đã
giới thiệu những nhà canh tân tiến bộ. Qua đó, giúp chúng ta có những nhận xét
về triều Nguyễn trước nhu cầu canh tân đất nước.
Bên
cạnh đó, Tác phẩm “ Lịch sử Việt Nam ”
tập II của ủy ban khoa học xã hội Việt Nam đã giành hẳn chương I để phân
tích tình hình “ Nước Việt Nam trước khi bị chủ nghĩa thực dân Pháp xâm chiếm”.
Qua đó tìm được những nguyên nhân xã hội, kinh tế, chính trị dẫn tới việc mất
nước. Tuy nhiên, ở đây có những nhận định hơi “ cứng”, quá nhấn mạnh mặt tiêu
cực, như “ nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến chuyên chế,
không còn khả năng mở mang kinh tế và phát huy được tiềm lực nhân dân trong xây
dựng đất nước” . Thực ra, như nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận, các vua đầu
triều Nguyễn cũng có ý thức và khả năng phát triển kinh tế, cũng mong muốn canh
tân đất nước và trình độ xã hội Việt Nam nữa đầu thế kỷ XIX cũng có thể
xếp vào loại hàng đầu trong số các nước
phương Đông. Như vậy, nước ta
không phải không có khả năng đánh thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ
Tổ Quốc như các triều đại trước đã từng làm. Điều này càng làm rõ hơn trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Và cũng hiển nhiên rằng quá trình xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương Tây nói chung và Pháp nói riêng từ giữa thế kỷ XIX có thể coi là tất yếu, song việc mất nước ta vào tay thực dân Pháp lúc bấy giờ quyết không phảỉ là tất yếu.
Tổ Quốc như các triều đại trước đã từng làm. Điều này càng làm rõ hơn trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Và cũng hiển nhiên rằng quá trình xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương Tây nói chung và Pháp nói riêng từ giữa thế kỷ XIX có thể coi là tất yếu, song việc mất nước ta vào tay thực dân Pháp lúc bấy giờ quyết không phảỉ là tất yếu.
Các tác giả “ Đại cương lịch sử Việt Nam ” (Toàn tập) đã trình bày và phân tích rất
chi tiết, đầy đủ tình hình “ Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX thời
Nguyễn” trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và đi
đến kết luận rằng các vua triều Nguyễn cúng có những biện pháp tích cực để phát
triển đất nước. Song do chính sách bảo thủ, phản động nên “ nhanh chóng cấu kết
với bọn cướp nước để làm tay sai cho chúng, đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước” .
Trên cơ sở ấy, các tác giả “ Đại cương lịch sử VIệt Nam ” đã có một phán xét công bằng:
“ Đó là tội lớn của phong kiến nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử. Nhưng
tất nhiên, khi khẳng định “ tội” của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào
tay thực dân Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX, chúng ta không hề quên những đóng góp
của họ về các mặt phát triển giáo dục, văn hóa, nghệ thuật và một số thành tựu
đến ngày nay và là tà sản quý của dân tộc”
3. Mục tiêu
và nhiệm vụ nghiên cứu
Tái
dựng lại bức tranh về chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn, qua đó xác
định được thái độ và trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào
tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX.
Đề
tài làm rõ tình hình nước ta dưới triều Nguyễn thông quá một số chính sách về
kinh tế, chính trị, xã hội,… để đánh giá một cách khách quan, chính xác về các
chính sách đó và thấy được những biểu hiện của triều Nguyễn khi Pháp đã tiến
hành xâm lược nước ta.
4. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu về thái độ và trách nhiệm của triều Nguyễn trong
lịch sử phong kiến Việt Nam
5. Cơ sở lí
luận và phương pháp nghiên cứu
Đề
tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra, trong qua trình nghiên cứu còn sử dụng các phương
pháp khác như: phân tích, tổng hợp, sưu tầm và xử lí tài liệu.
Chúng
tôi đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác-Leenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu của mình.
6. Những
đóng góp mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp
cho việc học tập, nghiên cứu triều Nguyễn và nhất là thái độ, trách nhiệm của
triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX,
sẽ có tính thống nhất, chiều sâu hơn và khách quan hơn.
7. Bố cục
của đề tài
Ngoài
phần mở đầu, kết luận, phục lục, tài liệu tham khảo,đề tài còn có hai chương
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH NƯỚC TA TRƯỚC KHI
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ, TRÁCH NHIỆM CỦA
TRIỀU NGUYỄN TRONG VIỆC ĐỂ NƯỚC TA RƠI VÀO TAY
THỰC DÂN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX
PHẦN NỘI
DUNG
1.1 Tình hình thế giới
Âm
mưu xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta
Bước sang thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương tây đã phát triển mạnh
trên phạm vi thế giới và vùng viễn đông nhằm mở rộng thị trường và tìm nguồn
nguyên liệu, từng bước xâm lược các nước phương Đông. Việt Nam đã có nhiều nước đặt quan hệ
ngoại giao buôn bán, thăm dò, chuẩn bị kế hoạch. Tư bản Pháp đã tổ chức các
hoạt động thăm dò thông qua hoạt động của công ty Đông - Ấn và hội truyền giáo
nước ngoài tại Việt Nam .
Âm
mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn
từ thế kỷ XVII và xúc tiến mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XIX. Năm 1812, Na-pô-lê-ông
I ra lệnh cho nghiên cứu lại hiệp ước Véc-xây (1787) để tìm cớ can thiệp vào
Việt Nam .
Năm 1818, Lu-I XVIII cử phái đoàn sang Việt Nam yêu cầu vua Gia Long nhượng cho
Pháp cửa biển Đà Nẵng và Côn Lôn. Năm 1819, Anh chiếm Singapore , sau đó cử xứ thần đến
Huế yêu cầu mở cửa cho Anh vào buôn bán (1822). Pháp bị Anh gạt khỏi Ấn Độ,
không khỏi lo lắng bị mất thị trường ở Việt Nam . Những năm 30 của thế kỷ XIX,
nước Pháp bước nhanh trên con đường đại công nghiệp. Nhưng đối thủ của Pháp là
Anh thì đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp trước Pháp nữa thể kỷ. Cuối những
năm 30, Anh đã sẵng sàng tiến công vào lục địa Trung Quốc. Trong tình hình đó
Pháp càng ráo riêt xâm lược Việt Nam . Năm 1843 thủ tướng Pháp
Ghi-dôt tuyên bố nước Pháp cần có hải đảm bảo ở Viễn Đông là một căn cứ quân sự
ở biển Trung Quốc và một thuộc địa ở gần Trung Quốc. Các vua đầu triều Nguyễn
không phải không hay biết về ý đồ xâm lược của Pháp. Nhưng họ không có giải
pháp chiến lược nào nâng cao năng lực trước ngọa ngoại xâm. Để trả ơn tư bản
Pháp, Gia Long tri phong Bá Đa Lộc là thái tử thái phó Bi nhu quận công. Ông
cho giáo sĩ Pháp tự do hoạt động và lưu các võ quan Pháp đã từng giúp ông ở lại
làm quan trong triều đình Huế. Bọn này hoạt động gián điệp ngay trong lòng
chúng ta. Đa-yo được Gia Long phong tước Tri lược hầu, chức Khâm sai đại thần.
Hồi còn chỉ huy hải quân của Nguyễn Ánh, y vẽ bản đồ bờ biển và đường thủy Việt
Nam ,
rồi năm 1807 bí mật gửi tài liệu này về Pháp. Sen-hô được phong tước toàn hầu,
chức Chư ởng cơ. Sen-ho và vanie thường liên
lạc với hầu tước Ri- sơ-liơ để báo cáo tình
hình Việt Nam .
Năm 1819 “Sen-ho về Pháp để bày tỏ những phương sách mà ông ta có thể cống hiến
cho sứ sở”, rồi trở lại Việt Nam
với chức vụ khâm sai của Pháp hoàng.
Đầu
thế kỷ XIX, các giáo sĩ của hội truyền giáo nước ngoài Pháp không dừng lại ở
hoạt động điều tra gián điệp như thế kỷ trước, mà đã tiến thêm một bước can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam , họ ủng hộ một số viên đại thần
vận động cho con trai Đông cung cảnh nối ngôi Gia Long, khuyến khích sự chống
đối của Lê Văn Duyệt với Minh Mạng, kích động sự bất mản của Hồng Bào để gây ra
vụ âm mưu bạo động chống Tự Đức (1848). Mưu đồ của họ là tìm con bài dự trữ cho
Pháp, trước mắt là làm cho triều đình Huế thêm cô lập. Lợi dụng sự bất mãn của
nhân dân ta với chế độ nhà Nguyễn, họ xen vào nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân
mong gây ảnh hưởng trong quần chúng và đánh lạc hướng những hành động chuẩn bị
chiến tranh xâm lược của Pháp. Năm 1826, một số giáo sĩ Pháp nhúng tay vào cuộc
khởi nghĩa ở Bắc thành, sau đó lại thâm nhập vào khởi nghĩa Lê
Văn Khôi ở thành Phiên A (Gia Định). Hội truyền giáo nước ngoài tập trung hoạt
động trong số gần 50 vạn giáo dân. Chúng kích động một số giáo dân lạc hậu để
gây hận thù giữa giáo và lương. Chúng lường gạt bằng thần quyền và ép buộc một
số con chiên làm việc do thám cho chúng. Chúng xúi giục giáo dân vi phạm luật
lệ của triều đình, tạo ra những vụ mất an ninh trật tự. Chúng chủ trương làm
ruỗng nát xã hội Việt Nam từ
bên trong bằng cách gây chia rẽ trong nội bộ của dân tộc ta, hòng thủ tiêu tinh
thần kháng chiến của Việt Nam
khi chúng đem quân xâm lược. Chúng đinh ninh rằng “Đánh chiếm Việt Nam sẽ
dễ dàng hết sức, sẽ không gây phí tổn gì cho nước Pháp. Dân chúng hiền lành,
cần cù, rất thuận lợi cho việc tuyên truyền lòng tin thiên chúa giáo, đang rên
siết dưới sự bạo tang đến tột độ. Họ sẽ đón tiếp chúng ta những người giải
phóng và những ân nhân”. Thực dân Pháp đã tìm cách “ đưa” triều đình Huế vào
cái bẫy cấm đạo mà mình đặt ra, các Vua ra các sắc chỉ cấm đạo năm : 1825, 1833
và 1851. Bọn gián điệp Pháp đội lốt giáo sĩ lại nắm lấy cơ hội đẩy mạnh việc
chia rẻ và khoét sâu mâu thuẫn giữa giáo và lương – người Việt không theo kito
giáo.
Đồng
thời thực dân Pháp tiến hành những vụ khiêu khích về quân sự. Năm 1822,1825,
Pháp cho tàu chiến vào Đà Nẵng đòi triều đình Huế thả giáo sĩ bị bắt, đòi tự do
buôn bán. Năm 1845, hai lần tàu chiến Pháp vào thị uy ở cửa biển Đà Nẵng. Năm
1847, tàu chiến chúng lại tiếp tới khiêu khích Việt Nam . Tháng 3 năm 1847, hai tàu
chiến Pháp vào Đà Nẵng. Thuyền trưởng cùng giáo sĩ Pháp ngang nhiên đi thẳng
vào công quán hâm dọa. Tháng 4 năm 1847, tàu chiến Pháp lại vào Đà Nẵng đánh
phá chiến thuyền của triều đình Huế. Ở trong đất liền, giáo sĩ Pháp ép buộc một
số con chiên làm tay sai cho chúng. Sau khi hay tin Pháp uy hiếp Đà Nẵng, Vua
Thiệu Trị đã tức giận và hạ vụ nhằm siết chặt việc “ cấm đạo, sát đạo”.
Đến
tháng 11 năm 1847 khi vua Tự Đức lên ngôi, vua đã tiếp tục khắc khe cấm đạo và
sát đạo hơn, làm cho các nhà giáo sĩ Pháp có cớ thôi thút vua Pháp tiến hành
can thiệp vũ trang vào Việt Nam. Cách mạng tư sản Pháp năm 1848 và đế chế thứ
hai thành lập (1852) tuy có làm chậm kế hoạch xâm lược Việt Nam , nhưng việc chuẩn bị xâm lược
sau đó càng gấp rút hơn
Giữa thế
kỷ XIX, lúc các tàu chiến Pháp lảng vảng ở biển Việt Nam , thì cũng là lúc các giáo sĩ
Pháp như Giám mục Rôt, giám mục Pe-lơ-ranh, giáo sĩ Húc, tới tấp yêu cầu
Napoleong III gấp rút hành động. Chúng sợ “ Người Anh đang nhòm ngó Đà Nẵng, họ
sẽ đi trước chúng ta nếu họ biết đề án đánh chiếm của ta”. Năm 1856, giám mục
Pe-lơ-ranh lẻn xuống tàu Pháp ở Đà Nẵng báo cáo tình hình, sau đó Pe-lơ-ranh từ
Việt Nam
về Pháp tâu với Na-pô-lê-ông III rằng: “ Những công giáo An Nam sẽ nổi lên hàng
loạt khi người Pháp tới và sẽ đi theo những người giải phóng họ để trong một ít
ngày kết thúc cuộc hành binh”. Đầu năm 1857, Pháp lập ủy ban nghiên cứu vấn đề
Việt Nam đưa ra quyết định
gấp rút đánh chiếm Việt Nam .
Na-pô-lê-ông III cử sứ thần đến Huế đòi “ truyền đạo tự do, buôn bán tự do”. Bộ
trưởng bộ hải quân và thuộc địa Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh, Mỹ xâm lược
Trung Quốc, đồng ra lệnh cho thiếu tướng
hải quân Đơ-Giơ-nui thống lĩnh quân đội viễn chinh Pháp đánh chiếm Việt
Nam sau khi chiếm được Quảng Châu. Ngày 22 tháng 04 năm 1857, Na-pô-lê-ông III
quyết định thành lập “ Hội đồng Nam
Kì” để xem xét hiệp ước Véc-xây, nhằm mục đích hợp thức hóa việc đem quân đánh chiếm Việt Nam.
Chủ
trương cấm đạo Thiên Chúa của vua Nguyễn lúc này đã tạo điều kiện cho vua Pháp
thực hiện ý định trên. Những thông tin báo về Pháp về tình hình khủng hoảng xã
hoảng xã hội ở Việt Nam ,
về sự suy yếu của triều Tự Đức, càng làm chính phủ Pháp mạnh bạo hơn trong kế
hoạch đánh chiếm Việt Nam. Tháng 09 năm 1858, với cớ là bênh vực giáo sĩ, chống
lại việc triều đình Nguyễn ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt việc nhận các quốc
thư của Pháp đòi tự do buôn bán Việt Nam, Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta.
1.2. Tình
hình trong nước
1.2.1. Tình hình kinh tế
Đối
với nông nghiệp , thực hiện chính sách khai hoang với các hình thức “ Doanh
điền” và “ Đồn điền”. Tổ chức phát triển và củng cố hệ thống đê điều. Kết quả
là Triều Nguyễn tiếp tục khai hoang hoàn chỉnh vùng đất Gia Định, một sự nghiệp
vĩ đại của dân tộc đã khởi đầu từ hơn hai thế kỷ trước. Từ năm 1802 đến năm
1855, triều đình ban hành 25 quyết định về khai hoang, trong đó 16 quyết định
áp dụng ở Lục tỉnh, 2 ở Bắc thành, 1 ở vùng kinh kì và 6 đối với toàn quốc. Ở Nam
cũng như ở Bắc, hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân lưu tán lập đồn điền. Một số
quan chỉ đạo khai hoang có kết quả như:
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Thoại,…Tuy công việc
khai hoang có kết quả, nhưng thành quả khai hoang trước hết lọt vào tay giai
cấp địa chủ phong kiến. Hiện tượng dân phiêu tán càng trở nên phổ biến hơn. Năm
1840, các tỉnh thành Gia Định báo cáo cho Minh Mệnh: “ Trong hạt không có ruộng
công, các nhà giàu đã bao chiếm ruộng tư đến nghìn trăm mẫu, dân nghèo không
được nhờ cậy”. Bên cạnh đó chính quyền nhà Nguyễn còn tiếp tục thi hành chế độ
quân điền nằm đảm bảo cho chế độ quân lính và công lành xã với hình thức công
điền, và thừa nhận sự tồn tại của chế độ tư điền, …Do đó dân nghèo phiêu tán
ngày càng tăng, ruộng bỏ hoang ngày càng nhiều, tình hình kinh tế sa sút, song bên cạnh đó nạn mất mùa, đói kém thường
xuyên xảy ra triền miên làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực.
Đối
với công thương nghiệp, ngay từ đầu thế kỷ với một số biện pháp tích cực nền
công nghiệp của Việt Nam
đã phát triển nhất định và đạt được những thành tựu đáng kể và đã làm xuất hiện
các khu trung tâm buôn bán sầm uất. Nhưng từ giữa thế kỷ XIX, chính triều
Nguyễn chủ trương “ ức thương” dần dần “ bế quan tỏa cảng”. Triều đình nắm độc
quyền ngoại thương, quản lí các hầm mỏ
và công xưởng lớn, thi hành chính sách công tượng. Trong những thập niên đầu thế
kỷ XIX, triều Nguyễn còn cử nhiều quan lại cầm đầu phái đoàn đi các nước lân
bang để mua hàng hóa và giám sat tình hình hoạt động của tư bản nước ngoài.
Nhưng sự ràng buộc của chế độ phong kiến chuyên chế lại thêm sự uy hiếp ngày
càng tăng của chủ nghĩa tư bản thực dân
phương Tây khiến triều Nguyễn không dám vượt lên bằng những cuộc cải
cách và giao thương cởi mở đường cho công thương nghiệp phát triển mạnh. Và
cũng chính chính sách “ bế quan tỏa cảng” đã khiến cho nước ta bị cô lập với
thế giới bên ngoài và làm cho công thương nghiệp trong giai đoạn này bị đình
đốn nghiêm trọng.
1.2.2. Tình hình chính trị
Ngay
sau khi lên ngôi (1802), Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long đã tiến hành khôi
phục nền thống trị của họ Nguyễn trên toàn quốc gia thống nhất từ mũi Cà Mau
đến Ải Nam Quan.
Vận
mệnh quốc gia dân tộc nằm trong tay triều Nguyễn, dưới triều Nguyễn, vua là “
con trời” có uy quyền tuyệt đối. Giai cấp địa chủ và hệ thống quan lại cường
hào là rường cột của chế độ. Đối nội để tập trung quyền lực, Gia Long đặt lệ “
Tứ bất”. Đối ngoại, triều Nguyễn thực hiện chính sách thần phục phong kiến
Trung Quốc và “ bế quan tỏa cảng” mong chánh tư bản phương tây dòm ngó Việt
Nam. Gia Long và Minh Mạng đã khước từ tổng cộng 30 đoàn ngoại giao và ngoại
thương phương tây đã đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam . Một chính sách nội trị bảo thủ
và lạc hậu không làm cho năng lực nội sinh của đất nước được mạnh thêm thì với
chính sách ngoại giao “ đóng cửa” làm sao vương triều và quốc gia có đủ sức
đương đầu với những thử thách mới của chủ nghĩa tư bản thực dân đang ập tới, mà
đặc biệt là chủ nghĩa tư bản Pháp đã dòm ngó Việt Nam từ rất lâu rồi. Hệ thống
quản lí nhà nước rất quy cũ nhưng cũng rất quan liêu độc đoán, nạn quan tham
lam lại ngày càng công nhiên hoành hành.
1.2.3. Tình hình văn hóa – xã hội
Về nền tảng ý thức hệ, triều Nguyễn dựa trên cơ sở ý thức hệ Nho giáo –
Khổng giáo kết hợp với ý thức dân tộc phát triển và vận dụng nó trong các lĩnh
vực văn hóa một cách mềm dẻo. Về giáo dục, nền giáo dục triều Nguyễn đã tạo
điều kiện cho mọi người dân đi thi để có thể tham gia vào quan trường. Nội dung
học tập, giáo dục chủ yếu gắn bó với “ Tứ thư, ngũ kinh”…
Về
tôn giáo, nhà nước không khuyến khích phát triển nhưng trong cách cai trị của
các vua Nguyễn muốn kết hợp tinh thần của Nho và phật trong giáo dục nhân dân,
riêng đối với Kito giáo về sau ( thời Thiệu Trị trở đi ) thì tôn giáo này bị
cấm và hạn chế phát triển.
Về
văn hóa, dưới triều Nguyễn có nhiều thành tựu về kiến trúc mang tầm di sản văn
hóa thế giới “ Công trình cố đô Huế”, “ Nhã nhạc cung đình”,... Các bộ lịch sử
của Quốc sử quán triều Nguyễn như: Đại Nam
thực lục, Đại Nam
liệt truyện,…Tuy nhiên, triều Nguyễn đã trở lại dùng chữ Hán làm ngôn ngữ nhà
nước và phương tiện giáo dục, hủy bỏ cải cách giáo dục của triều Tây Sơn trước
đó phát triển tiếng nói, chữ viết dân tộc.
Về xã
hội, đầu thế kỷ XIX triều Nguyễn đã nhanh chống khôi phục lại chế độ phong
kiến, và ổn định tình hình đất nước nhưng đến nữa thế kỷ XIX tình hình kinh
tế-xã hội trở nên lạc hậu. Khi thời đại tư bản chủ nghĩa đã xác lập trên phạm
vi toàn cầu, khi nguy cơ bị xâm lược bởi chủ nghĩa thực dân ngày càng đến gần,
triều Nguyễn – Vua Tự Đức đã làm mất khả năng ứng phó của dân tộc. Trong quá
trình trị vì các vua triều Nguyễn đã dùng pháp luật, quân đội và Nho giáo kìm
kẹp nhân dân về mọi mặt trong trật tự của nền chuyên chế cực đoan đã gây ra mâu
thuẫn xã hội. Và cũng chính những nguyên nhân đó đã khiến nhiều cuộc khởi nghĩa
của nhân dân chóng triều đình liên tiếp nổ ra như: Phan Bá Vành (1821-1827), Nông Văn Vân (1833-1835),…
CHƯƠNG II:
THÁI ĐỘ, TRÁCH NHIỆM CỦA TRIỀU NGUYỄN TRONG VIỆC ĐỂ NƯỚC TA RƠI VÀO TAY THỰC DÂN PHÁP CUỐI THỂ KỶ XIX
2.1 Thái độ
2.1.1. Khi Pháp nổ súng mở đầu xâm
lược nước ta 1-9-1858
Với âm mưu xâm lược Việt Nam
đã có từ trước, và thực dân Pháp xúc tiến mạnh mẽ việc xâm lược nước ta từ giữa
thế kỉ XIX.
Vào
ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp đã tấn công vào cửa biển Đà Nẵng của
nước ta, sở dĩ thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên vì Đà Nẵng
có một vị trí quân sự quan trọng, hải cảng rộng và sâu, thuận tiện cho tàu
chiến triển khai. Hơn nữa theo cách nhìn của giới quân sự Pháp, Đà Nẵng là cổ
họng của Huế, chỉ cách Huế 100km về phía nam, neeus chiếm được Đà Nẵng, người
Pháp có khả năng chiếm ngay kinh thành Huế, sớm kết thúc chiến tranh.
Giới
quân sự Pháp cũng được lời hứa hẹn rằng, Giám mục Peloranh đã hoạch định kế
hoạch lôi kéo giáo dân vùng ven biển Đà Nẵng nổi dậy, phối hợp với hải quân
Pháp khi vào trận. Nhưng sự thực, điều này đã không xảy ra.
VIỆC Đà Nẵng bị tấn coong khoong hề bất ngờ với triều
đình. Sách Dương sự thủy mạt đã ghi rằng, từ năm 1857, nhiều bản
điều trần đã dâng lên Tự Đức đề nghị triều đình cho tăng cường phòng thủ cho
hải cảng này. Theo kế hoạch đó, trên sông Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà được đắp
thêm hai đồn lũy kiên cố, đèo Hải Vân cũng được xây thêm các đồn phòng thủ, có
sẵn đá hộc chặn giặc. Quân số trên các đồn chính ở Đà Nẵng có lúc lên tới gần
5000, trang bị thêm đại bác mới…
Rạng
sáng ngày 1 tháng 9 năm 1858, không chờ quân triều đình trả lời tối hậu thư
liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà. Trước tình hình
đó, Tự Đức đã lập tức cách chức Tổng đốc Trần Hoàng và Hồ Đức, cử danh tướng
Nguyễn Tri Phương làm tổng đốc Quảng Nam cùng Chu Phúc Minh ra Đà Nẵng chặn giặc.
Nhưng ông không chủ trương tấn công tiêu diệt giặc mà ông đã chủ trương bao vây
giặc bằng cách xây dựng tuyến phòng thủ từ Hải Châu tới Thách Giản dài 4km nhằm
vây chặt Pháp không cho chúng đánh rộng ra. Mặt dù chiến thuật này không độc
đáo nhưng cũng làm cho quân Pháp bị giam chân trong 5 tháng liền, bị tiêu hao,
bị dịch bệnh hoành hành ( 200 tên chết trong vòng một tháng), khả năng được
tiếp ứng từ đất liền hoàn toàn không có.
Trong
tình trạng khó xử đó, R. Giơnuiy quyết định chuyến hướng, chỉ để lại một lực
lượng nhỏ ở bán đảo Sơn Trà, còn đại quân sẽ tiến vào Nam Kì mà đầu tiên là thành Gia
Định, sau nhiều ngày công phá các pháo đài Phúc Thắng, Lương Thiện,… có nhiệm
vụ bảo vệ thành. Đến trưa ngày 17 thực dân Pháp đã chiếm được thành Gia Định.
Nhưng cũng như ở Đà Nẵng thực dân Pháp không đủ sức bảo vệ thành, tướng Giơnuiy
đã ra lệnh đốt thành và đưa quân xuống đóng dưới tàu chiến đậu trên sông để
tránh quân ta phục kích.
Đến
tháng 02 năm 1859, Đô đốc Pagio được cử thay Gionuiy, nước Pháp lại đang sa lầy
ở Xyri, quân Pháp đành phải rút khỏi Đà Nẵng và Đà Nẵng được giải phóng, trong
khi đó cơ hội để hất cẳng Pháp khỏi Gia Định cũng rất là lớn như quân Pháp chỉ
có 1000 tên nhưng nằm rải rác trên một tuyến dài 10km. Nhưng tư tưởng sợ giặc,
“ chủ hòa” bắt đầu lan ra làm phân tán lòng người. Cũng chính tư tưởng này đến
ngày 23 tháng 03 năm 1862 ta bị mất thành Vĩnh Long.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được trước sức tấn công
ồ ạt của Pháp, ngay từ đầu, giai cấp phong kiến cầm quyền có trách nhiệm bảo vệ
độc lập dân tộc lại tỏ ra do dự thiếu quyết đoán và bất lực, trong nội bộ triều
đình đã sớm có sự phân hóa sâu sắc: Phái chủ chiến và phái chủ hòa.
Còn
đứng trên lập trường giai cấp phong kiến thống trị, hai phái trên lại có cách
giải quyết mâu thuẫn dân tộc khác nhau. Phái chủ chiến muốn dựa vào phong kiến
Trung Quốc để đánh đuổi bọn cướp nước xa lạ mà họ gọi là bạch quỷ ( quỷ trắng )
hay dương quỷ ( quỷ ngoài biển ). Tiếng súng của giặc đã nổ ầm bên tai mà triều
đình còn bận bàn cãi, nghị luận lung tung, kẻ hòa, người đánh, trên dưới đều
không nhất trí, đánh hòa không ngã ngũ. Nhưng tựu trung lại, ý kiến được nhiều
người tán thành là chủ hòa. Điều đó đã khẳng định một thực tế là ngay từ đầu,
đại bộ phận hàng ngủ quan lại phong kiến cầm quyền đã mang nặng tư tưởng thất
bại chủ nghĩa, chính tư tưởng này đã làm cho quân ta mất nhiều cơ hội để đánh
Pháp, hết Trần Hoàng đến Lê Đình Lý, Phạm Khắc Thận,… cuối cùng cả danh tướng
Nguyễn Tri Phương cũng tỏ ra “ án binh bất động” chỉ chủ trương bao vây địch
ngoài mé biển mà không chủ động tấn công địch vì đây cũng là do thái độ do dự
không dức khoát của hai phái trong triều đình nhà Nguyễn.
Nhưng
cũng cần nói rằng những điều kiện phòng thủ và tấn công địch trên mặt trận Đà
Nẵng không phải là ít. Ngay từ đầu khi quân Pháp tấn công vào cửa biển Đà Nẵng
đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của triều đình và nhân dân ta, khiến cho
quân Pháp gặp nhiều khó khăn, buộc Pháp phải “ án binh bất động” trong thời
gian dài, như tướng Giơnuiy nhận đinh rằng: “ Nếu họ đánh mạnh thì họ đã đánh
bại chúng tôi lâu rồi” cũng chính thái độ do dự của triều đình đã khiến cho ta
mất nhiều cơ hội tiêu diệt Pháp khi Pháp đang gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó
do sự nhìn nhận tình hình của triều đình không đúng và không có kết hợp được
với sức mạnh toàn dân để đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
2.2.1.
Trong công cuộc canh tân đất nước
Đến những năm 40-50 của thế kỷ XIX ,
mà đặc biệt là những năm trước khi Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất trong
triều đình đã rộ lên những phong trào cải cách đất nước, đặc biệt là những sĩ
phu công giáo có cơ hội đi ra nước ngoài như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Hiệp, Đặng
Công Trứ,…nhất là Nguyễn Trường Tộ. Những người này thấy rõ sự trì truệ của đất
nước, sự bảo thủ của giới “hủ nho: và Nho giáo, sự tai hại của chính sách đóng
cửa và đặc biệt là quay lưng lại với những tiến bộ kỹ thuật của văn minh phương
tây. Phần lớn họ vẫn chấp nhận chế độ phong kiến, nhưng đều muốn nước ta đi
theo con đường Minh Trị Duy tân của Nhật Bản
Trong tất cả những đề xuất của nhà
nho yêu nước Việt Nam
trong nửa đầu thế kỉ XIX, đáng chú ý hơn cả là dự án canh tân của Nguyễn Trường
Tộ. Dự án của ông khiến cho không ít những người đương thời và hậu thế tán đầu
và khâm phục, vì, theo họ, đó là một kế hoạch đổi mới toàn diện đất nước, nếu
được thực thi, có thể xoay chuyển được tình hình đất nước lúc bấy giờ. Năm mươi tám bản điều trần trong tám năm
(1863-1871) mà Nguyễn Trường Tộ gửi cho triều đình Huế là cả một bản kế hoạch
đồ sộ, hy vọng để xoay vần đất nước mà người đời sau hết lòng thán phục. Nội
dung bản điều trần của ông nổi lên bốn vấn đề chính: Cải cách kinh tế, văn hóa
và giáo dục, quân sự, chính trị ngoại giao. Đó là đề nghị mà Nguyễn Trường Tộ
đã dồn cả tâm huyết và trí lực sáng tạo nên, và điều đáng ngạc nhiên là nó
không thua kém gì các nội dung cải cách của các nước láng giềng lúc bấy giờ.
Vậy, vấn đề đặt ra: Thái độ của triều
Nguyễn như thế nào khi xem xét những ý kiến đó của Nguyễn Trường Tộ? Hay vì sao
kế hoạch cải cách đồ sộ của ông lại không được thực hiện? Có phải ông thiếu
kiên trì và nhiệt thành đệ trình bản kế hoạch lên nhà vua hay không? Hay vì Tự
Đức nhất mực khước từ đề nghị này? Lâu nay và không ít ý kiến giải đáp cho rằng
tất cả là do nhà Nguyễn mà đại biểu là Tự Đức.
Công bằng mà nói, không phải Tự Đức
quay lưng hoàn toàn với cải cách . Ông đã đã đọc các điều trần và thái độ không
phải lúc nào cũng thờ ơ với những điều tâm huyết trong cải cách. Trong thực tế,
nhà vua cũng đã thi hành một số cải cách trong
các lĩnh vực kinh tế ( như mở các mỏ than, sắt; định ngạch thuế trong
thương mại, lập Ty bình chuẩn trông coi công việc buôn bán; mua sắm vũ khí,
dịch tài liệu quân sự nước ngoài để huấn luyện quân đội; phê chuẩn việc học
tiếng nước ngoài; đưa người ra nước ngoài học tập, giao lưu với một số nước…).
Khi đám quần thần bàn lùi trong thực thi cải cách thì ông dụ rằng “ Xét việc
thì nên cẩn thận và suy nghĩ cho chính, nhưng cũng nên làm thế nào cho tiến bộ,
chứ không tiến là thoái vậy!” [9, tr. 138]. Tuy nhiên, ông cũng là một ông vua
thiếu quyết đoán, chủ yếu dựa vào ý kiến của các triều thần như: Có lúc trước
những đề nghị canh tân dồn dập của Nguyễn Trường Tộ thì ông lại cho rằng: “
Nguyễn Trường Tộ quá tin vào những lời hắn đề nghị. Nếu cần phải canh tân thì
ta cứ làm từ từ. Tại sao lại thúc dục nhiều đến thế khi mà những khôn phép cũ
của ta cũng rất đầy đủ để điều khiển quốc gia rồi” [9, tr. 141]. Vì thế, những
đề án cải cách thường bị cho vào ngăn tủ rồi bị lãng quên hoặc nó được thực thi
ở những điểm nào đó, nhưng cũng chỉ là nửa vời, vớt vát, không mang lại kết
quả.
Không thể trách một mình vua Tự Đức.
Ngôi nhà mà các nhà canh tân thiết kế trông đồ sộ nhưng lại thiếu một nền móng
vững chắc, thiếu một người chỉ huy thi công- đó là một chính quyền đủ mạnh, có
thể đảm đương việc triển khai canh tân. Và thực tế Việt nam cuối thế kỷ XIX
cũng đã chứng minh điều đó: Một bộ máy nhà nước dựa vào đám quần thần bảo thủ,
lạc hậu, một ông vua thiếu quyết đoán, không dám vượt lên những lời bàn của đám
hủ nho thì những đề nghị cải cách của những nhà canh tân, trong đó có Nguyễn
Trường Tộ trở nên lạc lỏng và bị rơi vào im lặng là điều tất yếu.
Ví dụ: Nếu so sánh với Nhật Bản với
Xiêm thời điểm mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị cải cách, Việt Nam chưa có một cấu trúc chính trị
- xã hội tiên tiến như Nhật Bản, kể cả Xiêm. Trong lúc Âu – Mỹ, khoa học – kỹ
thuật phát triển nhanh chóng, nền kinh tế thay da đổi thịt với những thành tựu
đáng kinh ngạc, thể chế chính trị chuyển sang một cấu trúc mới – tư bản chủ
nghĩa…thế mà ở Việt Nam
triều thần quanh vua Tự Đức chỉ lo tầm chương trích cú, rửa bút mài nghiên theo
lối cổ hủ, bàn đến quốc sự thì lấy nghêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu xa xưa của
Trung Quốc làm gương, tự vỗ ngực là văn minh, chê bai thiên hạ…Khi đất nước bị
đe dọa thì phái ngoài, vua hỏi kế sách thì tất cả im lặng; khi nước ngoài cải
cách tác động vào và nhiều nhà canh tân Việt Nam đưa ra những điều trần đổi mới
thì triều thần cho là nói càn, bản nhảm…thì những tư tưởng trên bị thất bại là
điều tất yếu mà thôi.
Bên cạnh đó, triều đình Nguyễn mà đặc
biệt là Vua Tự Đức vẫn chưa tin tưởng ở Nguyễn Trường Tộ để tiến hành thực hiện
cải cách thông qua thái độ của Tự Đức khi xem xét bản điều trần của Nguyễn
Trường Tộ như: “ Những lời tê Tộ thật đã khám phá sự tình. Nhưng y vốn không
phải tộc loại với ta, tình ý chưa tin nhau, vội vàng thi hành e chưa tiện” [8,
tr. 217]
“ Không phải tộc loại” vì Nguyễn
Trường Tộ là sĩ phu Công giáo. Và công giáo trong giai đoạn này là một vấn đề
làm xói mòn sức chiến đấu của nhân dân ta. Đây là một chiêu bài của thực dân
Pháp để hòng chia rẽ, hủy hoại từ bên trong sức lực của triều đình, của dân
chúng ta. Từ việc kích động dân công giáo nổi dậy.
Nhưng! Nói gì đi nữa việc thất bại “
cơ hội” để nước thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp, hay nói đúng hơn là
thất bại trong công cuộc canh tân đất nước, để nước ta dần dần rơi vào tay thực
dân Pháp, nhà Nguyễn phải một chịu một phần trách nhiệm trong việc biến việc
mất nước từ không tất yếu trở thành tất yếu.
2.1.3
Khi kí kết các hiệp ước đầu hàng
Để tìm hiểu về thái độ của triều đình
Nguyễn khi kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp.
Vấn đề đặt ra: Vì sao nhà Nguyễn ký
các hiệp ước đầu hàng trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược
(1858-1884).
Như chúng ta đã biết, thực dân Pháp
đã có âm mưu xâm lược nước ta từ khoảng thế kỷ XVII, nhưng chưa có điều kiện để
thực hiện. Đến giữa thế kỷ XIX, viện cớ nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo,
giết đạo, chính phủ Pháp đẩy mạnh kế hoạch chiến tranh xâm lược Việt Nam .
Trước nguy cơ xâm lược của một kẻ thù mà nhà Nguyễn đã dựa vào để đánh bại Tây
Sơn, lại có ý thức cảnh giác với âm mưu xâm chiếm của chúng, công bằng mà nói,
đã chuẩn bị và tiến hành kháng cự khi thực dân Pháp dám đến gần. Khi liên quân
Pháp-Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, triều đình đã vội điều binh khiển tướng tăng
cường cho mặt trận Quảng Nam
để kiên quyết đánh giữ. Bên cạnh đó vua Tự Đức còn dụ thuyền tìm mưu kế hay
trong quan dân đế chống lại thực dân Pháp xâm lược. Tuy vậy, triều đình Huế vẫn
còn mơ hồ về âm mưu và hành động xâm lược của Pháp. Bản thân vua Tự Đức khi
thấy quân Pháp chiếm đóng mãi ở Gia Định đã nói với Viện cơ mật rằng: “ trước
kia trẫm nghĩ là người Tây dương đến Gia Định, đã no chán thỏa thích rồi, thì
tất lui. Không ngờ chúng thực có lòng cố giữ” [9, tr. 477]. Còn các quan trong
triều ( thuộc phái chủ hòa ) thì hầu hết cho rằng người Tây đánh ta chỉ để đạt
được mục đích tự do thông thương và truyền đạo, mà không hiểu rằng đó chỉ là
cái cớ để chúng thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. Khi thực dân Pháp bị tướng
Nguyễn Tri Phương giam chân ở Đà Nẵng thì Giơnuiy đã chuyển hướng quân tấn công
vào Gia Định. Đầu năm 1962, phong trào kháng chiến của nhân dân đang dân cao, do
không nắm được tình hình thế giới đến đầu tháng 5 năm 1862 triều đình Tự Đức
xin “ nghị hòa” với quân Pháp, do không nắm được thực dân Pháp đang gặp khó
khăn trước sự thất bại tại chiến trường Mê-hi-cô cùng cuộc chiến tranh hao tài
tốn của ở Trung Quốc, chính điều này đã làm thực dân Pháp cũng phải thốt lên: “
May mắn thay, đang lúc phải đón đợi lấy một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu kí
hòa ước”.
Với việc kí hòa ước 1862 đã gây tình
trạng bất bình trong nhân dân, rồi tiếp đó là các hiệp ước khác như: hiệp ước
bất bình đẳng 1874 và hiệp ước Pa- tơ-n ôt
năm 1884. Và hiệp ước này cũng đánh dấu một điều là nước ta hoàn toàn rơi vào
tay thực dân Pháp.
Vậy, do có tư tưởng cầu hòa từ trước
nhà Nguyễn đã không dùng những chính sách cứng rắng để chống lại một đế quốc
hùng mạnh xâm lược đó là đế quốc Pháp, hơn nữa trong nội bộ triều đình lại luôn
luôn mâu thuẫn với nhau không thể phát huy được sức mạnh toàn dân để đánh Pháp,
còn những người cầm đầu thì do dự thiếu quyết đoán nên không thể đưa ra một
chính sách phù hợp để chống kẻ thù. Chính sự thiếu thống nhất đó đã bị thực dân
Pháp lợi dụng thừa lúc vua Tự Đức mới qua đời, triều đình đang bối rối, quân
Pháp kéo vào tới sát kinh thành Huế mà triều đình vẫn đang lục đục trong việc
chọn người kế vị ngôi vua. Bởi vậy nên khi Pháp đưa ra các hiệp ước đã soạn
thảo sẵn, triều đình Huế chỉ còn cách ngoan ngoãn chấp nhận mà thôi, mà không
có biện pháp lâu dài, toàn diện, bỏ lở nhiều cơ hội khi Pháp cũng nhiều khó
khăn, như chiến tranh Pháp – Phổ (1870); không thể và không cùng nhân dân kháng
chiến chống Pháp.
Xét toàn bộ điều kiện khách quan và
chủ quan tác động đến việc kí hiệp ước, ta thấy triều Nguyễn đã gặp khó khăn
hơn là thuận lợi. Hơn nữa, triều Nguyễn lại không biết xử lý tốt mối quan hệ
giữa khó khăn và thuận lợi, thường lấy khó khăn làm lý do biện minh cho các
hành động hèn nhát để thúc đẩy việc ký hiệp ước nhưng lại chưa tận dụng được cơ
hội tận dụng nào để chuyển bại thành thắng, tạo sức ép với kẻ thù trên bàn
thương lượng.
Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách
khách quan rằng chế độ phong kiến Việt Nam
lúc đó đã khủng hoảng sâu sắc, nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt nên khó
có khả năng chống đỡ trước sự tấn công của tư bản phương Tây. Nhưng chính giai
cấp phong kiến thống trị nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm về sự suy yếu đó.
Những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự
phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước
cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách
quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của
triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể
chối cải được.
2.2. Trách
nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế
kỷ XIX
Trước đây, do nhận thức vấn đề chưa đầy đủ, đã từng có những đánh giá
khá nặng nề về triều Nguyễn, như cho là “ phản động toàn diện”, hà là “ cõng
rắn cắn gà nhà” là “ rước vuoi về day mã tổ”, để rồi cam tâm bán nước cho giặc.
Giờ
đây, với cái nhìn mới, cùng với sự phân tích các sự kieenj lịch sử một cách
khoa học khách quan, đã có một số ý kiến tương đối nhất trí về cách đánh giá
nhà Nguyễn tgrong lịch sử.
Trước
hết cần phải đặt triều Nguyễn – cũng như sự xâm lược của tư bản phương Tây nói
chung – trong đó có tư bản Pháp vốn có nhiều quan hệ với Việt Nam từ sớm thông qua các hoạt động
liên tục và ngấm ngầm trong nhân dân của đội giáo sĩ và thương nhân kiêm gián
điệp – trong bối cảnh chung của lịch sử thế giới là cuộc chạy đua ráo riết giữa
các nước tư bản chủ nghĩa săn tìm các thuộc địa. Khu vực Đông Nam Á – trong đó có Việt Nam , với các điều kiện đất rộng,
người đông, tài nguyên phong phú luôn luôn là đối tượng dòm ngó, săn lùng, là
miếng mồi ngon cho bọn tư bản háu lợi. Việt Nam cùng các nước trong khu vực
phải đối đầu với nguy cơ xâm lược; và cuối cùng trước sức tấn công quyết
liệt của bè lũ tư bản phương Tây có ưu
thế tuyệt đối vè vũ khí đều lần lượt bị chúng thôn tính, chỉ trừ Thái Lan nhờ
nằm vòa một vị trí trái độn giữa hai tên đế quốc đẩu sỏ Anh – Pháp nên vẫn giữ
được nền độc lập hình thức, nhưng về thực chất vẫn nằm gọn trong hai tay đế
quốc đầu sỏ.
Có
thể khẳng định bối cảnh chung được giới thiệu trên là một nguyên nhân khách
quan sẽ dẫn tới việc thực dân nổ súng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam
(1858). Đó là nguyên nhân khách quan từ ngoài áp đặt tới, ngoài ý muốn chủ quan
của chính quyền và nhân dân các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam .
Đối
với Việt Nam ,
ngoài nguyên nhân khách quan chúng được nêu trên, còn có một nguyên nhân chủ
quan mà các nước trong khu vực đều không có. Đó là việc Nguyễn Ánh trên con
đường lưu vong trước sức tấn công của nghĩa quân Tây Sơn, đã phải bán víu vào
tư bản Pháp háu lợi đang cùng tư bản các nước khác chạy đua tìm kiếm thuộc địa
trong khu vực Viễn Đông. Về vấn đề này, gần đây trong hội thảo cũng có ý kiến
cho rằng việc đi cầu cứu ngoại bang chẳng qua cũng như ở nông thôn “ cháy nhà
van xóm” thôi, không đáng trách cứ! Trong cuộc tranh chấp quyền lợi, việc tranh
thủ đồng minh cũng là lẻ thường, trước kia
đã có, mà ngày nay vẫn có. Nhưng vấn đề thái độ xử lý sau khi đã thắng lợi phải
như thế nào đế chính kẻ đồng minh mới của mình không thể lợi dụng tình hình để
mưu lợi. Trong việc này, nói gì thì nói ta phải công nhận rằng thái độ và cách
cư xử của vua Gia Long – Và các vua sau đều có ý cảnh giác cao đối với thực dân
Pháp. Ngày sau khi đánh bại Tây Sơn để lên cầm quyền Gia Long đã “ trả ơn” cho
một số giáo sĩ Pháp có công giúp ông ta. Ông giữ lại vài người làm quan trong
triều, phong cho các chức quan cao cấp, biệt đãi hậu hĩ, nhưng với ý thức cảnh
giác cao gần như ông đã cô lập được số người này ngay tại triều đình, theo dõi
sát sao và kiểm tra chặt chẽ những quan hệ của bọn Chaignesu, Vannier…trong mối
quan hệ với các phái viên của chính phủ Pháp. Chính vì vậy mà giờ đây chúng ta
có quyền nói là với việc làm của các vua triều Nguyễn, đặc biệt là ông vua Gia
Long, không thể nói là có việc “ cõng rắn cắn gà nhà”, “ rước voi về dày mã tổ”
mang tính tự nguyện.
Tất
nhiên cũng phải công nhận là dù sao việc Gia Long tranh thủ sự viện trợ của Pháp cũng là một cơ hội tốt
cho Pháp để ngày càng tăng cường chú ý đến Việt Nam , tìm cách xâm nhập ngày càng
sâu sắc bằng hai con đường truyền giáo và buôn bán để đến khi có thời cơ thì
hành động. Vì vậy cũng có thể khẳng định rằng đó là một nguyên nhân chủ quan sẽ
dẫn tới cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp vào giữa thế kỷ XIX, một nguyên nhân
tuy rằng chủ quan, nhưng hoàn toàn ngoài ý muốn của Nguyễn Ánh khi tranh thủ sự
giúp đỡ quân sự của giặc Pháp.
Nguyên
nhân chủ quan và khách quan là như vậy, nhưng các nguyên nhân đó hoàn toàn
không quyết định việc nước ta bị tư bản Pháp thôn tính. Mà việc mất nước Việt Nam
vào tay Pháp vào giữa thế kỷ XIX lại do trách nhiệm chủ quan của triều đình nhà
Nguyễn – nói triều đình nhà Nguyễn lúc này không phải chỉ có mấy ông vua mà là
cả cái bộ máy quần thần quan liêu, bảo thủ nặng nề, nhất nhất mọi xử sự và hành
động đều theo tư tưởng Tống Nho hẹp hòi và cổ hủ.
Có ý
kiến khẳng định rằng việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp hồi giữa thế kỷ XIX
là do trình độ dân trí Việt Nam
quá thấp kém so với kẻ thù xâm lược, “ chỉ là vì văn minh nông nghiệp của Á
Đông hết sức lạc hậu, yếu hèn; mà văn minh khoa học cũng cơ giới của Tây Phương
lại quá mạnh mà thôi” [9, tr. 49]. Khẳng định như vậy thì còn gì là trách nhiệm
chủ quan của nhà Nguyễn trong việc bảo vệ đất nước, vì một lý do có tính chất “
định mệnh”, bất khả kháng rồi. Nói như vậy là việc mất nước có tính tất yếu, kẻ
yếu phải thua kẻ mạnh, người văn minh phải chiến thắng người lạc hâu.
Để
làm rõ được trách nhiệm chủ quan của triều Nguyễn trong việc để mất nước vào
cuối thế kỷ XIX, phải thấy được việc mất nước là một quá trình từ không tất yếu
cuối cùng đã chuyển thành tất yếu, có nghĩa là buổi đầu tư bản Pháp nổ súng xâm
lược, khả năng đánh bại chúng dưới lá cờ của triều đình không phải là không có,
mà do chính những chính sách ai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề
kháng và chiến thắng của quân dân ta ngày càng tiêu mòn, kẻ địch lấn lướt từ
bước này tới bước khác để cuối cùng nuốt gọn nước ta. Chứng cớ là trong thời kỳ
đầu tấn công xâm lược nước ta, chúng đã vấp phải sức ngoan cường của quân dân
ta chiến đấu dưới lá cờ của triều đình, tình hình chúng có lúc vô cùng nguy
ngập và đã tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt tại chỗ. Thế
nhưng chính trong quá trình chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc đã ngày càng
bộc lộ sự bất lực và phản động của triều đình Nguyễn chỉ sau một thời kỳ ngắn
lãnh đạo nhân dân để chiến đấu-rõ ràng không ngoài mục đích giữ ngai vàng của
dòng họ -đã nhanh chống trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa để có thể đối
phó với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước ngày càng phát triển do hàng
loạt chính sách sai lầm của nhà cầm quyền, đói nội thì triệt để bóc lột nhân
dân đến xương tủy để phục vụ cho cuộc sống xa hoa phung phí của bè lũ, kết hợp
với thẳng tay đàn áp nhân dân các địa phương, đối ngoại lại thực hiện chính
sách bành trướng đói với hai nước láng giềng sau lưng trong lúc yêu cầu chung
của lịch sử ba nước bán đảo Đông Dương là phải đoàng kết với nhau để chóng lại
dẻ thù chung. Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà
bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí
có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có
thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng.
Nhận
định tình hình nước ta khi Pháp phát động chiến tranh xâm lược, có thể khẳng
định chế độ phong kiến ở Việt Nam
đang ngày càng suy yếu, lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân ta bị sự
thống trị của nhà Nguyễn hủy hoại, chí có thể cứu vãn nguy cơ mất nước nếu nhà
cầm quyền sớm biết mở đường cho xã hội tiến lên theo hướng mới, tăng cường lực
lượng vất chất và tinh thần trong nhân dân để có đủ khả năng bảo vệ đất nước.
Muốn vậy chỉ có thể thực hiện được bằng cách điều chỉnh các mối xung đột của
địa chủ với nông dân, giữa giai cấp phong kiến ngoan cố với những thành phần tư
sản chớm nở, chấn chỉnh quân đội, cố kết nhân tâm, một yêu cầu mà nhà Nguyễn
với tất cả những tồn tại và hạn chế của nó hoàn toàn không có khả năng đáp ứng.
Kết
quả là tư bản Pháp đã có thể vượt qua những khó khăn không ít và không nhỏ của
chúng để cuối cùng nuốt gọn Việt Nam .
Để
kết luận, có thể khẳng địn rằng Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XIX
đã bị đặt vào tình trạng khủng hoảng vai trò lãnh đạo, triều Nguyễn bằng những
chính sách phản động đã tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, đối lập sâu sắc
với nhân dân cả nước, ngày càng lún sâu vào con đường ngượng bộ, cầu hòa, và cuoois cùng cấu kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp,
bốc lột nhân dân. Đó là trách nhiệm, đó cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước
dân tộc, trước lịch sử. Nhà nguyễn phải chịu trách nhiệm một phần trong việc để
nước ta rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX.
PHẦN KẾT
LUẬN
Qua sự phân tích trên chúng ta có thể thấy được triều Nguyễn là triều
đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam , cũng là triều đại có công lẫn
có “ tội”.
Cái “
công” ở đây được thể hiện ở việc trong suốt 143 năm tồn tại triều Nguyễn cũng
có những đóng góp nhất định cho dân tộc đó là dưới triều Nguyễn đất nước được
thống nhất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, chính triều Nguyễn đã biên soạn những
bộ sử học đồ sộ và xây dựng nên những công trình kiến trúc mà hiện nay được
công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Đó là mặt tích cực còn mặt tiêu cực
của triều đại phong kiến cuối cùng này được thể hiện ở cái “tội” trước lịch sử
dân tộc như chính triều Nguyễn đã làm cho tiềm lực của đất nước ngày càng kiệt
dần trước âm mưu xâm lược xâm thực dân Pháp. Dù một điều không thể phủ nhận là
các vua Nguyễn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và thực hiện những
biện pháp nhằm củng cố triều đại và bảo vệ quốc gia. Nhưng các vua nhà Nguyễn
lại lựa chọn đường lối không phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội Việt Nam đặt
ra, để rồi không phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng cũng phải nhìn
nhận một cách khách quan rằng chế độ phong kiến Việt Nam lúc đó đã khủng hoảng sâu sắc,
khủng hoảng về mọi mặt khó có thể chống đở nổi trước âm mưu và hành động xâm
lược của một đế quốc hùng mạnh – Pháp. Nhưng chính giai cấp phong kiến phải
chịu về sự suy yếu này, trong triều kẻ bàn hòa, người bàn đánh, khi giặc đánh
tới kinh thành mà còn mơ hồ không có cách đối phó, để rồi dần dần nước ta bị
rơi hoàn toàn vào tay Pháp. Còn người đứng đầu – vua Tự Đức tuy có ý cải cách
đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhưng lại thiếu quyết đoán luôn
luôn trong chờ vào ý kiến của quan lại trong triều, để rồi những cải cách của
các nhà yêu nước như Nguyễn Trường Tộ với 58 bản điều trần nhưng cũng bị lãng
quên trong ngăn tủ.
Yêu nước nhưng không có biện pháp
đúng đắn, sáng tạo để giữ nước, cuối cùng chính triều Nguyễn đặc biệt là vua Tự
Đức đã làm cho việc mất nước từ không tất yếu trở thành tất yếu. Đây là trách
nhiệm mà cũng là “tội”, mà triều đại phong kiến cuối cùng này phải chịu trước
dân tộc.